Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Alex
6 tháng 9 2018 lúc 19:49

chimoaoa

Bình luận (1)
Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
26 tháng 7 2018 lúc 10:35

- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hỉnh thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần có bộ Hình luật, thời Lê sơ có bộ Luật Hồng Đức (hay Quốc triều hình luật) - bộ luật hoàn chỉnh và tiến bộ nhất dưới chế độ phong kiến. Với 722 điều 16 chương, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bộ luật đã đề cập đến" mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.

Câu 3 (2 điểm). Phân tích tác dụng của những cuộc khỏi nghĩa nông dân ở cuối mỗi triều đại phong kiến.

Trả lời:

- Đẩy nhanh sự sụp đổ của triều đại phong kiến đã bước vào thời kì suy đồi.

- Góp phần quan trọng vào việc xác lập triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn, thúc đẩy sự phát triển đi lên của chế độ phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X - XV.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
26 tháng 7 2018 lúc 11:03

- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hỉnh thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần có bộ Hình luật, thời Lê sơ có bộ Luật Hồng Đức (hay Quốc triều hình luật) - bộ luật hoàn chỉnh và tiến bộ nhất dưới chế độ phong kiến. Với 722 điều 16 chương, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bộ luật đã đề cập đến" mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.

Bình luận (0)
Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
31 tháng 7 2018 lúc 9:38

- Nguyên nhân: Do qui luật phát triển không đều, xảy ra mâu thuẫn giữa các Đế quốc.

- Thời gian: Từ năm 1929-1933.

- Hậu quả:

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Tư bản.

+ Mức sản xuất sụt giảm.

+ Đời sống công nhân, nhan dân lao động đói khổ.

- Tác động:

+ Các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách cải cách kinh tế

+ Các nước Đức, Y-ta-li-a, Nhật bản tiến hành quá trình Phát-xít hoá đất nước.

Bình luận (0)
Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
31 tháng 7 2018 lúc 9:38

- Sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga tồn tại song song hai chính quyền vì:

+ Trong cách mạng quần chúng đã nổi dậy bầu ra các Xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

+ Cùng thời gian đó giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời gồm đại biểu của tư sản và đại địa chủ tư sản hoá.

- Để giải quyết tồn tại đó, đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng tháng mười thắng lợi.

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
31 tháng 7 2018 lúc 13:43

Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận :
+ Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lênin chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để sau đó tiến lên làm cách mạng XHCN

+ Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng

+ Sau khi cách mạng DCTS tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường lối, sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười

- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi.

b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình:

- Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.

- Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các xô viết".

- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng (B) hoạt động công khai nên có thể giành chính quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .

Bình luận (0)
Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
31 tháng 7 2018 lúc 9:40

- Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Mâu thuẩn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẩn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện đê phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lữa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai

- Những điểm giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
31 tháng 7 2018 lúc 13:42

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

Giống nhau
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 20:39

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề...)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để "phục thù". 2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...
Bình luận (0)
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Lê Thái
Xem chi tiết
Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết
le minh thanh
Xem chi tiết
minh tien
Xem chi tiết