Viết văn 11

trang phùng
Xem chi tiết
trang phùng
Xem chi tiết
Trantro
Xem chi tiết
hâm hâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
6 tháng 10 2017 lúc 8:26

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa em triển khai theo các ý sau:

1. Người phụ nữ mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

- Đẹp, sắc sảo mặn mà ( "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" - Bánh trôi nước)

- Son sắt, thủy chung (" Mà em vẫn giữ tấm lòng son")

- Tần tảo, chịu khó ( "Nuôi đủ năm con với một chồng" - Thương vợ)

2. Tuy nhiên họ cũng chịu nhiều bất công ngang trái, tủi cực.

- "Bảy nổi ba chìm với nước non" => bất công, long đong

- "Rắn nát mặc rầu tay kẻ nặn" => thân phận lên thuộc, phụ thuộc ( tam tòng tứ đức )

- "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung" => Thân phận làm lẽ

- "Quanh năm buôn bán ở mon sông", "thân cò lên thác xuống ghềnh" => vất vả tủi cực

==> Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa tuy phải chịu nhiều bất công ngang trái, đè nén nhưng họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp.

Bình luận (1)
Mai Hà Chi
9 tháng 10 2017 lúc 17:28
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ, … Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê, … Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le. Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non” Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II”: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (…) Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”. Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con: “Lặn lội than cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút: “Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I – Hồ Xuân Hương) Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất. Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình II) Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định” “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà en vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước) Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt: “Chém cha cái kiếp lấy cồng chung” Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở … Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vác.

Tham khảo !!!

Bình luận (0)
Hồng Lan Clover
Xem chi tiết
Công Chất
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Phan lê hồng phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 19:31

Nếu như người thường mượn rượu giải sầu thì các nhà thơ lại thường mượn cảnh tả tình. Nhưng cũng giống như mượn rượu giải sầu, sầu càng sâu, mượn cảnh tả tình, tình càng đau. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương – bà “Chúa Thơ Nôm” đã bao lần đắm chìm trong những nỗi buồn, nỗi tuyệt vọng về thân phận bọt bèo, hẩm hiu của người con gái tràn trề hi vọng nhưng thực tế cuộc sống lại không cho bà được thỏa mãn những ước mong. Bài thơ “Tự tình” (bài II) là những vần thơ chất chứa nhiều cảm xúc của Xuân Hương nhất. Dường như bao nhiêu tâm sự của cuộc đời cay đắng, bà đều dồn hết vào từng con chữ, từng âm điệu.

Buồn thương cho phận gái nổi trôi, muốn yêu mà chẳng được vẹn tròn. Tình người cứ thế qua đi, mặc cho người con gái giữa những tủi hổ và đớn đau. Xuân Hương không khóc như những cô gái khác khi thất tình nhưng trong lòng đầy rẫy những suy tư:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Không biết vô tình hay cố ý mà Xuân Hương lại tự đưa mình đến một nơi thanh vắng trong đêm khuya tĩnh lặng. Bóng đêm và những tiếng trống văng vẳng từ xa vọng lại càng làm cho lòng người thêm quạnh hiu. Nhất là đối với một cô gái đang mang trong mình những nỗi ưu tư buồn phiền về tình duyên trắc trở. Làm sao không buồn không đau khi “yêu rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu, người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết” (Xuân Diệu). Xuân Hương tự nhận thấy sự bẽ bàng và phũ phàng cho thân phận “hồng nhan” của mình. Thế nên bà đã dùng từ “trơ” chứ không phải một từ nào khác. “Trơ” là trần trụi, là bi thương, là oán hờn, tủi nhục. Chẳng biết tình yêu mà nhà thơ nhận được bao nhiêu mà giờ đây hương tình lẫn men rượu hòa quyện vào nhau, khiến người con gái lúc tỉnh lúc say. Là say tình hay say rượu ? Là tỉnh hay là mê ?. Nỗi buồn thấm thía, lại được thêm ánh trăng khuyết mờ ảo làm lòng người ngao ngán:

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Nếu như các nhà thơ khác lấy ánh trăng để tả về một tình yêu trọn vẹn, nồng nàn và tha thiết, thì ở đây, vầng trăng của Xuân Hương lại chỉ là một vầng trăng khuyết, “khuyết chưa tròn”, cũng giống như mảnh tình dang dở mà Xuân Hương đang ôm ấp. Cho đến bao giờ người con gái ấy mới có được tình yêu trọn vẹn của cuộc đời mình? Trăng đêm nay khuyết, nhưng vẫn có những ngày tròn, còn tình yêu của Xuân Hương, đến lúc nào mới được tròn như trăng?

Đau buồn và phẫn uất, nhưng Xuân Hương vẫn gắng gượng vươn lên, dù niềm hi vọng rất nhỏ bé mong manh:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Đến ngay cả những đám rêu yếu mềm còn có sức sống mãnh liệt “xiên ngang mặt đất” để vươn lên, và những hòn đá tuy nhỏ bé nhưng vẫn đủ nhọn để “đâm toạc chân mây”. Vậy cớ gì mà con người lại không thể vượt lên trên số phận của mình? Biết rằng, không gì là không thể làm được nhưng mặt khác, cái gì cũng có giới hạn của nó. Nhất là với thời gian, thời gian đâu có chờ đợi ai bao giờ. Thế nên, lại một lần nữa, Xuân Hương ôm mối tình dở dang lâm vào bi kịch đau thương:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Giá như đám rêu kia và những hòn đá kia có thể thấu hiểu nỗi niềm tương tư của Xuân Hương thì hay biết mấy. Nhưng đá và rêu chỉ là vật vô tri vô giác. Ngàn năm đá vẫn vậy, nhưng chỉ một năm với đời người cũng đã là cả một sự thay đổi lớn. Ngoảnh đi ngoảnh lại, xuân đến xuân đi, nghĩa là đời người đã già thêm một tuổi. Xuân cứ trẻ mãi, nhưng mỗi một cuộc đời chỉ có duy nhất một mùa xuân mà thôi. Xuân đến mang sự tươi tốt cho đất trời cho thiên nhiên, nhưng lại lấy đi của đời người một mùa xuân. Đó là quy luật của tạo hóa, nhưng nếu tình duyên trọn vẹn, có lẽ Xuân Hương cũng chẳng hờn giận mùa xuân đến thế. Nhưng cứ mỗi một xuân đi qua mà Xuân Hương vẫn chưa có được một mối tình trọn vẹn, trong khi đó, cuộc đời cứ trôi dần trôi khiến “mảnh tình san sẻ tí con con”. Tình duyên đã chẳng vẹn tròn, lại bị san sẻ bởi mỗi năm qua đi, Xuân Hương đâu còn nhiều mùa xuân để mà tận hưởng tình yêu nữa. E rằng, hết cả tuổi xuân mà vẫn chưa trọn khối tình. Thế nên, mùa xuân không có gì đáng vui với Xuân Hương, ngược lại đó là dấu hiệu đáng buồn cho một mảnh tình lại bị phôi pha, nhạt nhòa. Không ai hiểu lí do vì sao tình duyên của bà lại dở dang và trắc trở nhưng chắc chắn một điều rằng, Xuân Hương đang rất buồn, rất đau khổ. Càng buồn bao nhiêu, bà càng khát khao hạnh phúc bấy nhiêu. Nhưng càng khát khao lại càng tuyệt vọng bởi không ai có thể chạy đua với thời gian. Xuân Hương cũng vậy, cuộc đời cứ thế trôi đi theo những mùa xuân nối tiếp nhau. Nhà thơ chẳng hào hứng gì với mùa xuân như Xuân Diệu đã từng thốt lên:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Cả Xuân Diệu và Xuân Hương đều khát khao một tình yêu trọn vẹn nhưng tình yêu của Xuân Hương là tình yêu đôi lứa, là thứ tình cảm đòi hỏi phải có sự đáp trả của đối phương mới trở thành trọn vẹn. Còn Xuân Diệu, tình yêu của ông là tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống, ông muốn hưởng thụ tình yêu của mình bất kỳ lúc nào cũng được, ông không bị phụ thuộc vào đối phương như Xuân Hương. Bởi thế, Xuân Hương đã liên tục rơi vào tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng khi không đạt được những điều mình muốn.

Như vậy, bài thơ đã thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Bình luận (0)
Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 20:42

Đây là một cảnh trong đêm khuya, người đàn bà ngồi 1 mình không ngủ, não ruột cái thân lẻ chiếc, thiếu thốn yêu đương, xuân có trở về mà tình yêu thì mình chỉ được sẻ có 1 tí.
Hai câu thơ mở đầu là 1 cảnh ngộ, 1 tâm trạng tê tái:
''Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"
Câu đầu gây cảm giác lặng buồn dù có khua lên hồi trống canh văng vẳng. Âm thanh văng vẳng của tiếng trống từ 1 canh xa đưa lại, không những như thúc giục thời gian trôi qua nhanh mà còn báo hiệu sự vắng lặng và buồn bã. Tiếng trống dồn canh vẫn gợi buồn.
Chính trong bối cảnh ấy đã hiện ra con người của nhà thơ cô độc, trơ trọi:
"Trơ cái hồng nhan với nước non"
Hồng nhan là sắc mặt hồng, cách hoán dụ chỉ người phụ nữ đẹp: chữ cái nhằm cụ thể hóa đối tượng diễn tả. Trơ là lì ra, trơ ra như mất cảm giác. Nước non chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội. Các yếu tố ấy cùng thể hiện 1 tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ rất mực của con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người tưởng như hóa đá, không còn cảm giác gì nữa. "Hồng nhan" mà đi với từ "cái" thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. Nhịp thơ 1/3/3 góp phần nhấn mạnh vào sự tủi hổ của nhà thơ. Người đọc tưởng như nghe được từ hai câu thơ ấy cả những tiếng thở dài ngao ngán, tủi hổ về duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ đa tài, đa tình ấy.
Hai câu tiếp theo:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Giữa đêm khuya, nhà thơ cảm thấy trống vắng cô đơn. Để quên đi nỗi buồn trơ trọi này, bà đã nhờ đến rượu, mượn chút hương nồng. Nhưng càng uống, bà càng tỉnh ra. Ngước lên ngắm trăng mà trăng đã xế bóng mà chưa lúc nào tròn. Bà cảm cảnh cho thân phận mình. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này thật tài tình, đăng đối, hô ứng nhau, cùng nhau làm nổi bật lên thân phận của một hồng nhan bạc mệnh tài hoa, nhan sắc mà phải chịu cảnh dở dang, cô đơn.
Tủi buông cho duyên phận mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ. Ngày tháng cứ vô tình chồng chất thêm hy vọng đợi chờ, khao khát nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Biết đến khi nào vần trăng lại tròn như biết bao tháng ngày đã mơ ước. Càng cô đơn, càng mong đợi mà càng mong đợi thì đau buồn càng lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có duyên phận hẩm hiu.
Hai câu luận liền mạch thơ là lấy cảnh ngụ tình:
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Hai câu thơ là hai hình ảnh mãnh liệt nêu bật một sự mạnh mẽ, phản kháng dữ dội. Rêu từng đám tuy bé nhỏ, mềm yếu mà cũng dám xiên ngang mặt đất, đá mấy hòn thôi mà cũng đâm toạc chân mây.
Hơn ai hết, nhà thơ vốn là người tự tin, yêu đời rất mực. Nhìn rêu đá, bà cũng cảm thấy chúng hoạt động mạnh mẽ, mang một sức sống đặc biệt nhưng cũng nhỏ bé và xa xôi quá. Hai câu thơ thể hiện rõ nét bản sắc, phong cách của Hồ Xuân Hương; bà luôn luôn cảm nhận sự vật dưới một cái nhìn mạnh mẽ hàm chứa một sức sống mãnh liệt dạt dào. Do đó mà cả rêu bé nhỏ, đá mấy hòn vô tri cũng tung hoành xiên ngang, đâm toạc. Dù đã trải qua nhiều bi kịch nhưng bà vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng của bà mạnh mẽ và dữ dội nhưng thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Phải sống trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, xem phụ nữ là hạ đẳng chẳng chút gì xem trọng yêu thương thì bà phải lâm vào cảnh ngộ "lạnh lùng" chua xót là điều tất yếu. Thấm thía nỗi buồn riêng đó của mình, nhà thơ muốn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho mọi nữ giới đều được sống, đều được yêu thương, được cuộc đời hạnh phúc. Nhưng việc ấy đâu phải dễ dàng chi. Bởi ngay chính bà, vẫn đang phải gánh chịu một duyên phận hẩm hiu. Do vậy càng nghe tiếng trống dồn, càng ngắm trăng khuya xế bóng, càng nhìn rêu, nhìn đá đâm toạc, xiên ngang nhà thơ càng bị dồn đến cái kết cuộc chán nản, đau xót. Bà viết:
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
Chữ xuân ở đây ngoài ý chỉ mùa xuân còn hàm ý chỉ tuổi trẻ, tuổi xuân. Theo nhịp tuần hoàn của trời đất, mùa xuân đi qua rồi sau đó còn trở lại "xuân đi xuân lại lại" nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ một đi... để rồi "Ngày xanh mòn mỏi má hồng phai pha" (Truyện Kiều). Do vậy mà thấy mùa xuân tươi đẹp trở về, đáng lẽ con người phải hớn hở, vui mừng thì lại chỉ thấy thêm ê chề, ngao ngán bởi lẽ mỗi lần xuân về là một lần tuổi đời chồng chất thêm, tuổi xuân trôi đi hết mà bản thân mình chỉ một cái thân lẻ chiếc, thiếu thốn yêu thương, giả sử có tình yêu thì mình cũng chỉ được sẻ có một tí:
"Mảnh tình san sẻ tí con con"
Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi, ấm ức: tình thì chỉ có một mảnh vì phải sẻ chia đâu dược tròn đầy, nguyên vẹn khác chi ánh trăng khuyết xế trong câu thơ trước. San sẻ chứ không phải trọn hưởng mà lại chua xót thay chỉ được san sẻ có chút xíu thôi: tí con con. Đã con con là rất nhỏ rồi mà còn có từ "tí" nghĩa là cực nhỏ. Mấy từ "tí con con" cực tả nỗi niềm riêng chua xót, ngán ngẩm của nhà thơ.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Linh
28 tháng 8 2017 lúc 9:45

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bên vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.

Bài thơ tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một ngươi phụ nữ- hay có thể gọi là hồng nhan.Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại roi vào hoàn cảnh- cô đươn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.

“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Từ láy “ Văng vẳng” được tác giả sử dụng để miêu tả thứ âm thanh từ xa vang lại, mặc dù không biết nó xuất phát từ đâu hoặc dù ở xa nhưng nghe mỗi lúc một gần một rõ hơn. Thời gian được nhắc tới là “ đêm khuya”- thời điểm khiến con người dễ rơi vào các cung bậc cảm xúc trạng thái khó tả nhất, cũng chính thời gian này có một người phụ nữ vẫn ngồi đó,không yên lòng mà ngủ được vẫn ngồi đó nghĩ ngợi về mọi thứ xung quanh đặc biệt về con người cuộc đười của mình. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “ trơ với nước non. Trước cuộc đười rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu :

“ Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh

Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”

phan-tich-bai-tho-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong

Loading...

Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tĩnh. Không có nỗi buồn nòa biến mất ở đây,mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. HÌnh ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý hco thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phậm haamrhiu.chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”

HÌnh ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. HÌnh ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:

“ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san se, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ ,chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng

Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Khánh Linh
Xem chi tiết