Văn bản ngữ văn 9

Kim Yen Pham

phân tích khổ thơ cuối bài đong chí( viết đoạn văn)

gơi ý:

- Là bức tranh đẹp về hình ảnh người lính .

- Hình ảnh thực được tác giả nhận ra từ những đêm hành quân ,phục kích giặc

- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng gợi ra nhiều liên tưởng :

Súng trăng gần xa chiến sĩ thi sĩ chiến đấu thủ tình hiện thực lãng mạn

\(\rightarrow\)hài hoà, bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp của người lính

- Đánh giá : với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, khổ thơ khẳng định lý tưởng chiến đấu cao cả , thiêng liêng của nhưng người lính: cầm súng bảo vệ gia đình, quê hương,hoà bình.

giúp mìn với mình có gợi ý á viết thành đoạn văn nha..

Thúy Vy
13 tháng 12 2019 lúc 18:40

Bài câu thơ cuối bài "Đồng chí" của Chính Hữu là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:“Đêm nay rừng hoang sương muốĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”. Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…. Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạngĐoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Văn Sáng
Xem chi tiết
blackpink blink
Xem chi tiết
Etermintrude💫
Xem chi tiết
Min군대
Xem chi tiết
Bảo Duy Cute
Xem chi tiết
Ngọc kem
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hùng
Xem chi tiết