Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Lê Nguyễn Gia Hân

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã bùng nổ như thế nào

SukhoiSu-35
21 tháng 4 2020 lúc 12:09

1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

- Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ở Bắc Bộ, cuối tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v.. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Trước tình hình trên, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.

Lời kêu gọi có đoạn:

"... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ...

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ..."

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Bình luận (0)
Phúc
21 tháng 4 2020 lúc 12:30

1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

- Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ở Bắc Bộ, cuối tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v.. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Trước tình hình trên, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.

Lời kêu gọi có đoạn:

"... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ...

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ..."

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 4 2020 lúc 15:26

- Sau Hiệp định sơ bộ (6 -3 – 1946) và Tạm ước (14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta.

+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Văn Nhi
Xem chi tiết
Bích Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
BảoMật HồSơ
Xem chi tiết