Luyện tập viết một đoạn văn thuyết minh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đoạn văn thuyết minh

1. Nhắc lại kiến thức

a. Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.

b, Đoạn văn cần đảm bảo:

- Tập trung làm rõ ý chung, thống nhất và duy nhất

- Liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước, sau đó

- Diễn đạt chính xác, trong sáng

2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh

- Giống nhau: đều đảm bảo cấu trú thường gặp của một đoạn văn.

- Khác nhau: đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự

- Văn bản thuyết minh nặng về tư duy khoa học.

- Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.

3. Câu trúc đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...

@1749631@

II. Viết đoạn văn thuyết minh

 Viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm vàn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

1. Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết

 - Trước hết, cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn để nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh.

- Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm)

b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

- Giói thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

c. Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, âm hưởng của tác phẩm).

2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn

 a. Trước khi viết cần xác định được:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn vãn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

- Có thể học tập cách thuyết minh định nghĩa về thời gian của Anh-xtanh qua đoạn văn sau:

    Với Anh-xtanh, thời gian [...] trở nên co dãn khi nó tỏ ra phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu ta chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Chẳng hạn, một người ở trên con tàu vũ trụ bay với một vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng sẽ thấy thời gian chậm lại một nửa. Anh ta sẽ già đi chậm hơn hai lần so với người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất. Người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất có nhiều nếp nhăn và tóc bạc sớm hơn anh ta. Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. Đó là nghịch lí cặp sinh đôi của Lăng-giơ-vanh (tên của nhà vật lí người Pháp phát biểu nghịch lí này). /…/ Ở 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần. Ở 99,9% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 22,4 lần.

(M.Ri-các – Trịnh Xuân Thuận, Cái vô hạn trong lòng bàn tay.
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

b) Viết và sửa chữa:

Viết toàn bộ đoạn văn ra giấy nháp, sau đó kiểm tra xem:

- Chủ đề của đoạn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không;

- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh có hợp lí không;

- Các câu trong đoạn có trong sáng và liên kết với nhau không;

- Làm thế nào để sửa chữa những lỗi của đoạn văn (nếu có).

@1749700@

III. Ghi nhớ

Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải:

- Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

- Có đủ tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.

- Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.

- Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh vầ diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

@1749784@