Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Lê Ngoc Anh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Bình luận (0)
callme_lee06
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:17

tham khảo dàn ý ạ

2.2 Cảm xúc, suy nghĩ về hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện.- Khâm phục ý thức kỉ luật về nếp sống văn minh: xếp hàng, cảm ơn khi được giúp đỡ.- Cảm phục hành động của em bé: Trước hoàn cảnh đó, con người thường bi quan tuyệt vọng, và chỉ lo lắng cho bản thân mình. Cậu bé trong câu chuyện biết hi sinh quyền lợi bản thân vì cộng đồng. Đặt trong cảnh ngộ cậu bé lâm vào cảnh khốn khó mới thấy rõ hơn lòng vị tha, nghĩa cử cao đẹp của người công dân nhỏ tuổi, thấy được vẻ đẹp của một nền văn hoá, chiều sâu của một nền giáo dục.- Rút ra bài học bản thân: sự chia sẻ, tình tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng, nếp sống văn minh, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...2.3 Thông điệp gửi tới nhân vật nhỏ tuổi trong câu chuyện:- Cảm thông chia sẻ những mất mát, khó khăn không dễ vượt qua của em bé và của nhân dân Nhật bản.- Bày tỏ sự khâm phục trước những việc làm của người bạn nhỏ.- Hi vọng, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp đối với nhân dân Nhật Bản.- Tự nguyện ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản.- Suy nghĩ về mình, về dân tộc mình.
Bình luận (0)
Bùi Hoa
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 22:56

tham khảo

ừ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.

 

Sự vào cuộc quyết liệt

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nước, khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới đã công bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Hiện nay dịch vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp, đây là một bệnh mới, chưa có sự hiểu biết đầy đủ khoa học về dịch bệnh như: Sự biến đổi của virut, độc lực, khả năng lây truyền, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, ... do đó cộng đồng quốc tế vẫn còn có khó khăn trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu, vắc - xin phòng bệnh để đề ra các biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Nước ta, trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm A(H1N1) năm 2009, ngay từ đầu khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, nước ta đã triển khai các biện pháp hết sức quyết liệt ngay từ rất sớm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào Việt Nam.

Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới trong công tác phòng chống COVID-19.

Trước tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng của dịch bệnh tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có lời kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung tay chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, đã mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế làm Phó trưởng ban, cùng các Bộ, Ban, ngành TW đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng, ... ; đồng thời công tác chống dịch đã có được sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các Bộ liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc đáp ứng dịch COVID-19. Có thể nói rằng, chưa khi nào Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID, Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với tần suất cao như trong thời gian vừa qua.

Thành công ban đầu

Sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã bước đầu có những kết quả khả quan trong công tác phòng chống dịch, số người mắc và tử vong do COVID-19 của chúng ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Trong khi đó dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới liên tục gia tăng nhanh chóng mỗi ngày. Chúng ta đã có quãng thời gian dài hơn 3 tháng liền không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất thế giới trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.

Có thể nói, trong các hoạt động chống dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, đã triển khai cao hơn một bước so với thực tế cần thiết đáp ứng với dịch bệnh. Đặc biệt, các hoạt động chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng một lần nữa cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, sự điều hành hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước với Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh trọng điểm khác.

Cùng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua Bộ Y tế cũng luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành trong việc phòng chống các dịch bệnh lưu hành khác trong nước, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: Sốt xuất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn ở người, bệnh dại, ... ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả về thanh toán, loại trừ một số bệnh đã đạt được trong những năm qua cũng như tiến tới loại trừ một số bệnh truyền nhiễm khác.

Các bác sĩ là những chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.

Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm nay, toàn ngành y tế cả nước đã rất nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hết sức mình trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Đóng góp vào các kết quả nêu trên, Đảng Bộ Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế tích cực tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và trực tiếp tham gia các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần vào sự thành công của quốc gia trong việc kiểm soát tốt dịch COVID-19.

Bình luận (0)
Tử Ái
Xem chi tiết
Simmy FF
Xem chi tiết
anonymous
21 tháng 4 2021 lúc 10:17

Ta hẵng còn nhớ câu chuyện kể về chàng thủ lĩnh Danko đã lấy trái tim mình làm ngọn đèn soi sáng cho dân tộc đi qua hang tối để tìm về miền đất hứa. Ôi trái tim Danko – trái tim lửa thiêng sáng ngời chất sử thi hào hùng, nhưng cũng thấm đượm nơi đó một dòng máu đỏ tươi của tình nhân loại, tình yêu thương to lớn. Đúng vậy, tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn biết nhường nào.

Từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã được cha mẹ, thầy cô giáo dục rất nhiều về tình yêu thương. Tuy nhiên tình yêu thương là gì thực chất vẫn luôn làm chúng ta bỡ ngỡ dù là khi đã trưởng thành. Tình yêu thương không chỉ là sự lãng mạn, mà nó chính là tiếng nói chung cho: Lòng bác ái, tính vị tha, sự san sẻ, cảm thông, quan tâm và “sống vì người khác”. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. 

Tình yêu thương thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, khi ông bà cha mẹ chấp nhận hy sinh, chấp nhận bao vất vả cực nhọc để nuôi dạy con cháu nên người, là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Ngoài ra, tình yêu thương còn được biểu hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau của anh chị em một nhà. Bên cạnh đó, trong toàn xã hội, tình yêu thương còn là khi những người hàng xóm láng giềng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hay thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Tình yêu thương cũng được thể hiện ở tình yêu đôi lứa, hay khi ta lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

Như loài chim phân biệt mình bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim. Và như lời liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã từng nói: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”. Đúng thế, tình yêu thương trước hết mang lại niềm hạnh phúc cho nhân loại. Mỗi người yêu thương sẽ gieo mầm cho một xã hội tốt đẹp và văn minh. Người cho đi tình thương cũng sẽ cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Đối với con người, tình yêu thương còn là sợi dây gắn kết và thu hẹp khoảng cách với nhau. Từ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự ngập tràn trong tình yêu thương. Ai đó đã từng nói: “Chúng ta đều là những thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay.”. Thật vậy, chỉ khi yêu thương thì ta mới có thể cảm nhận được thế giới, cảm nhận được những điều tìm ẩn và được giấu kín bên trong vẻ ngoài ấy là những bước tiến, là những bài học mới, bổ ích và đầy kinh nghiệm phục vụ cho ước mơ vươn tới những tầm xa của mỗi một con người, mỗi một cá nhân trong cuộc sống này. Tình yêu thương giúp xây dựng nên nhân cách con người, là cả quá trình cảm nhận cuộc sống này tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu con người nhận ra được vai trò thực sự của tình yêu thương. Thêm nữa, một chút sự đồng cảm, chia sẻ gửi đến cho người có hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ là nguồn động lực to lớn giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, để tự tin và lạc quan vượt qua tất cả. Đồng thời, tình yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hoá kỳ diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”, mang lại niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thực tế cuộc sống, đã có biết bao câu chuyện cảm động kể về tình yêu thương. Có thể kể đến trận bão lũ vừa qua của miền Trung, khi người dân miền Trung đang đối diện với tổn thất về tinh thần, vật chất rất lớn thì có không ít nhà hảo tâm đã quyên góp vật tư và đồ ăn đến nơi lũ lụt. Không kể già trẻ hay gái trai mọi người đều hướng về miền Trung thân yêu bằng nhiều chương trình từ thiện khác nhau. Hay như tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Mỗi câu chuyện dẫu khác nhau về hoàn cảnh, cách thức hay con người nhưng đều thống nhất ở một trái tim nhân ái, một lòng yêu thương nồng nàn.  

Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ sống vì bản thân và cảm thấy bản thân không cần có trách nhiệm phải chia sẻ với ai, phải giúp đỡ ai. Họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân  mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “vô cảm”, dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kỵ, ganh ghét,…Đó là một lối sống ích kỷ cần được phê phán và chấn chỉnh. Thử hỏi nếu trên thế giới này mọi người thờ ơ chỉ sống cho riêng mình thì cuộc sống ấy sẽ thế nào? Con người sẽ chẳng khác gì máy móc. Những người như thế sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, sống cô độc trong chính bóng tối mà mình tạo ra. 

“Thế giới này sẽ trở nên tươi đẹp biết bao khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau”. Chỉ với tình yêu thương chân thành sẽ giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết chừng nào. Vì lẽ đó, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta hãy sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình. 

 
Bình luận (0)
Ong Seong Woo
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 4 2021 lúc 20:03

Tham khảo nha em:

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)

TK#

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)
Ong Seong Woo
Xem chi tiết

     Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

Bình luận (0)

TK#

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.

Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.

Bình luận (0)
Ong Seong Woo
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
2 tháng 5 2021 lúc 22:18

undefinedundefined

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
2 tháng 5 2021 lúc 22:18

Gửi bạn nhé !

Bình luận (0)
Đinh Hồng Nhung
Xem chi tiết
hô hô jotaro
13 tháng 5 2021 lúc 20:23

tk 

Đời người là hành trình vượt qua những thử thách. Thật vậy! Cuộc sống luôn có những thử thách ấp đến bất ngờ khiến ta không lường trước được và những lúc như thế chúng ta cần mạnh mẽ, dũng cảm để vượt qua nó. Thử thách ở đây có nghĩa là gì? Nghĩa là những biến cố trong cuộc sống, khó khăn trong con đường học tập hay vấp ngã trên con đường đi đến thành công. Lúc nhỏ, để biết bò, biết đi chúng ta phải vất vả tập luyện rất nhiều, vượt qua sau bao lần vấp ngã đau đớn, lớn lên ta phải chịu đụng áp lực trên con đường học vấn, luôn nổ lực cố gắng hết mình đề sau này có một cuộc sống ấm no, chăm lo tốt cho gia đình. Về gia chúng ta phải chịu đựng bệnh tật, ngày ngày chăm lo cho con cháu mong muốn chúng có một cuộc đời tốt đẹp. Không ai đi đến thành công mà không có khó khăn thử thách, cũng chẳng ai mãi bước ung dung, không có lo âu trên đường đời.Vì thế mỗi khi gặp khó khăn vất vã chúng ta hãy mạnh mẽ vững bước vượt qua bởi “thất bại là mẹ thành công’, đời người là hành trình vượt qua gian khổ.

Bình luận (0)
Dfggg Cdcg
Xem chi tiết