Nội dung lý thuyết
- "Tự sự (kể chuyện) là phương thức tringh bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa".
- Từ điển tiếng Việt giải thích: sự việc là "cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác".
- Mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu, nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô dậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
- Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
- Chi tiết là "tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng". Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung,... Những chi tiết đặc sắc tập trung thể rõ nét sự việc tiêu biểu.
=> Chọn sự vật, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.
a) Tác giả dân gian kể chuyện gì? (Về tình cha con? Về tình vợ chồng chung thuỷ? Về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa?)
b) Trong truyện có sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: "[...] Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" (chi tiết 1). Mị Châu đáp: Thiếp có áo gấm lông ngỗng [...] đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu" (chi tiết 2).
Theo anh (chị), có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ không, vì sao? (Nếu không kể sự việc đó hoặc bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng đề làm dấu thì câu chuyện có tiếp nối được không, vì sao?)
Trả lời:
a) Tác giả dân gian kể chuyện:
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.
- Chuyện về tình cha con: là câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi phải tự tay giết chết con gái của mình bởi công chúa bị Rùa Vàng kết tội “bán nước”.
- Chuyện về tình vợ chồng: là chuyện tình son sắt nhưng cũng chứa đầy trái ngang, đau khổ giữa Trọng Thủy - Mị Châu. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chi phối của chiến tranh, dù rất yêu thương nhau.
b) Chi tiết trên là những sự việc và chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Vì:
- Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc, Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương.
- Cha con An Dương Vương cùng đường.
=> Các sự việc trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả theo đúng cốt truyện. Nếu bỏ qua sự việc trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và đặc điểm tính cách nhân vật sẽ không nổi bật.
Tưởng tượng người con trai lão Hạc (nhân vật chính trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng vào một hôm sau Cách mạng tháng Tám 1945 như sau:
Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác, tiêu điều, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa... Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha. Sau mấy ngày thăm hỏi bà con hàng xóm và bạn bè cũ, anh gửi lạo ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương, nhưng không như lần trước, lần này anh đi làm nhiệm vụ của người cách mạng.
❓Anh (chị) hãy chọn một sự việc tiếp sau đó rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu.
Trả lời:
Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác, tiêu điều, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa... Chạy nhanh về nhà, anh tìm bóng dáng người cha thân thương, anh chạy từ nhà ra vườn, đôi chân cuống quýt, miệng gọi “bố ơi” liên tục. Gọi mãi không có tiếng trả lời, thẫn thờ bước vào nhà bất chợt nhìn lên bàn thờ anh thấy bát hương thờ bên cạnh bát hương của mẹ ngày nào, biết là của bố anh bật khóc nức nở. Khóc cho bao năm xa cách, khóc cho sự thương xót bao năm người cha già vắng sự chăm sóc của con trai. Cảm thấy có lỗi vô cùng, anh lang thang trong làng và gặp lại ông giáo. Hai người ngồi tâm tình và kể lại bao chuyện đã xảy ra.
Trả lời:
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc tiếp nhau).
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết phù hợp.
1. Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
2. Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.