Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Nguyễn Đức Toàn
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
5 tháng 2 2016 lúc 12:51

* Giai đoạn 1946-1954 : Kháng chiến chống thực dân Pháp

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp lại xâm lược Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp kí Hiệp định Giơ ne vơ (7/1954), công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

* Giai đoạn 1954-1975 : Kháng chiến chống đế quốc Mĩ

- Sau hiệp định Giơ ne vơ, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới  sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, cuộc đấu tranh chống Mĩ được tiến hành trên cả 3 mặt trận : quân sự - chính trị - ngoại giao.

- Quân và dân Lào lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vùng giải phóng đã mở rộng với 4/5 lãnh thổ.

- Tháng 2/1973, các phái ở Lào đã thỏa thuận kí hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc  ở Lào.

- Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975, được sự cổ vũ của thắng lợi Xuân 1975 ở Việt Nam,  quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

- Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập.

Bình luận (0)
Cao Tiến Thành
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 14:04

* Nội dung : 

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long do Nguyễn Ái Quốc chủ trì 

- Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

* Ý nghĩa : 

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng

Bình luận (0)
Thời Sênh
14 tháng 1 2019 lúc 20:37

Nội dung Hội nghị:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III

c) Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng

Bình luận (1)
Thảo Phương
15 tháng 1 2019 lúc 13:46

* Nội dung hội nghị :
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm, của các tổ chức Cộng sản và nêu chương trình hội nghị .
- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Bầu Ban chấp hành TW lâm thời do Trịnh Đình Cửu đứng đầu .
Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng .

Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên
+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp cùng bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng để làm cho nước Việt Nam độc lập tự do.
+ Lực lượng cách mạng: là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới .
+ Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản.
+ Mối quan hệ: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
=> Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:
+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng
+. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Bình luận (1)
Lê Viết Lưu Thanh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 14:10

- Được tin Nhật Bản đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa thành lập, Hội nghị Toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Từ ngày 14/8, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16/8, một đơn vị Giải phòng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

- Ở Hà Nôi, chiều ngày 17/8, quần chúng đã tổ chức mit tinh tại Nhà hát Lớn; thực hiện quyết định của Ủy ban Khởi nghĩa, tối 19/8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

- Ở Huế, ngày 23/8 khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đồng
19 tháng 2 2016 lúc 21:10

14/08/1945 bắt đầu tổng khởi nghĩa,giải phóng quân phối hợp với quân dân tự vệ địa phương đồng loạt tấn công đồn phát xít Nhật tại Bắc Kạn,Tuyên Quang,Thái Nguyên... 
19/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội 
23/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Thừa Thiên Huế 
25/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn 
30/08/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị,trao nộp ấn kiếm cho đại diện CP nước VN dân chủ cộng hòa 
02/09/1945 CT HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Phúc
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 14:43

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau.

- Tháng 3/1947, thông điệp của tổng thống Mĩ Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn, từ đó Mĩ khởi đầu chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Việc thực hiện kế hoạc Macsan tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu, tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự NATO - liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN Châu Âu.

- Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế.

Bình luận (0)
Nguyễn  Hai My
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
5 tháng 2 2016 lúc 8:45
Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch Biên giới.Hòan cảnh lịch sử: bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi:

- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nứớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

- Ngày 18/1/1950, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 30/1/1950 chính phủ Liên Xô và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

Chủ trương của ta: tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.Ý nghĩa: với chiến thắng biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. Quân đội ta đã trưởng thành, giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:21

- Cuộc Tiến công chiến lược 1972 của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa"  trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Hoàn cảnh lịch sử :

   + Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"

   + Mĩ thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.

   + Miền Bắc khôi phục kinh tế, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam

   + Từ năm 1969 đến năm 1971, quân dân ta ở miền Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia, đẩy mạnh đấu tranh giành nhiều thắng lợi trên ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao.

- Diễn biến và kết quả :

    + Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam

    + Đến cuối tháng 6/1972, ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

 

Bình luận (0)
Đào Thị Hương Lý
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
5 tháng 2 2016 lúc 8:51

* Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pari:

– Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, Mỹ buộc phải đàm phán với ta ở Hội nghị Pari từ 13/5/1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đến 25/1/1969, bắt đầu hội nghị bốn bên (Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hoa kỳ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam cộng hoà).

– Hội nghị Pari diễn ra trong bối cảnh Mỹ liên tiếp thất bại trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược của ta mùa hè 1972. Ta cũng đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại trở lại của Mỹ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm
lược của Mỹ tiếp tục diễn ra trên thế giới và cả ở Mỹ.

– Tháng 10/1972, khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống, bản dự thảo Hiệp định Pari được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận
ngày ký chính thức. Mỹ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân nhượng bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972. Nhưng chúng đã bị đánh bại, buộc phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/ 1973.

* Ý nghĩa của Hiệp định Paris:

– Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mỹ và các nước
khác không được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.

– Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân Mỹ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi
miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Long
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:48

* Âm mưu :

- Đầu năm 1969, cùng với việc thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh' , Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh" nhằm phá vớ liên minh đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia

* Thủ đoạn :

- Ngày 18/3/1970, Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanuc, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương

- Tháng 4/1970, 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành quân xâm lược Campuchia, cô lập Việt Nam.

- Tháng 2/1971, 4.5 vạn quan Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành quân "Lam Sơn 719" chiếm giữ đường 9 - Nam Lào, đẩy mạnh xâm lược Lào, cô lập Việt Nam

* Thắng lợi chung của 3 dân tộc :

- Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mi và biểu tình quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân ba nước.

- Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội Việt nam có sự phối hợp của nhân dân Campuchia chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.

- Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân dân Lào chiến đấu đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719" giải phòng đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương

 

 

Bình luận (0)
Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
5 tháng 2 2016 lúc 8:47

* Giai đoạn 1945-1954 :
   - Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia. Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia) đã lãnh đạo nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến ngày càng trưởng thành. 
   - Ngày 9-11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã ký hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia". Tuy vậy, quân Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.
   - Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
 * Giai đoạn 1954-1970 :
   - Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
   - Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18-3-1970 của thế lực tay sai Mĩ, Campuchia bị kéo vào quĩ đạo cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
 * Giai đoạn 1970-1975:
   - Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam phát triển nhanh chóng. 
   - Từ tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Campuchia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác.
   - Mùa xuân 1975, quân dân Campuchia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
 * Giai đoạn 1975-1979:
   - Ngay sau đó, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. 
   - Ngày 3-12-1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

-> Tham khảo vui.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:53

- Tình hình kinh tế : 

  + Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu có sự ổn định và phát triển nhanh.

  + Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC -1957), sau trở thành Công đồng Châu Âu (EC -1967)

   + Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thàng 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

- Tình hình chính trị :

   + Nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển.

   + Trên chính trường nhiều nước trong khu vực này có những biến động đáng chú ý

- Chính sách đối ngoại : Nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

   

 

Bình luận (0)