Phương pháp thuyết minh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Điều quan trọng để làm tốt một bài văn thuyết minh là phải hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh, phải thực lòng mong muốn truyền đạt những tri thức ấy.

- Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh.

- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh:

+ Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh.

+ Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh.

@1749380@

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới.

(1) Ông (Trần Quốc Tuấn - NBS) lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự [...]

(Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập II,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985)

(2) Ba-sô là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII. Ba-sô là bút danh. Trong thực thế, đây là bút danh của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Mu-nê-phu-sa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tô-sây, có nghĩa là "Đào xanh", để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lí Bạch (705 - 762) - vì hai chữ "Lí Bạch" vốn có nghĩa là "Mận trắng". Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới lấy bút danh là Ba-sô.

(Theo Hàn Thuỷ Giang, Thi sĩ Ba-sô và "Con đường hẹp thiên lí",

Báo Vietnamnet, ngày 20 - 11 - 2005)

(3) Trung bình, người ta có từ 40.000 đến 60.000 tỉ tế bào, nghĩa là 10.000 lần nhiều hơn số cư dân sống trên Trái Đất hiện nay. Những tế bào này được cấu tạo bởi 6 triệu tỉ tỉ phân tử, nghĩa là 60 lần nhiều hơn số tinh tú trong vũ trụ. Những phân tử lại được tạo thành từ 1 tỉ tỉ nguyên tử. Một con số khổng lồ, tương đương với số tinh tú có trong 10.000 vũ trụ như vũ trụ của chúng ta. Nếu mỗi nguyên tử dài 1 mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km ! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ.”

(Theo Con người và con số,

Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 327).

(4) Nhạc cụ của điệu hát này (hát trống quân – NBS) giản dị không chỗ nói: đàn kìm, đàn nhị, đàn sến,... hết thảy đều là đồ bỏ. Tất cả nhạc cụ chỉ gồm một cái hố sâu, có cái thùng bằng thiếc úp trên, trên thùng có một sợi dây kẽm dài chừng năm sáu thước căng giữa hai cái cọc. Cầm mảnh gỗ, gõ khẽ một chút vào đầu dây, cái dây bật vào thùng phát ra một thứ âm thanh giòn giã nhịp theo tiếng hát thật duyên dáng:

                                            Thình thùng thình

                                            Một đàn cò trắng bay tung, 

                                            Bên nam bên nữ ta cùng cất lên,

                                            Cất lên một tiếng linh đình,

                                            Cho loan sánh phượng, cho mình sánh ta...

(Theo Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

❓Câu hỏi:

a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích dưới đây đã sử dụng những phương pháp nào.

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

Trả lời:

a. - Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thuỷ Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

- Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề Con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. - Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Với việc sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, có sức thuyết phục.

- Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và "Con đường hẹp thiên lí" thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần hiểu biết là nghĩa của các bút danh ấy. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách rõ ràng.

- Đoạn trích (3) Con người và con Sớ trên tạp chí Kiến thức ngày nay thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (/ tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú... và đi đến kết luận: “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750km! May thay, điểu này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ". Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

- Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bàng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quán. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

@1749450@

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh" đã dẫn ở trên và trả lời câu hỏi:

-  Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa? (Gợi ý: Hãy xét xem thông tin “là bút danh” có nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp người đọc phân biệt được Ba-sô với các nhà thơ, nhà văn khác hay không?)

- Trong câu văn “Ba-sô là bút danh”, tác giả đã thuyết minh bằng cách chú thích. Vậy thế nào là thuyết minh bằng cách chú thích? So với cách thức thuyết minh bằng định nghĩa, cách thức thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và những ưu điểm gì? Hãy tìm thêm 1-2 ví dụ khác về cách thức thuyết minh này.

Trả lời: 

- Câu "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

- Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều co cấu trúc cơ bản: "A là B". Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá “đủ lớn để che cho một ẩn sĩ”. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt máu xanh tả tơi vì gió. Ong viết: “Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá”. /.../.

Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là ba-sô, và không lâu sau, các đẹ tử đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Ba-sô-an, hay Lều Cây Chuối, hay Am Ba Tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây mà ông yêu mến?

(Theo Hàn Thuỷ Giang, 

Thi sĩ Ba-sô và “Con đường hẹp thiên lí”, Tlđd)

❓Câu hỏi:

- Đoạn văn được viết để nói về: (1) niềm say mê cây chuối của Ba-sô; (2) lai lich của bút danh Ba-sô. Theo anh (chị), trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Vì sao?
- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân- quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả? Vì sao có thể nói rằng mối quan hệ ấy đã được trình bày một cách hợp lí và sinh động, để nhờ đó, hình ảnh của thi sĩ Ba-sô có thể hiện lên cụ thể, hấp dẫn hơn?

Trả lời:

- Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

- Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

- Để lựa chọn phương pháp thuyết minh cần căn cứ vào mục đích thuyết minh.

- Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm: đạt được mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của đối tượng, làm cho người đọc/nghe dễ tiếp nhận và cảm thấy hứng thú.

@1749504@

IV. Ghi nhớ

1. Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.

2. Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân - kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,...

3. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

@1749563@