Tiếng Việt

Đặng Lê Uyên Nhy
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 4 2018 lúc 20:06

1. Mẫu biên bản

2. Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên

3. Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản kê biên

4. Mẫu biên bản làm việc

5. Mẫu biên bản nghiệm thu

6. Mẫu biên bản cam kết

7. Mẫu biên bản thanh tra

8. Mẫu biên bản kiểm phiếu

Bình luận (1)
Nét Chữ Việt
Xem chi tiết
Shitoru Hanaku
30 tháng 3 2018 lúc 21:50

Ukm trung tâm này cũng đc nếu muốn có thể cho bé hc thử quan trọng là về nhà mua cuốn tập luyện chữ thêm cho bé và luôn ở bên nhắc nhở bé hc vì ở tuổi đó còn rất ham chơi, thiếu kiên nhẫn. Cho bé hc thử coi bé có thích không vì yêu thích say mê là yếu tố làm nên tất cả.hihi

Bình luận (2)
Nguyễn Thu Lan
Xem chi tiết
Bình Lê
21 tháng 3 2018 lúc 17:27

Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt.
Yết Kiêu gặp cha: "Con đi giết giặc đây bố ạ!"
Người cha: "Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật không làm gì được"
Yết Kiêu: “Bố ơi nước mất thì nhà tan”
Người cha: “Ấy, cha cũng biết việc đó, thôi con cứ đi”

a) Xác định và đoán hàm ý.

=> Hàm ý: "Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật không làm gì được."

- Ý của người cha: ko muốn cho con đi đánh giặc.

b) Những lập luận nào phản bác không bảo vệ câu lập luận nào có hiệu lực hơn ?

=> Câu nói thứ hai của Yết Kiêu : "Bố ơi nước mất thì nhà tan” phản bác không bảo vệ câu lập luận có hiệu lực hơn.

Bình luận (0)
Lung linh
Xem chi tiết
Hoa Luu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
9 tháng 5 2019 lúc 14:12

a. PTBĐ chính: Biểu cảm

b. Từ "ôi" trong câu thơ thứ hai là thành phần cảm thán.

c. 2 câu cuối: ý nói những tình cảm và sự hi sinh của Bác Hồ cho dân tộc lớn lao như dòng sông luôn đỏ nặng phù sa.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
13 tháng 5 2019 lúc 15:48

a,Bieu cam

b,Tu oi ;la thanh phan cam than

c,y noi nhung tinh cam va su hi sinh cua bac ho cho dan toc lon lao nhu dong song luon do nang phu sa

Chuc ban hok tot

Bình luận (0)
Nguyễn Sỹ Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2018 lúc 16:10

a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

b. Từ "xa tắp" có nghĩa nói về những hình ảnh của kí ức, về quá khứ đã cuốn đi xa mãi.

c. Đoạn thơ thể hiện niềm thương nhớ quê hương và người bà của mình. Tác giả ra đi để bảo vệ quê hương và không khỏi lo, thương nhớ cho người bà già yếu ở quê nhà.

Bình luận (0)
luong nguyen
19 tháng 6 2018 lúc 16:37

đề bài:Cho đoạn trích:

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!

a)Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

b)Nghĩa của từ xa tắp(câu thơ 3 khổ 1)

c)Đoặn trích thể hiện cảm xúc, thái độ gì của tác giả

trả lời:

a,phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

b,từ xa tắp có nghĩa là xa và kéo dài đến hết tầm mắt

c. Đoạn thơ thể hiện niềm thương nhớ quê hương và người bà của mình. Tác giả ra đi để bảo vệ quê hương và rất lo cho người bà ở nhà chờ đợi cháu mình

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Đặng Thị Huyền Trang
26 tháng 10 2017 lúc 20:48

Câu 2 :

Qua đoạn trích '' Kiều ở lầu Ngưng Bích'' em cảm nhận về nhân vật Kiều là mọt người con gái tốt về phậm hạnh , nhan sắc lại ngheeng nước ngheeng thành, có tấm lòng hiếu thảo đối với không chỉ là cha mẹ mình còn cả cha mẹ Trương Sinh. Không những vậy Nàng còn là 1 người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con thơ và đặc biệt hơn nữa là có tấm lòng son sắc, thủy chung, thương yêu chồng

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
7 tháng 3 2018 lúc 20:27

2,

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.

Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ

Bình luận (0)
Kim nhoii
18 tháng 10 2017 lúc 21:15

nên coi sách giải nha ấy

Bình luận (0)
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
7 tháng 3 2018 lúc 20:29

Bài nghị luận dược bố cục rành mạch, chặt chẽ với nhiều lí lẽ sâu sắc, nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động. 1. Lớp trẻ cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam Mở đầu bài viết, tác giả đã đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như vậy. "Cái mạnh, cái yếu" của người Việt Nam mà tác giả nói tới là những ưu điểm, những hạn chế trong phẩm chất, nhân cách bản thân mỗi con người. Đây là khởi nguồn của mọi thành công, hay thất bại trong cuộc sống. Khi bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, mỗi người phải chuẩn bị cho mình biết bao việc, trong đó hàng đầu, có tính quyết định chính là nhận ra ưu điểm, nhược điểm của chính mình. Vấn đề mà ông Vũ Khoan đặt ra và nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta thật thẳng thắn và cần thiết. 2. Cái mạnh - cái yếu, những cặp dối lập đang tồn tại trong chúng ta a) Trước hết, tác giả giải thích lí do và ý nghĩa việc chuẩn bị hành trang - nhận ra ưu điểm và nhược điểm - trong nhân cách bản thân mỗi người : "Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ... dưới tác dộng của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều". Như vậy, việc bồi đắp trí tuệ, trau dồi đạo đức, nhân cách của mỗi người tuổi trẻ chúng ta là một đòi hỏi khách quan có tính thời đại, tính lịch sử. Nó không đơn thuần là những khái niệm tinh thần chủ quan, trừu tượng mà là sự đòi hỏi khách quan, cụ thể của cuộc sống cả đất nước và mỗi con người. Tại sao ? Ông Vũ Khoan chỉ rõ : nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ : thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu ; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; tiếp cận ngay với kinh tế tri thức. Trong ba nhiệm vụ đó, có lẽ nhiệm vụ "tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức" là một đòi hỏi bức bách, một sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang nhất đối với tuổi trẻ chúng ta. b) Tiếp sau - phần chính của bài viết - tác giả thẳng thắn chỉ ra những "điểm mạnh và điểm yếu", những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót trong phẩm chất con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất : Chúng ta thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng kiến thức cơ bản không vững chắc, khả năng thực hành bị hạn chế. Thứ hai : Chúng ta cần cù sáng tạo, nhưng trong cần cù, chúng ta thiếu đức tính tỉ mỉ, nhất là chưa có thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Chúng ta có khả năng sáng tạo, nhưng chỉ loay hoay "cải tiến", làm tắt, chứ không coi trọng quy trình công nghệ. Thứ ba : Nhân dân ta có truyền thống đùm bọc, đoàn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nhưng trong công việc làm ăn, trong kinh tế thì lại phạm vào thói xấu "trâu buộc ghét trâu ăn", kèn cựa, ganh tị với nhau. Thứ tư : Bản tính thích ứng - một tính tốt nữa của chúng ta - sẽ giúp nhân dân ta mau chóng hội nhập với thế giới. Nhưng trong "hội nhập" đã xuất hiện vài thói xấu như "thái độ kì thị", "sùng ngoại", "khôn vặt",... không giữ chữ "tín", gây tác hại khôn lường... Chắc rằng, vị cán bộ cao cấp, nhà ngoại giao, người hoạt động giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của đất nước ta - ông Vũ Khoan - còn muốn nêu lên nhiều nữa "cái mạnh", "cái yếu" của người Việt Nam. Nhưng bốn cặp đối lập như trên, cũng đủ giúp chúng ta hiểu ra biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích nhất là, tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen ấy một cách cụ thể, sâu sắc. Mỗi ưu điểm cũng như thiếu sót đều có nguyên nhân, dều có tác dụng, hoặc hạn chế khi đất nước và dân tộc bước vào thế kỉ mới, hội nhập với nền kinh tế trí thức. Chúng có quan hệ biện chứng, thúc đẩy, hoặc hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. Qua lịch sử, qua nhiều tác phẩm văn chương và thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy những phát hiện, những lời khẳng định và phê phán của ông Vũ Khoan là hoàn toàn chính xác. Khi viết, ông đã dẫn chứng nhiều ví dụ sinh động, vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ : "nước đến chân mới nhảy", "liệu cơm gắp mắm", "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "trâu buộc ghét trâu ăn", "bóc ngắn cắn dài",... những cụm từ ấy điểm xuyết trong bài văn không chỉ giúp cho lí lẽ được mềm mại, mà còn đánh thức người đọc những tri thức cơ bản về lịch sử, về văn chương, đầy tính thuyết phục. Với học sinh chúng ta, sự phát hiện của ông Vũ Khoan về những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học "thời thượng", bệnh "học chay, học vẹt" là những lời phê phán, nhắc nhở thiết thực. Còn các phát hiện khác qua những cặp đối lập "cái mạnh", "cái yếu" của nhân cách Việt Nam biểu hiện trong lối sống, trong khoa học và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao,... cũng đều là những lời nhắn gửi cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, đó là những hành trang để chúng ta chuẩn bị vào đời, chuẩn bị làm một công dân Viêt Nam bước vào thế kỉ mới. 3. Muốn sánh vai các cường quốc năm châu Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lí do và ý nghĩa viộc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết "lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Tác giả dùng cụm từ muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mỏ đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để. sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỉ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể : hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thế, chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ "bước tới đài vinh quang đe sánh vai với các cường quốc năm châu" trong thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Tóm lại, qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, chúng ta hiểu rằng : Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Thế mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bước vào thế kỉ mới, để đưa nước ta tiến lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. Bài nghị luận chính trị xã hội được viết một cách giản dị, sâu sắc với những lí lẽ rành mạch, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, ngôn từ vừa hiện dại, vừa đậm đà chất dân tộc, rất dễ hiểu, đầy tính thuyết phục. Ấy là những lời giải tường minh, khúc chiết cho một bài toán về trí tuệ, tâm hồn đối với chúng ta.

Bình luận (0)
Vũ Thái Hoàng
Xem chi tiết
Kiều Linh
2 tháng 11 2017 lúc 21:15

tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện

một câu chuyện mà khá đỗi thân quen

yêu từng giây từng phút bao lưu luyến

đó là điều tôi mãi mãi không quên.

tôi còn nhớ một thời cùng lũ bạn

cắp sách tới trường vui vẻ tuyệt vời

nhớ ngôi trường giữa cánh đồng rộng lớn

nhớ đường mòn sỏi đá bước tới nơi

tôi còn nhớ mà không thể nào quên

màu hoa phượng đỏ thắm cả khoẳng trường

giờ nghĩ lại sao mà như muốn khóc

chợt nhớ ngày đi học thưở còn thơ.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
2 tháng 11 2017 lúc 22:00

Nhớ thương thay mùi áo trắng đọng lại
Kỉ niệm ngày nào còn vương vấn mãi
Bóng dáng ai thấp thoáng dưới mái trường
Để sầu mai này chỉ còn là vấn vương

Hôm chia tay bạn ơi bạn có nhớ
Dưới cánh phượng kia, kỉ niệm chẳng phai mờ
Tình bạn kia nồng ấp trong năm tháng
Buồn cho người, người lặng bước lang thang

Thu đến thu đi rồi thu lại đến
Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ?
Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng
Để vào trong tim một khoảng vắng lặng...

Bình luận (0)
Thư Soobin
12 tháng 11 2017 lúc 12:28

Bạn với bè rồi mọi người đi một ngã
Chỉ riêng mình ta cô đơn trống trải
Cần một người nào đó ngồi tâm sự
Nhớ lại tuổi học trò đã quá xa
Cắp sách đến trường là một niềm vui

Bình luận (0)
Hường Dương
Xem chi tiết
Phương Anh Phạm Thị
23 tháng 3 2018 lúc 12:38
Qua bài thơ "Viếng Lăng Bác" của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian.

Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.Chính vì vậy, trong thơ ta đã cảm nhân được bao nhiều tình cảm thiêng liêng, bao nhiêu sự biết ơn, lòng tôn kính của các nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung giành cho Bác. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương là một ví dụ tiêu biểu. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm và cũng là một cuộc hành hương của nhà thơ về cội nguồn."Viếng Lăng Bác" là nỗi niềm dồn nét kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn lao của Đồng bào, chiễn sĩ, của nhân dân - những người giống như nhà thơ tuy chưa từng một lần gặp Bác.

Nhưng đã nghìn lần thấy Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất đời mình.
Câu mở đầu bài rất giản dị, chân chất đã nói lên hoàn cảnh đến viếng thăm Bác của tác giả đồng thời cũng mở ra không khí trang nghiêm.

"Com ở miền nam ra thăm lăng Bác"

Miền Nam - mảnh đất quê hương mà sinh thời Bác Hồ đã đặc biệt giành tình yêu thương vô bờ bến. Bác đã nói "miền Nam luôn ở trong tim tôi", là miền đất gian khổ "đi trước về sau". Cách xưng hô con - Bác của nhà thơ Viễn Phương gợi lên sự gần gũi, thành kính. và điều đầu tiên nhà thơ bắt gặp là:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"

Cây tre tự bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam ngay thẳng, thật thà. Hàng tre trùm bóng mát rượi bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao nhiêu sự chất phác:

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"

Từ thời bình minh lịch sử nước nhà, có biết bao bị anh hùng đã lẫy tre làm vũ khí đánh giặc như Thánh Gióng,... trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã làm gậy tầm vông cũng từ họ nhà tre.

Khởi nghĩa đã chiến thắng làm vang dội cả địa cầu. Bởi vậy, tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.

"Ôi! hàng tre xanh Việt Nam
Báo táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Hàng tre xanh là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn bên Bác và đứng canh giấc ngủ của Bác,... Trên cái nền hàng tre trong sương, nhà thơ miêu tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng thăm mỗi ngày cùng lòng tôn kính đặc biệt:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân"

Điệp từ "mặt trời" đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.

"Ngày ngày" là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.

Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ "kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân" thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người.
Từ bên ngoài đi vào trong lăng ta cùng nhà thơ với những giây phút nghẹn ngào. Ta không còn nhớ đến hình ảnh hàng tre hay mặt trời nào nwaxmaf lúc này trong ta chỉ có Bác, Bác là người nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng.

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác mất thật rồi! Nhưng Bác - con người vĩ đại sẽ không bao giờ rời xa tổ quốc, rời xa dân tộc Việt Nam. Bác luôn sống trong lòng mỗi con người, luôn ủ ấm trái tim mỗi con dân Việt Nam. Và "giấc ngủ bình yên" ấy được bảo vệ, cho chở bởi "vầng trăng sáng dịu hiền"
Nhắc đến trăng, ta chợt thấy Bác yêu trăng biết bao! giường như trong thơ của Bác, trăng là hình ảnh không thể hiếu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trăng và Bác là đôi bạn tri kỉ, luôn luôn trò truyện cùng nhau trong những đêm tối ở chiến khu Việt Bắc.

Bình luận (0)