Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Dàn ý bài văn thuyết minh

1. Bố cục

- Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tuỳ theo từng thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu).

-  Thân bài: Lần lượt thực hiện các yêu cầu trọng tâm: Kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận...

-  Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩa trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

@1281514@

2. Thực hiện các yêu cầu sau

a) Bố cục ba phần có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh không? Vì sao?

b) So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

c) Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài) dưới đây có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?

- Trình tự thời gian (từ trước đến nay,...).

- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới,...).

- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,...).

- Trình tự chứng minh - phản bác (hoặc phản bác - chứng minh).

Trả lời:

a) Bố cục ba phần là phù hợp. Bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc và trình bày sự việc.

b) * Mở bài:

+ Điểm giống nhau là: cùng có chức năng giới thiệu.

+ Khác nhau:

- Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến).

- Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh.

* Kết bài:

- Điểm giống nhau: chúng biến hoá năng động và nhiểu khi chỉ phần cuối của của nội dung chính.

- Điểm khác nhau:

+ Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

+ Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

c) Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Vì:

- Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

- Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

@1281585@

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Đề bài: Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu với người đọc về một danh nhân văn hoá, một tác giả văn học hoặc một nhà khoa học mầ anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu.

1. Xác định đề tài

- Sẽ viết bài thuyết minh để giới thiệu và nhằm đảm bảo được các yêu cầu nêu ở đề bài:

+ Đó là một danh nhân văn hoá.

+ Đã là người mà anh (chị) đã thích và tìm hiểu.

- Có thể tìm và xác định đề tài theo những hướng sau:

+ Năm 2005 là năm mang tên nhà bác học Anh-xtanh. Có thể tìm hiểu để viết bài về nhà khoa học vĩ đại này.

+ Anh (chị) đã vì yêu thích mà tìm hiểu kĩ về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của các văn nhân, hãy viết bài giới thiệu về một trong những văn nhân đó.

2. Lập dàn ý

a) Mở bài

- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào).

- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).

- Thu hút chú ý của người đọc với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,... rất cần tìm hiểu, rất cần biết rõ).

b) Thân bài

- Tìm ý, chọn ý: Cung cấp những tri thức chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả nhà khoa học đó đến với người đọc.

- Sắp xếp ý: Cần bố trí các ý sao cho trật tự trước sau, trật tự logic... giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.

c) Kết bài

- Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.

-  Muốn lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả cần có những từ ngữ ấn tượng, lịch sử, xã giao... trong kết thúc bài.

@1281718@

3. Ghi nhớ

Để việc lập dàn ý cho bài thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải:

- Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý.

- Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.

- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

@1281661@