Viết văn 11

Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Nhung Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Thư
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 11 2019 lúc 14:12

I. Mở bài
- Giới thiệu hình tượng nhân vật trung tâm trong Vang bóng một thời của tác giả tài hoa Nguyễn Tuân: Những nho sĩ cuối mùa tuy thất thế nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

- Huấn Cao trong Chữ người tử tù (in trong VBMT) là một trong số đó. Hiện lên trong tác phẩm là một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương



II. Thân bài
1. Huấn Cao- người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa Quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”

- Tài năng ấy được thể hiện qua thái độ sùng kính của Quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp

2. Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Khí phách hiên ngang thể hiện trong cuộc nói chuyện của quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục

+ “văn võ kiêm toàn”

⇒ lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.


- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phụccủa quản ngục và thầy thơ lại

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ khí phách của một người anh hùng.

3. Huấn Cao – người mang thiên lương đáng trọng

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

- Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

4. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

- thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật tương phản đối lập

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình.

III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Huấn Cao là một tấm gương về vẻ đẹp toàn tài con người hôm nay hướng tới

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 20:15

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nếu như chúng ta biết đến Nguyễn Tuân với từ "Ngông" qua các tác phẩm trước cách mạng tháng Tám thì sau cách mạng tháng Tám, văn chương Nguyễn Tuân tập trung khai thác con người ở phương diện nghệ thuật, nghệ sỹ. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám. Qua câu chuyện của quản ngục và nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhân vật Huấn cao đẹp đẽ, tài hoa, và cao thượng.

Huấn Cao được nhớ đến là một hình tượng văn võ song toàn. Là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân , tiếng tăm lừng lẫy,khi trở thành tử tù vẫn khiến người ta khiếp sợ vì sự dũng cảm, ngang tàng của mình.Huấn Cao là một kẻ sĩ dám xả thân vì đại nghĩa, dũng cảm đứng về phía nhân dân để chống lại triều đình phong kiến mục nát đựơng thời, trở thành "người đứng đầu bọn phản nghịch", Nhưng dẫu là nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, tài năng của Huấn Cao vẫn không thể bóp méo. Như người xưa nói, "văn kì thanh bất kiến kì hình", Huấn Cao đã bước vào trang văn Nguyễn Tuân như một hình tượng tuyệt mỹ. Bên cạnh đó, Huấn Cao là một người nổi tiếng viết thư pháp đẹp, quản ngục đã nói rằng: chứ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

Trong tâm hồn quản ngục thì Huấn Cao là một çon người "chọc trời quấy nước" coi thường cường quyền bạo lực, "chẳng biết có ai nữa" trên đầu mình. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trựớc cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi dừng tới quấy rầy ta". Chỉ bằng một vài chi tiết nghệ thuật rất chọn lọc về hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một nhân vật Huấn Cao vô cùng đẹp đẽ.

Cái tài của ông Huấn là tài nghệ thư pháp. Là một người "viết chữ rất nhanh và rất đẹp", danh tiếng của ông Huấn đã lan ra khắp một vùng tỉnh Sơn, đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã vang danh bất hư truyền.Mà thư pháp là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu trưng cho văn hóa dân tộc. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải thốt lên: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời." Vốn là một người song toàn văn võ, bên cạnh tài thư pháp còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục", Huấn Cao là cái tên khiến những người trong ngục tù phải dè chừng,e sợ. Trong mắt triều thần, ông là một người cầm đầu bọn phản nghịch, nhưng thực chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều đình vì bảo vệ lẽ phải. Ông chính là hiện thân của một con người kinh bang tế thế, anh hùng cái thế ở đời.

Khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao càng nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Đó là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "Đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ.

Những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Người xưa thường nói "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt" thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây." Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu, không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con người của kẻ tử tù ấy thể hiện đúng tinh thần "uy vũ bất năng khuất". Uy quyền trên đầu không thể ràng ép, bạo lực chực chờ không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường và đón nhận lấy cái chết thì khí chất người anh hùng vẫn thế, luôn vững vàng.

Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua cái tâm, của điều "thiện lương" chiếu rọi, làm cho cái đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng giữa chốn tù ngục tối tăm. Sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng đã làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Đây cũng chính là người anh hùng lý tưởng, là cái đẹp mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Cũng chính lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi bất ngờ khi kẻ tử tù trở thành người bậc trên ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, còn quan coi ngục thì lại khúm núm sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao cũng vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn; và của khí phách anh hùng đối với thói quen nịnh bợ, nô lệ.

Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ "liên tài tri kỉ".

Để khắc họa vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ...

Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong sáng, vững lành, có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ". Một con người ý thức sâu sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Một con người không bao giờ thị tài.

Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác. Điều này được thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Khi chưa hiểu được tấm lòng quản ngục,ông khinh bỉ đến điều, coi thường y như coi thường một kẻ cầm tay đao suốt đời chỉ sống trong nhơ bẩn, sống vì phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra cái "sở nguyện cao đẹp" của y, ông hết sức cảm mến và trân trọng: "Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ." Cũng chính sự thấu hiểu này đã đưa hai con người từ đối đầu thành tri âm tri kỉ.

Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ - cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Đêm đã khuya, chỉ sáng mai thôi là người tử tù phải vào kinh chịu án chém, nhưng ông Huấn vẫn trút hết tài năng sáng tạo vào ngòi bút và viết ra những con chữ vuông tươi tắn nói lên cái "chí khí tung hoành của đời một con người". Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục thất đầy màng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm lẫm liệt, uy nghi. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, Huấn Cao vẫn "dậm tô nét chữ" trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ lao tù. Tong nhà tù tối tăm ấy, không phải cái đen tối, cái xấu xa đang ngự trị mà là cái đẹp, cái tài hoa đang lên ngôi.Sự thăng hoa của tài năng và bản lĩnh phi thường của ý chí đã đồng hiện và sáng lên trong cảnh cho chữ ấy.

Huấn Cao còn hiện lên thật đẹp ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện, hướng đạo cho những kẻ mê muội, u mê. Lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý, làm cho viên quản ngục cảm động: "vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: - Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

Xây dựng nhân vật Huấn Cao - kẻ sĩ tài tử, anh hùng - nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc hiệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ.

Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao hiện lên thật đẹp đẽ cả tài hoa về văn võ và còn là một người khí phách ngang tàng, thanh cao ngay cả trong ngục tối.

Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân là một tác phẩm được rất quan trọng trong chương trình thi THPT Quốc gia. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm là hình tượng trung tâm và cần được phân tích kỹ lưỡng, khái quát

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khanh Long Tran
Xem chi tiết
The game DLS
Xem chi tiết
Giang
8 tháng 2 2018 lúc 16:34

Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng

Bình luận (0)
Giang
8 tháng 2 2018 lúc 16:35
a. Mở bài Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm Khái quát về phong cách sáng tác của Xuân Diệu. Dẫn dắt vào đề bài. b. Thân bài Khái quát về cái tôi trong thơ mới Nếu văn học trung đại là nền văn học phi ngã, ở đó cái tôi của tác giả bị triệt tiêu hoặc giấu đi thì văn học hiện đại mà tiêu biểu là sự xuất hiện của phong trào thơ mới lại là nền vh cổ xúy cho cái tôi của người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét và rõ ràng nhất. Ở phong trào thơ mới, ý thức về cái tôi cá nhân trở nên hết sức mạnh mẽ, đó là sự bung nở của mỗi hồn thơ, mỗi một cảm xúc riêng biệt. Thậm chí trong vh hiện đại, mỗi người nghệ sĩ còn tự tạo cho mình một cái tôi, một phong cách riêng biệt. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, có một cái tôi, một "chất" riêng vô cùng độc đáo. Phân tích bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu là một cái tôi yêu đời đắm say rạo rực, một cái tôi nhiệt huyết tích cực. Xuân Diệu nhận ra cuộc sống hết sức tươi đẹp và hạnh phúc (Phân tích bức tranh cuộc sống) Xuân Diệu có một lối sống lạc quan tích cực và tràn đầy say mê (Ở đây mọi người phân tích lối sống của Xuân Diệu, chú ý cần so sánh với các tác giả tác phẩm đương thời (vì đa số các tác giả khác nhìn cuộc sống bằng cái nhìn u ám ảm đạm bế tắc, đối lập hoàn toàn với Xuân Diệu)) Xuân Diệu là một cái tôi rất mới mẻ Xuân diệu có những quan niệm rất mới về thời gian, tuổi trẻ (Phân tích quan niệm) Xuân diệu có những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật (Phân tích cách sử dụng từ ngữ, thể thơ, sử dụng dấu chấm, chất liệu, hình ảnh thơ). Xuân Diệu là một cái tôi đáng trân trọng Đây chỉ là ý phụ, mọi người bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của riêng bản thân mình) c. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của cái tôi trong nền văn học hiện đại nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng. Phát biểu cảm nghĩ của bản thân.
Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 5 2018 lúc 21:07

Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng

Bình luận (0)
Thai Trang
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Minh Nhật
12 tháng 4 2018 lúc 16:22

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Ngủ trong giờ học

- Giải thích hiện tượng ngủ trong giờ học:

+ Nguyên nhân:

· Về bản thân học sinh:

Do thức khuya để học bài : Cả ngày các bạn bận rộn với việc đi học thêm nên chỉ khi có thời gian rảnh rỗi như đêm khuya mới có thời gian học bài và làm bài tập thầy cô giao về nhà

Do thức khuya để chơi game, lướt facebook : sau khi học bài xong các bạn có nhu cầu giải trí sau một ngày học mệt mỏi nên thức khuya để chơi game, lướt facebook,…

=> Lên lớp các bạn học sinh cảm thấy mệt mỏi và ngủ trong giờ học.

· Về phía giáo viên:

Bài giảng của giáo viên có thể quá nhàm chán, không quấn hút, cách dạy của giáo viên không phù hợp với học sinh hay đôi khi là do giáo viên quá chú tâm vào một bạn đặc biệt được yêu mến khiến cho các bạn học sinh cảm thấy chán nản. hoặc là bài học khó hiểu nên các học sinh đành bỏ cuộc và bắt đầu ngủ trong giờ học

+ Hậu quả : các bạn mất sự tập trung, không chép bài, không hiểu bài, mất kiến thức, đôi khi nó trở thành một thói quen xấu và được lặp đi lặp lại nhiều lần.

+ Biện pháp:

· Học sinh : không thức quá khuya, cần cố gắng hoàn thành các bài tập được giao cách sớm nhất, không thức khuya chơi game, lướt facebook, chú ý trong giờ học,…

· Giáo viên: có những bài giảng cuốn hút hơn, đưa ra những phương pháp dạy tốt hơn, quan tâm đến mọi thành phần trong lớp.

- Kết luận: ngủ trong giờ học là hành động không tốt, nếu không biết cách sửa đổi thì nó sẽ trở thành một thói quen xấu ảnh hưởng đến tương lai sau này. Vì thế các bạn cần phải sửa đổi ngay từ bây giờ.

Bình luận (0)
Phan Cẩm Ly
Xem chi tiết
Hoàng Hải Thái
Xem chi tiết
Đạt Trần
6 tháng 2 2018 lúc 22:17

Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ

– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:

+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.

+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng hạc lâu)

Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Chiều hôm nhớ nhà)

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.

– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Cảm tưởng đọcThiên gia thi”)

Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.

Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ

– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.

– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.

– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.

– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.

– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ

– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.

– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.

– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
LÊ quỳnh như
7 tháng 2 2018 lúc 5:33
Mở bài Chiều tối- Tràng Giang – Giới thiệu khái quát về hai tác giả Huy cận , Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Thơ ca Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh là tập thơ Nhật kí trong tù (1942 – 1943), và nếu phải chọn một viên ngọc trong số vô vàn viên ngọc của tập thơ này, người ta thường nghĩ đến thi phẩm Mộ (Chiều tối).

+ Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự… Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời… Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ Tràng giang. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ tập Lửa thiêng, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.

Dẫn dắt vào vấn đề cần so sánh

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa.

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

+ Một chút ánh sáng lờ mờ buổi chiều còn vương lại trên nền cảnh của thời gian. Xưa nay cảm xúc về buổi chiều được một số thi nhân thể hiện rất rõ qua bức tranh tâm cảnh. Buổi chiều trên hành trình chuyển lao của Hồ Chí Minh và buổi chiều đứng bên dòng sông Hồng của Huy Cận, giữa hai nhà thơ ở hai hoàn cảnh khác nhau. Nhưng dường như ở giữa họ có sự gặp gỡ về cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Thân bài Cảm nhận chung về bàiMộvà khổ cuối bàiTràng giang

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

– Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Vì thế nó mang đậm phong vị Đường thi ở bút pháp nghệ thuật lấy cảnh để ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy ít gợi nhiều. Nhưng bài thơ còn được sáng tác bởi người chiến sĩ cộng sản: Hồ Chí Minh, nên bên cạnh phong vị cổ điển nó còn là một bài thơ hiện đại. Chất hiện đại được bộc lộ ở sự vận động của hình tượng thơ, nhất là tấm lòng tư tưởng của thi nhân: yêu thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh trong thơ Hồ Chí Minh.

– Bài thơ được mở đầu bằng một bức tranh phong cảnh thiên nhiên:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. Chim bay về tổ đúng là dấu hiệu của chiều tối, chiều muộn. Điều này ta thường thấy trong thơ ca như: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi thót về rừng (Truyện Kiều – Nguyễn Du); Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan); Mây vẩn tầng không chim bay đi (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu); Chim nghiêng cánh nhỏ:bóng chiều sa (Tràng giang – Huy Cận). Thời gian còn hiện về qua: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Hai chi tiết phác họa mà gợi lên cái hồn của cảnh vật, ngày tàn màn đêm buông xuống, tạo vật dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

– Nếu hai câu thơ đầu cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá phần nào mang tính ước lệ cổ điển với chim muông, mây trời thì đến hai câu sau là cảnh sinh hoạt gần gũi và ấm áp trên mặt đất. Hiện ra ở trung tâm bài thơ lúc này là một thiếu nữ sơn thôn với công việc lao động bên bếp lửa gia đình. Một chất thơ khác, một hơi thở trữ tình khác làm cho vẻ đẹp của buổi chiều thêm hài hòa phong phú, làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại hơn. Đất trời đã vào đêm, bóng tối ken dày muôn nơi. Thời gian được vận động theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi ma bao túc bao túc ma hoàn, và đến khi cối xay ngô dừng lại thì “lô dĩ hồng” – lò than đã rực hồng. Thực ra cái lò lửa ấy không phải đúng lúc đó mới bật sáng lên. Nó vẫn đỏ lên rồi, nhưng phải đến khi ánh trời tắt hẳn, núi rừng mù mịt thì tự nhiên con người ta chỉ nhìn thấy ở nơi đây có ánh lửa. Và vì thế lúc xay ngô xong, trời tối hẳn nên mới nhìn thấy nó rực hồng lên. Hình ảnh cô gái hiện ra bên bếp lò lửa đỏ đến với nhà thơ một cách tự nhiên như thế thôi. Và như thế, trong nguyên tác Bác không dùng chữ “tối” vậy mà ta vẫn nhận ra trời đã tối. Bác dùng cái sáng để nói cái tối. Bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối. Nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo âm u như cảm nhận của người xưa mà là một đêm tối ấm áp sáng bừng rực lửa.

Bình luận (0)
LÊ quỳnh như
7 tháng 2 2018 lúc 5:34
Vẻ đẹp cổ điểnhiện đại của bài Mộ

Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ

– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:

+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.

+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng hạc lâu)

Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Chiều hôm nhớ nhà)

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.

– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Cảm tưởng đọcThiên gia thi”)

Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.

Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ

– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.

– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.

– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.

– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.

– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ

– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.

– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.

– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Kết bài – Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận

+ Có thể nói rằng sự thành công của tác phẩm Mộ ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đẹp lại cho tác phẩm. Khẳng định một lối văn phong đậm chất Hồ Chí Minh đó chính là sự vận động tự nhiên của hình tượng thơ Hồ Chí Minh ở việc đi từ buồn đến vui, từ bóng tối ra ánh sáng, từ tối tăm đến niềm tin, tương lai. Qua bài thơ Chiều tối cũng như sự so sánh với khổ cuối bài thơ Tràng giang, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của một kiếp người hay tâm trạng trong thơ Huy Cận, và người chiến sĩ cách mạng đồng thời là nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện trong Mộ.

Cảm xúc của bản thân

+ Đã qua rồi những ngày tháng đêm đen của dân tộc lầm than nhưng mỗi lần đọc lại thi phẩm Mộ – Hồ Chí Minh và Tràng giang – Huy Cận là cõi lòng ta cứ vấn vương mãi không thôi về xúc cảm của hai thi nhân về tình yêu quê hương đất nước.

Dẫn theo thầy Nguyễn Thành Huân ( Chủ biên )

Vẻ đẹp cổ điểnhiện đại của bài Mộ

Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ

– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:

+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.

+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng hạc lâu)

Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Chiều hôm nhớ nhà)

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.

– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Cảm tưởng đọcThiên gia thi”)

Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.

Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ

– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.

– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.

– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.

– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.

– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ

– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.

– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.

– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Kết bài – Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận

+ Có thể nói rằng sự thành công của tác phẩm Mộ ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đẹp lại cho tác phẩm. Khẳng định một lối văn phong đậm chất Hồ Chí Minh đó chính là sự vận động tự nhiên của hình tượng thơ Hồ Chí Minh ở việc đi từ buồn đến vui, từ bóng tối ra ánh sáng, từ tối tăm đến niềm tin, tương lai. Qua bài thơ Chiều tối cũng như sự so sánh với khổ cuối bài thơ Tràng giang, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của một kiếp người hay tâm trạng trong thơ Huy Cận, và người chiến sĩ cách mạng đồng thời là nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện trong Mộ.

Cảm xúc của bản thân

+ Đã qua rồi những ngày tháng đêm đen của dân tộc lầm than nhưng mỗi lần đọc lại thi phẩm Mộ – Hồ Chí Minh và Tràng giang – Huy Cận là cõi lòng ta cứ vấn vương mãi không thôi về xúc cảm của hai thi nhân về tình yêu quê hương đất nước.

Dẫn theo thầy Nguyễn Thành Huân ( Chủ biên )

Vẻ đẹp cổ điểnhiện đại của bài Mộ

Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ

– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:

+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.

+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng hạc lâu)

Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Chiều hôm nhớ nhà)

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.

– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Cảm tưởng đọcThiên gia thi”)

Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.

Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ

– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.

– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.

– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.

– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.

– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ

– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.

– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.

– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Kết bài – Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận

+ Có thể nói rằng sự thành công của tác phẩm Mộ ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đẹp lại cho tác phẩm. Khẳng định một lối văn phong đậm chất Hồ Chí Minh đó chính là sự vận động tự nhiên của hình tượng thơ Hồ Chí Minh ở việc đi từ buồn đến vui, từ bóng tối ra ánh sáng, từ tối tăm đến niềm tin, tương lai. Qua bài thơ Chiều tối cũng như sự so sánh với khổ cuối bài thơ Tràng giang, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của một kiếp người hay tâm trạng trong thơ Huy Cận, và người chiến sĩ cách mạng đồng thời là nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện trong Mộ.

Cảm xúc của bản thân

+ Đã qua rồi những ngày tháng đêm đen của dân tộc lầm than nhưng mỗi lần đọc lại thi phẩm Mộ – Hồ Chí Minh và Tràng giang – Huy Cận là cõi lòng ta cứ vấn vương mãi không thôi về xúc cảm của hai thi nhân về tình yêu quê hương đất nước.

Dẫn theo thầy Nguyễn Thành Huân ( Chủ biên )

Vẻ đẹp cổ điểnhiện đại của bài Mộ

Các yếu tố cổ điển trong bài Mộ

– Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa. Hình ảnh “cánh chim mỏi” bay về tổ và “đám mây” cô lẻ trôi trên bầu trời. Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời. Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo: hình ảnh ước lệ quen thuộc; bút pháp chấm phá; lấy điểm vẽ diện; lấy động tả tĩnh; lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (chữ “hồng”). Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn. Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim như các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…). Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ “cô” và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến… Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:

+ Đề tài: Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: Giai thì, mĩ cảnh (thời gian đẹp, cảnh đẹp): thi đề này khá phổ biến trong Nhật kí trong tù, bài Mộ cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên. Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.

+ Cấu tứ: Đậm đà màu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng hạc lâu)

Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca Việt Nam ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Chiều hôm nhớ nhà)

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 1 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả con người.

– Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết:

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Cảm tưởng đọcThiên gia thi”)

Mộ có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật. Nếu như Mộ chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.

Các yếu tố hiện đại trong bài Mộ

– Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa: Chúng điểu cao phi tận(Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch), ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.

– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt). Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Mộ lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh. Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế. Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.

– Vẻ đẹp hiện đại của Mộ còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Mộ cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp liên hoàn hoán chuyển trong nguyên tácma bao túc bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô em xóm núi vẫn miệt mài xay xong.

– Hình ảnh người tù: dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động. Trong lòng Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Mộ suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống. Trong nguyên tác của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.

– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ “hồng” lại được kết hợp với một từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ “hồng” chính là thi nhãn của bài thơ.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ

– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.

– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.

– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Kết bài – Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận

+ Có thể nói rằng sự thành công của tác phẩm Mộ ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đẹp lại cho tác phẩm. Khẳng định một lối văn phong đậm chất Hồ Chí Minh đó chính là sự vận động tự nhiên của hình tượng thơ Hồ Chí Minh ở việc đi từ buồn đến vui, từ bóng tối ra ánh sáng, từ tối tăm đến niềm tin, tương lai. Qua bài thơ Chiều tối cũng như sự so sánh với khổ cuối bài thơ Tràng giang, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của một kiếp người hay tâm trạng trong thơ Huy Cận, và người chiến sĩ cách mạng đồng thời là nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện trong Mộ.

Cảm xúc của bản thân

+ Đã qua rồi những ngày tháng đêm đen của dân tộc lầm than nhưng mỗi lần đọc lại thi phẩm Mộ – Hồ Chí Minh và Tràng giang – Huy Cận là cõi lòng ta cứ vấn vương mãi không thôi về xúc cảm của hai thi nhân về tình yêu quê hương đất nước.

Dẫn theo thầy Nguyễn Thành Huân ( Chủ biên )v

Bình luận (0)
Nhã Uyên
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
7 tháng 2 2018 lúc 20:41

Tôi có một câu hỏi khá thú vị: nếu mỗi người trong chúng ta là một hạt giống, vậy đâu là lúc ta thực sự nảy mầm? Có phải khi vừa chào đời không? Theo tôi là không. Giây phút thiêng liêng đó chỉ thực sự bắt đầu khi ta bắt rễ vào cuộc sống dung nạp nguồn dinh dưỡng và tìm cho mình con đường vươn lên. Nếu bạn còn bối rối, “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ dạy mỗi người chúng ta về… cách nảy mầm!

Truyện kể về cuộc đời của hai hạt mầm “nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ”. Hạt mầm thứ nhất mang trong mình khát vọng được “bén rễ sâu vào lòng đất”, nó háo hức muốn lột xác để nhanh chóng cảm nhận cuộc sống rực rỡ sắc màu. Thế là hạt mầm ấy mọc lên! Hạt mầm thứ hai hoàn toàn ngược lại, sự sỡ hãi làm nó chỉ muốn sống mãi trong lớp vỏ màu xanh, không muốn trưởng thành. Đối với nó, cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn. Và vì ngoan cố không chịu nảy mầm, cuối cùng nó bị một con gà “mổ đi ngay lập tức”. Câu chuyện khép lại với nhiều nụ cười ý vị. Chắc rằng tất cả chúng ta đều ca ngợi hạt giống thứ nhất vì lòng dũng cảm và mỉa mai hạt còn lại vì đã sống đớn hèn. Thế nhưng, thử một phút lắng lòng và đặt mình vào “mảnh đất màu mỡ ấy”, liệu ta sẽ trở thành hạt mầm nào? Liệu ta có dám dũng cảm vươn tới “sự ấm áp của mặt trời” hay lo sợ rằng “không biết sẽ gặp phải điều gì nơi tối tăm đó”? Câu trả lời dành cho mỗi chúng ta, nhưng bản thân câu chuyện chính là bài học tuyệt với về lòng dũng cảm – chìa khóa của sự thành công.

Lòng dũng cảm – Cội rễ của mọi nguồn sức mạnh!

Từ bé, hẳn rằng ai cũng dược cha mẹ bảo ban dạy dỗ, rằng dũng cảm là không sợ hãi bất cứ điều gì, là sống anh dũng, hiên ngang, là “phải có danh gì với núi sông”. Tóm lại, dũng cảm là dám sống! Sống có ý nghĩa, sống có mục đích, có ước mơ, chứ không phải sống vật vờ nhờ oxi, sống thụ động như các loài sinh vật khác. Có rất nhiều người đã trở thành những hạt mầm vươn cao tới ánh sáng nhờ biết sống, dám sống! Như một nữ văn hào người Mĩ, từng nổi tiếng với câu nói “Tôi đã khóc khi không có giày để mang, cho tới khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày” – là một người tàn tật. Nhưng vượt lên tất cả, bà đã dùng tài năng chứng minh cho cả thế giới thấy khiếm khuyết thân thể không làm bà gục ngã. Người phụ nữ ấy đã dũng cảm sống phần đời của mình, dũng cảm chấp nhận định mệnh nghiệt ngã để biến nó thành động lực mạnh mẽ khôn cùng. Như vậy, dũng cảm còn là dám ước mơ. Hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện dũ chưa hề đâm rễ xuống mặt đất cứng, dù chưa “nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân”, dù chưa “cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”, vẫn cứ hình dung cuộc sống thật nên thơ và tươi đẹp! Đó là gì nếu không phải là ước mơ, không phải là niềm tin vào tương lai phía trước? Chính ước mó là nguồn gốc, là nơi nâng giấc mơ cho những tài năng trở thành hiện thực. Có ước mơ, ta chưa hẳn đã có điều mình muốn nhưng chắc chắn một điều rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ! Đã là ước mơ thì phải đẹp, phải cao cả, phải xứng đáng để ta phần đấu trọn đời. Người ta vẫn thường nói, giấc mơ miễn phí, vì vậy, đừng hà tiện cho bản thân được sống trong những giấc mơ đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng, là phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật. Phải phấn đấu không ngừng để rồi sẽ có ngày: “Và hạt mầm mọc lên!”. Phần thưởng của lòng dũng cảm?

Không chỉ có thế, dũng cảm còn là dám nhìn lại chính mình. Bởi con người dẫu sao vẫn chỉ là một sinh vật bất toàn, một vòng tròn chưa hoàn hảo. Người dũng cảm là người dám nhìn thấy những khuyết điểm, những méo mó của bản thân để từng ngày hoàn thiện. Ai dám bảo dũng cảm thì không có lúc yếu đuối? Không có những chông chênh? Không có những yếu lòng? Nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp con người đứng vững, giữ con người không bước qua khỏi ranh giới Thiện – Ác. Chính vì lẽ ấy, sức mạnh của con người để sống giữa cuộc đời này chính là sở hữu lòng dũng cảm.

Sự hèn nhát – Khắc tinh của cuộc sống!

Hèn nhát là kẻ thù số một nếu ta có ý định sống tốt, sống có ý nghĩa. Bởi nó sẽ “giúp” chúng ta đóng mọi cánh cửa vào đời. Kẻ hèn nhát là kẻ đầu môi luôn chực chờ hai chữ “Tôi sợ…”. Như hạt mầm thứ hai kia, chưa hề bắt rễ vào đất mẹ, nó đã sợ hãi, đã hoang mang với những điều không hay dẫu chỉ trong tưởng tượng. Mặc dù thật thà thú nhận rằng, nó “không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm xa xôi đó”, nhưng nó vẫn không đủ can đảm sống cuộc đời khác. Mỗi chúng ta, nếu cứ sống hèn nhát, sống mãi với những lắng lo tủn mủn, cơ hội sẽ đi qua lúc nào không hay biết. Một cuộc sống tươi đẹp, một tình yêu hạnh phúc, một con người toàn thiện…là những điều không bao giờ xuất hiện trong đời một kẻ hèn nhát. Họ giống như hạt mầm đáng thương kia, chỉ biết “nằm im và chờ đợi”. Xã hội ta ngày nay dù ngày càng năng động, văn minh, vẫn không hề thiếu những người như thế. Họ là ai? Gần ta nhất là những cậu ấm cô chiêu đã quen với sự bảo bọc của cha mẹ, gia đình. Họ sợ vào đời vì sợ gặp hiểm nguy, bất trắc, cam chịu sống trong vòng tròn an toàn giả tạo của riêng mình. Tôi nhớ đến câu nói của hạt mầm: “Tôi nên nằm đây cho đến khi cảm thấy thật sự an toàn đã”. Thật nực cười, nếu đã hèn nhát, đã sợ hãi, thì biết đén khi nào mới là lúc “thật sự an toàn”? Chẳng bao giờ cả! Chính vì vậy, hèn nhát là người bạn vô cùng thân thiết của Tiếc Nuối, của Giá Như,… Không dám sống, đến khi nhắm mắt xuôi tay mới ân hận vì đã phí hoài cuộc đời duy nhất. Không dám cống hiến, đến cuối cùng mới tiếc nuối không ai nhận ra tài năng. Không dám yêu thương, đến cuối cùng mới nhận ra mình chưa từng hạnh phúc… Đập và xây – cái nào dễ hơn những tưởng ai cũng rõ. Vậy mà dũng cảm và hèn nhát – đã không ít kẻ chọn lối sống thứ hai. Để rồi một ngày nọ bị “một chú gà đi loanh quanh mổ ngay lập tức”…

Câu chuyện là bài học thâm thúy và đầy ý nghĩa về thái độ sống của con người. Ai đó đã nói “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, nên nếu ta dám dũng cảm sống, dám ước mơ và nảy mầm, ta sẽ được cuộc đời đón nhận. Nhược bằng ta trung thành với lối sống an toàn, hèn nhát, sợ hãi, sớm muộn ta cũng trở nên vô dụng, bị đào thải không thương tiếc. Mặt khác, câu chuyện còn là một lời nhắc nhở, cảnh tình rằng: cơ hội không đến hai lần. Hóa công ban cho chúng ta sự sống chính là thứ cơ hội thiêng liêng, cao quí bậc nhất. Ta không nên để nó vụt qua chóng vánh, vô nghĩa. Có khó gì đâu, mỗi ngày nếu biết soi lại tâm hồn mình một chút, mạnh mẽ hơn một chút, sống đẹp hơn một chút, là ta đã tôi luyện cho mình lòng dũng cảm – đức tính cần thiết để sống giữa đời. Với riêng tôi, câu chuyện còn nhắc đến một ranh giới mong manh giữa sự Hèn Nhát và Cân Nhắc. Hạt mầm thứ hai không phải không có lí khi lo sợ, nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở sự cân nhắc, và vẫn dũng cảm vươn mình, có lẽ kết cục đáng tiếc đã không bao giờ xảy ra. Hình ảnh chú gà cuối truyện lại chính là tượng trưng cho qui luật đào thải của cuộc sống: những kẻ lãng phí cơ hội sống mà Thượng Đế ban cho, những kẻ hèn nhát, ỷ lại, lười biếng, rồi sẽ nhận được số không tròn trĩnh…

Người ta vẫn thường nói:” Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”, nhưng bao nhiêu dũng cảm là đủ để bắt đầu cuộc sống nảy mầm?

Bình luận (0)