Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Khang Huu

-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?

minh nguyet
2 tháng 3 2019 lúc 9:05

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?

- Triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.


Bình luận (0)
Đạt Trần
2 tháng 3 2019 lúc 13:54

-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?

Phân hóa thành 2 nơi : Đàng trong và Đàng Ngoài Kinh tế 2 vùng có phần chênh lệch ( Đàng trong phát triển hơn)

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.
Bình luận (0)
Đạt Trần
2 tháng 3 2019 lúc 13:57

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ?

*Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?

* Về chính trị:

* Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt.

– Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.

– Vào những năm 60, thời vua Lê Thánh Tông (1460 I 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính:

+ Ở trung ương, các chức: Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đời có quyền hành cao hơn trước.

+ Ở địa phương, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa nguyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo thừa tuyên là các phủ, huyện, châu, xã.

– Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử.

– Một bộ luật mới được ban hành với tên gọi là Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hốt các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

– Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ.

– Đói nội: tiếp tục củng cố khối đoởn kết các dân tộc trong nước.

– Đôi ngoại: Quan hệ Việt – Trung cũng như với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp.

* về kinh tế:

– Kinh tế nông nghiệp được chú trọng.

+ Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng công ở các làng xã, khuyến khích khai hoang, thành lập 43 sở đồn điền.

+ Hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.

– Thủ công nghiệp và thương nghiệp dần dần phục hồi và phát triển.

+ Kinh thành Thăng Long có 36 phô” phường vừa sản xuất hàng thủ công, vừa buôn bán. Nhiều chợ mọc lên ở các làng. Nhiều làng thủ công mới hình thành.

+ Ngoại thương kém phát triển, nhà Lê không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* về văn hóa:

– Thời Lê sơ, Nho giầo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt, các khoa thi được tổ chức đều đặn, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.

– Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo của nhân dân.

– Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ ra đời như Bình Ngô đại cáo, ức Trai th1 tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm th1 tập của Lê Thánh Tông,…

– Các công trình sử học, toán học ra đời.

Qua đó cho thấy thời Lê sơ, đất nước phát triển khá toởn diện, đạt tới đ1nh cao của sự phát triển nước Đại Việt ở thế kỉ XV.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Hà Vy
Xem chi tiết
Phạm Hà Duy
Xem chi tiết
Đỗ Thị Bích Thủy
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
Thúy Trần
Xem chi tiết
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Phương Thùy
Xem chi tiết