Tôi đi học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
3 coin

TÔI ĐI HỌC

                           ( Thanh Tịnh)

I. Đọc - Chú thích:

1.Đọc

2. Chú thích 

a. Tác giả. Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh: Trần Văn Ninh

- Sáng tác truyện ngắn, truyện dài, thơ ca, thành công ở truyện ngắn và thơ

- Tác phẩm đậm chất trữ tình, toát lên một vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu

b. Tác phẩm: In trong tập “Quê mẹ” (1941)

II.Đọc-Tìm hiểu văn bản

*) Tìm hiểu khái quát

* Các cụm từ lặp lại như những điệp khúc->khẳng định sức sống lâu bền của kỉ niệm

* Cách so sánh và nhân hóa giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn víi cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng

-> vừa diễn tả cụ thể những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tôi hồn cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn, man mác

1. Diễn biến tôi trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên

* Trên con đường cùng mẹ tới trường

- Con đường vốn quen đi lại tự nhiên thấy lạ.

- Cảnh vật chung quanh thay đổi

- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn 

=> Cảm giác mới mẻ, bỡ ngỡ.

* Khi đến trường

 

- Sân trường dày đặc cả người, ai còng áo quần sạch sẽ, gương mặt tươi vui.

- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng, lòng tôi lo sợ vẩn vơ -> băn khoăn, lo lắng.

- Khi những học trò cũ vào lớp: cảm thấy chơ vơ -> e ngại rụt rè

- Khi chờ nghe đọc tên: thấy quả tim như ngừng đập, quên cả mẹ tôi đứng sau, nghe gọi đến tên giật mình lúng túng ->hồi hộp, vông về

- Khi phải rời người thân để vào lớp: dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở -> sợ sệt

=>Cách diễn tả tinh tế, tác giả nắm bắt được tâm trạng... Một chút lo sợ thoáng hiện trên khuôn mặt cùng điệu bộ lúng túng. Đặc biệt khi sắp rời bàn tay mẹ thì tiếng khóc bật ra rất tự nhiên

=>Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới lạ xen lẫn một chút lo sợ.

- Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.

- Trông hình gì treo trên tường còng lạ và hay.

- Người bạn ngồi bên chưa hề quen nhưng lòng tôi không cảm thấy xa lạ chút nào.

->Những cảm giác lạ và quen đan xen nhau rất tự nhiên xua tan nỗi sợ hói, nhanh chúng hoà nhập vào thế giới kỡ diệu của nhà trường

=>Vừa bỡ ngỡ, vừa tự tin, nghiêm trang

*Hình ảnh “Một con chim non...vỗ cánh bay cao” :

- Vừa là 1 h/ả TN cụ thể vừa gợi liên tưởng đến tâm trạng rè rè, bỡ ngì của chú bé ngày đầu đến trường lại vừa mở ra một niềm tin về ngày mai : từ ngôi trường này, chú bé sẽ nhu con chim non kia tung cánh bay vào bầu trời cao rộng của ước mơ.

- Là một chút thoáng buồn khi không được tự do nô đùa như trước và bước đầu có sự trưởng thành trong nhận thức về việc học hành của bản thân.

2. Tình cảm của mọi người đối vơi những em bé lần đầu tiên đến trường

- Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình, dẫn con đến trường ở buổi tựu trường lần đầu tiên -> quan tâm chu đáo.

- Ông đốc với cặp mắt hiền từ và cảm động, tươi cười, nhẫn nại, lời nói dịu dàng, từ tốn, động viên. -> từ tốn, bao dung

-Thầy giáo trẻ tươi cười, đón  ở cửa lớp -> vui tính, giàu tình  cảm

=>Tất cả đều chứa chan tình yêu thương và  trách nhiệm đối với con trẻ

Tấm lòng của gia đình, nhà trường, XH đối với thế hệ tương lai là một môi trường ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. Nếu ví những em nhỏ ngày đầu đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la nhiều nắng gió thì cha mẹ, các thầy cụ giáo chính là bàn tay nõng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời cao rộng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật :

 

- Truyện được bố cục theo dũng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.

- Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng cảm xúc thiết tha

- Cách so sánh giàu chất trữ tình.

  2. Nội dung:

     Tôi trạng và cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

  3. Ý nghĩa:

       Ngày khai trường là cái mốc đánh dấu bước ngoặt sự trưởng thành của mỗi con người nên thường được ghi nhớ mãi               

* Ghi nhớ: sgk

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (15 tháng 12 2021 lúc 12:09) 0 lượt thích
Lưu Võ Tâm Như đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 12 2021 lúc 9:47) 0 lượt thích
Nguyễn Hoàng Hà Thi đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 9 2021 lúc 15:38) 1 lượt thích
.... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 8 2021 lúc 21:17) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 8 2021 lúc 22:53) 1 lượt thích
Đức Minh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 8 2021 lúc 15:34) 1 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 6 2021 lúc 16:45) 0 lượt thích
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 6 2021 lúc 10:47) 0 lượt thích
Đào Ngọc Hà đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 6 2021 lúc 14:39) 0 lượt thích
Vũ Cao Minh⁀ᶦᵈᵒᶫ ( ✎﹏ID... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (25 tháng 5 2021 lúc 11:32) 0 lượt thích

Khách