Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Đức Bảo

Cho đoạn văn sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng

Trần Mai Quyên
21 tháng 4 2020 lúc 9:48

Bước vào lăng Bác, niềm xúc động và những suy tưởng thiêng liêng càng trào dâng hơn nữa:
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Bác đã đi xa nhưng nhà thơ không dám nhìn vào cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Viễn Phương viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. “Vầng trăng sáng dịu hiền” vừa thể hiện sự bình yên trong giấc ngủ của Bác vừa khẳng định: Bác thật gần chúng ta, giống như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ ví Bác với mặt trời, trong khổ thơ này, Bác lại nằm giữa “vầng trăng sáng dịu hiền”, điều này có mâu thuẫn với nhau không? Câu trả lời là 'không bởi Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhìn hình ảnh Bác “trong giấc ngủ bình yên” như vậy, nhà thơ không nén nổi niềm xúc động:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim’’.
Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...Tác giả khẳng định một niềm tin vững chắc Bác như mặt trời,vần trăng,trờ xanh mãi mãi bất tử nhưng khi đối diện với hiện thực Bác không còn nữa,Bác đã ra đi thì nỗi đau trong con người là có thật,nỗi đau ấy như vò xé trái tim.Một nỗi đau hiện hình khi mất Bác

Bình luận (0)
Trần Mai Quyên
21 tháng 4 2020 lúc 9:49

Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở dòng thơ thứ 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó
Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Tranggg Nguyễn
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Quangquang
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Katsumi Shinne
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết