Mở đầu

Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 5 2016 lúc 18:26

Con người tác động vào với động vật:

Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác.

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra, giám sát ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, quý hiếm.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả phải kiểm tra kỹ về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái, bảo đảm con vật sống và phát triển .

Trường hợp cần phải nuôi dưỡng để nhân giống trong các cơ sở của Nhà nước hoặc tại các công viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, các cơ quan khoa học, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng thí điểm một số trung tâm cứu hộ để nuôi dưỡng, theo dõi động vật hoang dã trước khi thả trở lại rừng.

3. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm tra, thu giữ các loại súng quân dụng, súng hơi và các phương tiện dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Nghiêm cấm chế tạo và sử dụng các loại phương tiện này trái với những quy định hiện hành.

4. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ các trường hợp quy định tại điểm 5 của Chỉ thị này.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xem xét để cấp đăng ký lại cho những trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc sản thuộc động vật hoang dã, quý hiếm. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh phải bảo đảm các quy định sau:

Phải đăng ký các loại mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc sản từ động vật để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.

Các cửa hàng phải tự tổ chức gây nuôi lấy những loài động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản và phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành.

Phải chỉ rõ nơi gây nuôi và nguồn động vật trên để cung cấp cho nhà hàng kinh doanh đặc sản.

Phải cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.

6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện theo quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành, đúng Công ước quốc tế CITES.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 1996 về việc điều chỉnh bổ sung danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật quý hiếm đã nêu trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý, trong việc gây nuôi phát triển, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã đặc biệt là động vật quý, hiếm để lập danh mục động vật quý, hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào Công ước quốc tế (CITES).

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng quy chế, điều lệ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật hoang dã, quý hiếm.

9. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật hoang dã, quý hiếm cho toàn dân biết để thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa vào chương trình giáo dục phổ cập về ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.

 

Bình luận (0)
Hayate No Gotoku
11 tháng 5 2016 lúc 11:20

theo mình thì:

*ảnh hưởng:-tàn phá môi trường sống của các loài động vật

                    -săn bắn buôn bán sử dụng trái phép động vật làm suy giảm số lượng loài

                    -sử dụng hóa chất trong quá trình khai thác làm ảnh hưởng đến môi trường sống

                    -nhân giống tràn lan khiến đặc tính của động vật bị làm mới khiến cho chất lượng không được đảm bảo và động vật khó thích nghi với môi trường sống hiện tại

*biện pháp bảo vệ:-tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ môi trường sống của các loại động vật, không săn bắn,buôn bán động vật qúy hiếm

                              -không sử dụng các sản phẩm của các loài động vật quý hiếm

                              -báo cáo cho cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi săn bắn, buôn bán động vật và tàn phá môi trường sống của động vật               

                              -cố gắng học tập để trở thành người có ảnh hưởng lớn đến xã hội nhằm tuyên truyền quần chúng bảo vệ động vật

    >_<  hơi ngắn nha mn thông cảm hihi.. có j thiếu xót anh em bỏ qua hoặc bổ sung mình cảm ơn

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 18:53

Ảnh hưởng từ con người :

- Con người săn bắn, buôn bán trái phép các loại thú quý.

- Phá rừng lấy đất canh tác làm mất nơi sống của đông vật.

- Một số loài đang gặp nguy hiểm vì quý hiếm.

- Một số loài có giá trị thực tiễn bị khai thác mạnh, lạm dụng quá mức.

- Chất độc hóa học làm chúng dần tuyệt chủng.

Biện pháp :

- Tích cực tham gia trồng rừng.

- Cấm nhập khẩu, săn bắn cũng như buôn bán đông vật.

- Xử lí chất thải trước khi cho ra môi trường.

- Cấm khai thác các động vật quý.

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thiên nhiên.

Nhớ tick cho mk nha !

Bình luận (0)
Nguyễn Anh
Xem chi tiết
Như Nguyễn
11 tháng 5 2016 lúc 20:04

-     Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, vẹm.

-     Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.

-     Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: ong, mật ong.

-    Tuy nhiên, cũng có một sô' động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy,...).

Bình luận (0)
phuong phuong
11 tháng 5 2016 lúc 20:04

 động vật không xương sống thường là loài đng vật sống ở dưới nước chúng gúp làm sạch nguồn nước và là thức ăn của các loài động vật khác

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
18 tháng 8 2016 lúc 21:08
- Làm thực phẩm (vd như tôm, mực,...)- Có giá trị để xuất khẩu (trai, tôm, mực,...)- Có giá trị dinh dưỡng làm thuốc (mật ong, vỏ bào ngư,...)- Có hại cho con người và động vật (sán dây, giun đũa,...)- Có hại cho thực vật (sâu, ốc sên,...)
Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
30 tháng 5 2016 lúc 11:38

- Làm thuốc
- Làm thức ăn cho con người.
- Dùng cho việc nghiên cứu khoa học.
- Dùng sức kéo của động vật vào nông nghiệp.
- Duy trì ổn định hệ sinh thái.
- Phục vụ cho việc tham quan, du lịch.

Bình luận (0)
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 10:44

- Có lợi :

+ Cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp ( da ; lông ; thịt ;.... )

+ Đối tượng thí nghiệm cho : khoa học ; học tập ; làm thuốc.

+ Hỗ trợ con người trong : thể thao , lao động , giải trí , an ninh ...

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 11:01

Giới động vật nước ta đa dạng , phong phú vì các lí do sau :

- Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ gió và độ ẩm , tạo điều kiện cho giới thực vật nước ta phát triển.

- Nước ta nằm ven biển Đông và có bờ biển tương đối dài nên phong phú động vật biển.

- Nước ta có 3 / 4 lãnh thổ là rừng núi nên động vật rừng cũng phong phú không kém.

- Nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ , nhận nhiều chế độ khí hậu khác nhau , nên quần tụ được nhiều động vật có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau.

 

 

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 18:38

- Nước ta thuộc vào đới khí hậu nóng ẩm gió mùa, mưa nhiều nên thuận lợi cho việc cây cối phát triển mạnh. Cây cối phát triển thì tạo ra nhiều rừng rậm nhiệt đới là nơi sống cũng như thức ăn của các loài động vật, khí hậu lại dễ thích nghi nên nước ta có nhiều loại động vật đa dạng phong phú.

Nhớ tick cho mk nha !!!!!!thanghoa

Bình luận (0)
vo xuan sang
8 tháng 4 2017 lúc 19:48

hacặc

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 11:02

Động vật biển đa dạng phong phú hơn trên cạn, nhất là ở nước ta , vì :

- Biển là cái nôi của sự sống . Sự sống phát triển đầu tiên ở biển , khi đã cực kì phong phú rồi mới " đổ bộ " lên cạn.

- Môi trường biển chiếm diện tích gấp khoảng 3 lần diện tích trên cạn , lại có nhiều độ sâu và nhiều chế độ khí hậu khác nhau.

- Thành phần động vật biển còn bị con người ít khai phá hơn so với trên cạn.

- Riêng nước ta có nhiều biển, thuộc diện quốc gia biển , nên càng có động vật phong phú và đa dạng.

 

 

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 11:02

Càng lên cao và càng xa xích đạo , động vật càng kém đa dạng phong phú vì :

- Khí hậu hai nơi này lạnh và điều kiện sống khắc nhiệt.

- Thực vật, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của động vật tại 2 nơi đó đều thưa thớt và đơn điệu.

- Ngoài ra , vùng cực băng giá quanh năm , mùa đông kéo dài , thiếu ánh nắng tới 6 tháng , trong khi vùng núi cao thường phủ băng tuyết , độ dốc cao , gió nhiều...

Tất cả điều kiện trên đều làm cho giới động vật trở nên nghèo nàn.

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 17:12

- Khí hậu ở đây vừa lạnh và khắc nghiệt.

- Cây cối mọc ít ko có thức ăn cho đông vật.

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 11:07

Qua vài tỉ năm tiến hóa , thế giới động vật tiến hóa theo hướng đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể mỗi loài , thể hiện :

- Đa dạng về loài :

+ Từ nhiều loài có kích thước nhỏ như trùng biến hình đến loài có kích thước lớn hơn như cá voi .

+ Chỉ có giọt nước biển thôi cũng có nhiều đại diện của các loài khác nhau.

+ Chỉ quây một mẻ lưới , tát một cái ao , lập tức được vô số các loài khác nhau.

Đã có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện .

- Phong phú về số lượng cá thể : Một số loài có số lượng cá thể lớn , cá biệt , có loài có số lượng lên đến hàng vạn , hàng triệu cá thể như : các đàn cá biển , tổ kiến , đàn chim di cư , chim hồng hạc ,....

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
30 tháng 5 2016 lúc 11:06

Nếu giới động vật không còn thì con người không tồn tại được , vì :

- Động vật là thức ăn chính của con người như : sữa , thịt , cá , mỡ ,....

- Động vật cung cấp nguyên liệu cho may mặc , giày dép ... như : tơ , len , da ,...

- Động vật là nguyên liệu cho nhiều thuốc chữa bệnh như : nhung hươu , mật ong ,...

- Chúng còn là sức kéo quan trọng trong sản xuất như : trâu , bò , ngựa , voi ,....

Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
18 tháng 8 2016 lúc 20:16

 - Ngành động vật nguyên sinh: amip, trùng cỏ, trùng roi 
- Ngành ruột khoang: san hô, thủy tức, sứa 
- Ngành giun dẹp: sán lá gan, sán máu, sán dây lợn 
- Ngành giun tròn: giun tròn, giun bụng lông, giun cước 
- Ngành giun đốt: giun đốt, đỉa, giun đốt cổ 
- Ngành thân mềm: sò, mực, trai 
- Ngành chân khớp: tôm, cua, bướm, ong

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
18 tháng 8 2016 lúc 20:19

-Ngành Ruột Khoang: Thủy tức , sứa , san hô.

-Nghành Động vật nguyên sinh: trùng roi , trùng giày , trùng biến hình.

-Nghành Giun dẹp: Sán lá gan , sán bã trầu , sán dây

-Ngành Giun tròn: Giun đũa , giun kim , giun móc câu

-Ngành Giun đốt: Giun đất , đỉa , rươi

-Ngành Thân mềm: Trai sông, ốc , mực

-Ngành Chân khớp: Tôm , nhện , mọt

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
18 tháng 8 2016 lúc 21:04
 -Ngành động vật nguyên sinh: amip, trùng cỏ, trùng roi 
- Ngành ruột khoang: san hô, thủy tức, sứa 
- Ngành giun dẹp: sán lá gan, sán máu, sán dây lợn 
- Ngành giun tròn: giun tròn, giun bụng lông, giun cước 
- Ngành giun đốt: giun đốt, đỉa, giun đốt cổ 
- Ngành thân mềm: sò, mực, trai 
- Ngành chân khớp: tôm, cua, bướm, ong
  
Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
18 tháng 8 2016 lúc 20:59

-Lớp cá: cá chép , cá ngựa

-Lớp Lưỡng cư: ếch đồng , ếch ương , cóc , cóc tam đảo

-Lớp Bò sát: cá sấu , thằn lằn , rắn hổ mang

-Lớp chim: bồ câu , chim sẻ , công , gà , vẹt

 

-Lớp Thú: cá voi , chuột , mèo , hổ , trâu , bò

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
18 tháng 8 2016 lúc 21:00

-Lớp cá: Cá chép; Cá ngựa. 
-Lớp Lưỡng cư: Ếch đồng; Ễnh ương; cóc; cóc Tam Đảo. 
-Lớp Bò sát: Cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang 
-Lớp Chim: bồ câu; chim sẻ; công; gà; vẹt 
-Lớp Thú: cá voi; chuột; mèo; hổ; trâu bò

Bình luận (0)
Mai Linh Trần Ngọc
18 tháng 8 2016 lúc 21:00

-Lớp cá: Cá chép; Cá ngựa. 
-Lớp Lưỡng cư: Ếch đồng; Ễnh ương; cóc; cóc Tam Đảo. 
-Lớp Bò sát: Cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang 
-Lớp Chim: bồ câu; chim sẻ; công; gà; vẹt 
-Lớp Thú: cá voi; chuột; mèo; hổ; trâu bò

Bình luận (0)