Viết văn 11

Mỹ Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Phan lê hồng phúc
Xem chi tiết
I❤u
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
28 tháng 10 2016 lúc 16:05
Có khi nào bạn nhìn lại mình và tự hỏi mình là ai? Tôi là một cơn gió bay ngang qua bầu trời, tôi là cơn mưa mát lành cho những vùng khô cằn sỏi đá? Câu hỏi "Tôi là ai?" có khi là một câu hỏi bỏ ngỏ, bởi lẽ đôi khi thật khó để trả lời được rằng mình là ai dù đã sống trên đời hàng chục năm, và đôi khi cũng bởi lẽ người ta chưa hiểu được hết cái tôi của mình.
"Cà phê thì đắng, hoa thì thơm". Việc xác định tôi là ai, tôi có nhiệm vụ gì, tôi nhận thức thế giới này ra sao?" là những câu hỏi căn bản để mỗi người sống tốt cuộc sống duy nhất của mình. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, chỉ được sống có một lần, và mỗi ngày là một món quà mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta, bạn là đóa hoa thơm giữa đời hay không là tùy thuộc vào chính bạn. Mỗi người một vẻ, chúng ta góp phần tạo nên cho cuộc sống một vẻ đẹp hoàn mỹ cho dù không phải ai cũng có một cuộc sống hoàn hảo để có một cái tôi hoàn hảo. Thế nhưng, như Eptusenko đã từng viết "Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận chứa một phần lịch sử". Tôi có thể không phải là thứ nhất nhưng Tôi là duy nhất bởi Tôi nhìn nhận thế giới thưo góc nhìn của chính Tôi, Tôi sẵn sàng trả giá để khám phá và hoàn thiện bản thân, và Tôi chấp nhận sự khác biệt của mình và tạo cơ hội cho người khác thích nghi.
Thực ra, việc xác định được "Tôi là ai?" là một vấn đề rất quan trọng, bởi khi xác định được bản thân mình, được chỗ đứng của mình, biết được mình mong muốn điều gì và có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể đạt được thành công. Cũng chính bởi vậy mà môn học Kỹ năng sống, xác định bản thân đang được áp dụng trong các trường đại học ngày càng nhiều.
Trong những lần lướt Net, tôi vô tình đọc được câu chuyện về một cô gái muốn xin vào làm trong một nhà hàng Nhật Bản. Cô gái cố gắng hết sức để có thể trau dồi vón tiếng Anh và tiếng Nhật dành cho nhà hàng, thậm chí cô ấy còn lên mạng tìm thông tin về các đầu bếp nổi tiếng của Nhật, các loại sushi nổi tiếng...Thế nhưng khi đến tuyển dụng, một câu hỏi duy nhất cô ấy nhận được, đó chính là "Em là ai?". Cô gái thật sự lúng túng trước câu hỏi này và đã không gây được ấn tượng với người tuyển dụng. Đó thực ra là một câu hỏi thật sự rất tuyệt và thông minh, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được.
Bạn thấy không, đôi khi chúng ta mải mê lo cóp nhặt tri thức và vốn sống mà quên mất ta là ai, và nhà tuyển dụng họ muốn ở chúng ta nhiều hơn những kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc. Họ cần chúng ta biết chúng ta là ai, hay nói cách khác, phải nhận thức được giá trị của bản thân mình, từ đó mới biết được giá trị của sức lao động. Chính vì vậy, hãy tập xác định mình là ai, mình muốn gì trước khi muốn có được thành công, đơn giản chỉ là nếu bạn không biết mình muốn gì, bạn sẽ không bao giờ có cái đích để phấn đấu.
Mỗi chúng ta là một điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã tạo ra. Hãy tạo ra một cái tôi hoàn hảo bằng cách tự trả lời những câu hỏi: mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình cần gì? Mình mong muốn điều gì?... và chỉ có một con đường để ước mơ đó chính là làm việc hết mình, luôn luôn nghĩ đến những điều mình muốn và thật sự nỗ lực trong cuộc sống.
Tôi có đọc được một câu chuyện của một người đàn bà "28 năm gắn bó với dòng đời xuôi ngược", "Nhiều khi tôi tự hỏi rằng: Tôi là ai?. Cuộc đời của mỗi con người cũng giống như những trang tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết đời tôi nếu viết ra, trên Trái Đất này phải có hàng triệu con người rơi nước mắt. Khổ đau đến tột cùng và yêu thương đến đỉnh độ. Tôi tham lam lắm, thế nhưng tôi không thể làm gì giữa bộn bề cuộc sống này, tôi còn một đứa trẻ đang chờ mẹ về sau giờ tan sở, một tình yêu dang dở với người cha của con trai tôi, tôi chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc cát mênh mông, tôi như cơn gió lang thang giữa bầu trời, muốn xoa dịu nỗi đau cho mọi kiếp người nhưng lại không thể. Và vẫn luôn tự hỏi mình: Tôi là ai?". Vậy đấy bạn à, đôi khi người ta tự hỏi mình là ai khi còn những điều không thể làm được, khi bất lực trước mong muốn dữ dội và cháy bỏng.
Quả thật, để trả lời được câu hỏi "Tôi là ai?" là một điều thật sự khó, và không phải ai cũng có thể tìm ra câu trả lời trong một sớm một chiều. Trong cuộc sống không có nhiều bước ngoặt, mỗi vấp váp, mỗi trải nghiệm chính là cơ hội để ta có thể khám phá bản thân và xây dựng cuộc sống.
Một bài thơ khuyết danh nhưng cháy bỏng nhịp sống và thổn thức yêu thương, là những khát vọng được vươn lên, cống hiến cho đời, cho cuộc sống. "Tôi là ai?" - là niềm tin, là khát vọng, là cánh hoa, là ngọn gió, là tương lai...Và cho dù bạn là ai, bạn đang đứng ở đâu thì hãy luôn tự tin, tự hào vì chính bản thân mình... Bởi cho dù bạn không phải là thứ nhất nhưng bạn là duy nhất trên cuộc đời này.

 "Tôi muốn là niềm tin
Sinh ra từ cuộc sống
Tôi muốn là khát vọng
Đem niềm tin bay xa
Tôi muốn là bài ca
Ngân nga từ lòng mẹ
Tôi sẽ là tất cả
Trong một ngày không xa

Tôi sẽ là đóa hoa
Dâng cho đời mật ngọt
Tôi sẽ là ngọn gió
Nâng cánh diều bay xa
Bầu trời xanh bao la
Dòng sông chảy hiền hòa
Tôi là con thuyền nhỏ
Lướt gió ngoài đại dương
Tôi gọi về yêu thương
Trong tiếng ca trầm lắng
Gọi niềm tin chiến thắng
Trong giọt nắng ban mai
Tôi gọi về tương lai
Trong ngày mai hạnh phúc
Tôi muốn gọi cảm xúc
Cho ngày mới bình yên
Tôi muốn đến mọi miền
Để gọi mùa thu tới
Tôi đưa tay tôi với
Những hạt nắng lung linh
Ấm áp nụ cười xinh
Trên quê mình đất nước".
"Không được đánh mất mình mới là điều quan trọng". Muốn như thế phải luôn đi tìm câu hỏi: "Tôi là ai, tôi sẽ trở thành người như thế nào? Tôi cần gì?"... Sẽ có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại nhưng tương lai ở phía trước, hãy cố gắng lên, bởi tất cả chỉ là chông gai nho nhỏ trên con đường khẳng định cái Tôi chân chính.
Đức Minh
2 tháng 11 2016 lúc 22:08

"Tôi là ai", câu hỏi này không đơn thuần là câu hỏi làm nát óc bao suy nghĩ của các nhà khoa học, nó cũng là điều bí ẩn cho tạo hóa này. "Tôi là ai" phụ thuộc vào nhiều yếu tố: "Tôi đã làm được những gì", "Tôi đã trở thành thứ gì trong cuộc sống", "Tôi đã giúp ích được gì cho đời chưa".... chính những thứ đó mang lại câu trả lời cho "Tôi là ai".

văn tài
28 tháng 10 2016 lúc 15:49

tôi là tôi

Công Chất
Xem chi tiết
Gia Bảo
Xem chi tiết
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 20:10

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và khái quát đặc điểm sáng tác của ông: Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.

– Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo: Là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.

2. Thân bài

a. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo qua tiếng chửi

– Sử dụng nhiều kiểu câu, câu văn trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo

– Tiếng chửi của một người say nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy sự hợp lí của nó khi thay đổi đối tượng chửi theo một trật tự rất phù hợp: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa ***** nào đã đẻ ra hắn.

– Qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.

b. Chí Phèo – một người nông dân lương thiện

– Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng

– Lớn lên Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến và cũng từng có những ước ao, khao khát bình dị

=> Người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình.

– Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình: Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”

c. Chí Phèo sau khi ra tù: sự thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

– Sự thay đổi nhân hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

– Sự thay đổi nhân tính:

+ “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”.

+ Chí trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, đâm thuê, chém mướn

=> Chí là nạn nhân của nhà tù thực dân, chính nhà tù thực dân đã đẩy Chí đến bên ngoài rìa của xã hội loài người, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

d. Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

– Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường:“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”

– Chí có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị và khao khát được làm người:

+ “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”

+ “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.

e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

– Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”.

– Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh.

– Chí tìm đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện và nhận ra đó là điều không thể, Chí cầm dao giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí chết đi bên ngưỡng cửa được làm người lương thiện.

3. Kết bài

– Khái quát về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945

– Qua nhân vật giúp chúng ta thấy;

+ Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ.

+ Tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Cảnh Hào
11 tháng 12 2016 lúc 11:57
Phân tích nhân vật Chí Phèo – Nam Cao
I. Mở bài:

II. Thân Bài:
* Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Chí phèo là người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
+ Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
+ 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
+ Ao ướt có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
→ Người nông dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị.
- Chí phèo là thằng lưu manh:
+ Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
+ Trờ thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Biến đổi nhân hình:
. Cái đầu trọc lóc.
. Cái răng cạo trắng hớn.
. Cái mặt đen mà cơng cơng.
. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết.
. Cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
→ Chí phèo mất hết hình người.
+ Biến đổi nhân tính:
. Trở thành du côn du đãng.
. Say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ.
. Tay say cho Bà Kiến.
→ Chí phèo đánh mất nhân tính.
=> Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh.
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
. Tình yêu của thị nỡ đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo.
. Chí phèo đã thức tỉnh, quay trờ lại tính hiền lành.
. Nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống.
. Nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
. Muốn làm người lương thiện.
+ Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
→ Tác giả trân trọng người nông dân ngay cả khi học biến chất.
+ Diến biến bi kịch bị cự tuyệt
. Nguyên nhân: Bà cô thị nở không cho Thị lấy Chí.
. Tâm trạng Chí Phèo:
. Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng.
. Sau đó. Chỉ hiểu mọi việc.
. Đâm chết kẻ thù và tự sát.
→ Niềm khao khát được sông lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
* Giá trị tác phẩm:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
- Mâu thuẫn giữa nông dân và đại chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Cảm thương trước cảnh người nông dân bị lăng nhục.
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến chất.
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mời mẻ, tưởng như tự do nhưng rất chặt chẽ.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên.
- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
III. Kết bài. Mở bài và kết bài thì bạn tự nghĩ để bài viết của bạn hay hơn nhé ! Gia Bảo
Thảo Phương
9 tháng 12 2019 lúc 21:30

1. Mở bài:

– Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam,

– Sáng tác của ông nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.

Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám bị thực dân phong kiến làm cho tha hóa nhân hình, nhân tính.

2. Thân bài:

2.1. Luận điểm 1: Chí Phèo, người nông dân lương thiện:

+ Sinh ra là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sống vất vưởng.

+ Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là người khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.

+ Có ước mơ và hạnh phúc bình dị.

+ Có lòng tự trọng.

2.2. Luận điểm 2: Chí Phèo, tên lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại

+ Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.

+ Người nông dân lương thiện bị nhà tù làm cho tha hóa cả về nhân hình và nhân tính.

=> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.

2.3. Luận điểm 3: Chí Phèo, bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được là người:

+ Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

+ Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường.

+ Thế nhưng bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí. Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương thời khiến Chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

+ Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

2.4. Luận điểm 4: Đánh giá

– Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, khắc họa nhân vật độc đáo, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý.

– Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người.

3. Kết bài:

– Chí Phèo đã trở thành hình tượng của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

– Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo đã đưa tác phẩm trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của ông trong nền Văn học Việt Nam.


Khách vãng lai đã xóa
Lục Bắc Thần
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Phan Thị Xuân Thủy
27 tháng 9 2016 lúc 21:46

MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm

TB : 1. Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của HXH ( bạn tham khảo trong sách )                      2. Thân phận của người phụ nữ trong xh xưa                                                              - Thường có cuộc đời bất hạnh, trớ trêu bi kịch khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng k đc quyền quyết định hôn nhân , hạnh phúc của mk thành ra tình duyên dở lỡ phải qua nhiều lần đò, sống kiếp lấy chồng chung mà tình duyên vẫn chưa chọn.                                                                                                                               -  Đáng thương hơn cả là khi lâm vào bi kịch người phụ nữ k biết chia sẻ với ai mà phải ôm nỗi buồn sâu thẳm , mối sầu hận , đau thương xót xa , tội nghiệp.

3. Thân phận người phụ nữ trong xh ngày nay 

- Trong xh ngày nay thân phận người phụ nữ đã thay đổi nhiều , k còn tục lệ bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy , có quyền lựa chọn hôn nhân của mk                                        - trong xã hội bây giờ đã có quyền bình đẳng nam giới và nữ giới . Và người phụ nữ có quyền đứng lên tự do , lẽ phải cho mk, phần nào đó k phải chịu uất ức .

KB : Khẳng định lại vấn đề vuihahayeu 

( mk viết nếu có gì k phải thì cho xin ý kiến nhá ..!!!!haha)

Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:25

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng

Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:13

Ca dao là tiếng hát cất lên từ cõi lòng những người bình dân. Trong đó, có không ít những câu ca thể hiện nỗi lòng của những người phụ nữ. Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng"trọng nam khinh nữ". Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng. Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình.Nhưng bây giờ thì không phụ nữ được đi học,quyết định đc bản thân....................(tự nghĩ típ nhá)

Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Hồng Lan Clover
Xem chi tiết