Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu

Mắn May
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 15:45

Đoạn truyện ngoài việc giới thiệu Lục Vân Tiên còn cho ta biết về Kiều Nguyệt Nga - một cô gái khuê các gặp bước hiểm nghèo, may được Lục Vân Tiên cứu thoát, ở đoạn trích này, tính cách của Kiều Nguyệt Nga được biểu hiện thông qua những lời giãi bày của nàng với Lục Vân Tiên:

Trước xe quân tử tạm ngồi,

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

Chút tôi liễu yếu đào tơ.

Những chữ quân tử tạm ngồi đối lập với tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa, chút tôi... không chỉ nói lên thái độ mang ơn, chịu ơn mà còn bộc lộ rõ nét sự thùy mị, nết na của người con gái trước ân nghĩa là một đấng tu mi nam tử. Nhưng cao đẹp nhất là phẩm chất ân tình được bộc lộ sâu sắc trong nguyện vọng và cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga. Nàng muốn được đền ơn cho ân nhân của mình:

Hà Khê qua đó cũng gần,

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.

Là một cô gái rất mực đằm thắm ân tình, Kiều Nguvệt Nga muốn được đền ơn một cách cụ thể, trả ơn một cách xứng đáng cho Lục Vân Tiên:

Gặp đây đương lúc giữa đàng,

Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.

Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga ở đây không chỉ bộc lộ ở tấm lòng chân thành của người mang ơn, mà còn nói lên quan niệm trả ơn của nhân dân ta: không chỉ bằng lời cảm ơn suông, mà còn bằng vật chất cụ thể, bởi chỉ có như vậy mới chứng tỏ được tấm lòng chân thành của mình đối với ân nhân.

Suy cho cùng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó cũng là tính cách sống có tính truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Một cách sống cần được giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 15:47

Kiều Nguyệt Nga là con gái tri phủ Hà Khê. Càng lớn nàng càng xinh đẹp khiến cho bao vương tôn công tử đem lòng yêu mến và mong muốn cùng nàng kết nghĩa phu thê.

Nhựng cha nàng vì muốn con được sống trong giàu sang phú quý nên đã ép nàng lấy một người mà nàng chưa hề biết mặt. Vâng mệnh đấng sinh thành, Nguyệt Nga cùng cô hầu đến nơi cha làm việc. Giữa đường, nàng gặp toán cướp Phong Lai uy hiếp. May thay, Lục Vân Tiên vừa đi tới đã ra tay cứu giúp. Nàng đem lòng mến thương chàng từ đó.

Kiều Nguyệt Nga lòng nhủ lòng tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên. Tự tay nàng vẽ một bức hình chàng và luôn giữ bên mình. Khi nghe tin Lục Vân Tiên chết trận, nàng thề sẽ thủ tiết suốt đời và phụng dưỡng cha chàng.

Thái sư thấy nàng vốn là người thuỳ mị nết na, hiếu nghĩa vẹn toàn muốn dành cho con trai mình, nhưng bị nàng từ chối. Thái sư tức giận bèn tâu với vua bắt nàng đi cống giặc ô Quan buồn bã, chán nản, khi thuyền đi tới biên giới, nàng liền nhảy xuống sông tự vẫn mang theo tấm hình Vân Tiên.

Phật Bà Quan Âm cảm thương tấm lòng thơm thảo của nàng đã cứu vớt, rồi đưa nàng vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công thấy nàng đẹp người, tốt nết bèn nhận làm con nuôi. Nhưng Bùi Kiệm, con trai Bùi Công lại muốn lấy nàng làm vợ.

Không còn cách nào khác, nàng bỏ trốn vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải. May sao sau đó ít lâu nàng gặp lại Lục Vân Tiên. Hai người được đoàn tụ, cùng xây dựng hạnh phúc.

Bình luận (0)
Vũ Trung Đức
7 tháng 8 2018 lúc 9:57

Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, trong tác phẩm nhà văn không chỉ xây dựng thành công bối cảnh truyện, nội dung đề cập sâu sắc, nhân văn mà tác giả đặc biệt thành công trong xây dựng chân dung nhân vật.

Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên- nhân vật trung tâm, nòng cốt của tác phẩm thì hình ảnh Kiều Nguyệt Nga cũng được nhà thơ khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các:

“Thưa ràng: “Tôi thiệt người ngay”
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ
Trong xe chật hẹp khôn phô
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng”

Những lời nói Kiều Nguyệt Nga đáp lại Lục Vân Tiên ta có thể thấy nàng là một người có học thức, lời ăn tiếng nói đều rất rõ ràng, dịu dàng, mực thước kể lể sự tình của mình “ Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.

“ Thưa ràng” là cách nói đầy chuẩn mực, tôn trọng thể hiện được cung cách của một con người có gia giáo, có học thức.Nàng cũng là người biết điều phải trái, khi chứng kiến cảnh Lục Vân Tiên “ tả đột hữu xung” cứu mình thì nàng đã mang ơn và có hành động để thể hiện sự biết ơn ấy của mình:
“ Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng”

Nguyệt Nga muốn thể hiện sự biết ơn của mình đối với những hành động trượng nghĩa của Vân Tiên, nàng muốn “cúi đầu” để cảm tạ ơn sâu ấy. Đây là hành động được xem là rất “ phải đạo” cũng thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc, chu đáo của nàng.

Qua những đoạn đối đáp với Lục Vân Tiên,ta không chỉ thấy Kiều Nguyệt Nga là người dịu dàng,lễ phép, chuẩn mực mà còn thấy đây là một cô gái rất có hiếu:

“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”

Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu.

“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”

Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình.

Và đây cũng là lần thứ hai Kiều Nguyệt Nga muốn quỳ lạy tạ ơn đối với Vân Tiên “Xin cho tiện thiếp lạy rồi mới thưa”.Nếu lần đầu tiên nàng tỏ ý muốn lạy tạ ơn thì có thể coi là phép khách sáo, lịch sự.Song đây là lần thứ hai nàng bày tỏ mong muốn này, điều đó cũng chứng tỏ được tấm lòng chân thành, sâu sắc của nàng.

Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn.

Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế.

“Nguyệt Nga ứng tiếng xin hầu
Xuống tay liền tả tám câu năm vần”

Có thể thấy người con gái này “ tài sắc vẹn toàn”, đoan trang thục nữ những cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông.

Bằng những ngôn ngữ giản dị mà mộc mạc, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng lên bức chân dung người thiếu nữ Kiều Nguyệt Nga đầy chân thực, gần gũi với những nét đẹp mang đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, đoan trang, hiếu thảo, trọng ân nghĩa.

\\tham khảo nhé//

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Dương
22 tháng 9 2017 lúc 14:53

Lục Vân Tiên là một người có tài và có đức, từ thuở nhỏ gia đình đã đính hôn với Võ Thể Loan, con Võ Công. Lục Vân Tiên lên kinh đô thi, giữa đường gặp Kiều Nguyệt Nga bị cướp bắt, Lục Vân Tiên phá tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát nạn. Kiều Nguyệt Nga cảm công ơn của Lục Vân Tiên nguyện sẽ lấy Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên đến kinh đô, sắp vào thi thì được tin mẹ mất, nên phải bỏ kinh đô về nhà để chịu tang, giữa đường vì đau buồn nên mắc bệnh, mắt mù. Lục Vân Tiên bị bọn thầy lang, thầy pháp lừa dối lấy hết tiền rồi lại bị một tên bạn xấu ( Trịnh Hâm ) lập mưu đẩy xuống sông. Được vợ chồng một ngư ông vớt lên. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Thể Loan để nhờ cậy, nhưng lại bị cha con Võ Thể Loan mưu hại, mang bỏ vào trong hang núi. Lục Vân Tiên được một tiên ông cứu và nhờ có thuốc tiên cho, Lục Vân Tiên khỏi mù, rồi lại được người bạn tốt là Hớn Minh đem về ở một ngôi chùa.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nhớ công ơn Lục Vân Tiên, không chịu lấy con một tên gian thần. Tên gian thần trả thù, âm mưu bắt nàng sang cống Phiên. Giữa đường Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhưng được Phật cứu khỏi chết và sau vào ở nhờ nhà một lão bà.
Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi đánh Phiên. Lúc thắng trận trở về tình cờ gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người nhận được nhau, đưa nhau về triều, cùng nhau sum họp một nhà còn bọn gian nịnh tham ác đều bị trừng trị.

Bình luận (0)
Ngô Thị Khánh Ly
8 tháng 10 2018 lúc 19:48

Lục Vân Tiên, một người khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Khi nghe tin tiều đình mở khoa thi, chàng liền từ giã người thầy của mình, xuống núi đẻ đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, vì chàng vốn là người hào hiệp trượng nghĩa nên đã ra tay cứu giúp.

Vân Tiên trông từ xa thấy bọn cướp hung hẵn tay ai nấy đều thủ sẵn vũ khí, nhưng dù vậy chàng vẫn quyết không nhụt chí. Chàng liền đi tới bẻ một khúc cây làm gậy, lao tới chỗ bọn cướp dõng dạc nói:

-Những tên cướp kia, tại sao ban ngày ban mặt lại dám cướp của dân lành thế hả?

Phong Lai nghe vậy thì mặt đỏ phừng phừng, tức giận quát:

-Tên nào mà dám hống hách thế hả? Có biết ta đây là ai không?

Vân Tiên biết bọn cướp vô cùng hống hách nên chàng cũng không đôi co với chúng làm gì. Chàng cứ thế mà xông thẳng tới mà đánh. Bọn cướp thì ỷ thế mình đông nên chúng cũng xông lên đánh. Nào ngờ, chúng lại bị Vân Tiên dạy cho một bài học, ai nấy đều quăng hết vũ khí mà lo chạy cho thoát thân. Còn Phong Lai, hắn chạy không kịp đã bị Vân Tiên giáng một gậy khiến "thác rày thân vong". Sau khi dẹp xong lũ cướp, Vân Tiên đến gần hỏi:

-Ai đang than khóc thì hãy llộ diện.

Lúc này, cô tì nữ Kim Liên mới dám cất tiếng:

- Chúng tôi đều là dân lành, vì sa cơ nên mới rơi vào tay bọn cướp. Trong xe thì thật khó có thể diễn tả thành lời, xin hãy giúp chúng tôi, tôi xin cúi đầu lạy tạ ân nhân.

Vân Tiên nghe người trong xe nói thì cũng động lòng, đáp lại rằng:

-Ta đã dẹp lũ cướp rồi , nhưng khoan đã nàng hãy cứ ngồi đó đừng ra ngoài. Nàng là nữ nhi ta là nam nhi chớ nêntùy tiện. Xin hỏi tiểu thơ con gái nhà ai, đi đâu mà lại bất ngờ gặp tai nạn giữa đường thế này ?Chẳng hay tên họ nàng là chi, phận nữ nhi việc gì mà tới đây?

Kiều nguyệt nga lên tiếng đáp lại:

- Tôi là Kiều Nguyệt Nga, Người còn lại là tì nữ của tôi tên là Kim Liên. Quê tôi ở quận Tây Xuyên, cha làm quan tri phủ ở Hà Khê. Cha đưa tôi qua đó để tôi định bề nghi gia. Phận làm con thì đâu dám cãi lời cha, tôi cũng đành chấp nhận đường xa mà lên đường. Nhưng giữa đường lại gặp phải bọn cướp, nếu biết như thế này tôi đã chẳng lên đường đi xa rồi. Nếu hôm nay không có ân nhân ở đây thì phẩm giá của tôi gìn giữ lâu nay đã bỏ đi trong phút chốc rồi. Xin chàng cứ ngồi đó, tiện thiếp xin thưaTiếp với chàng. Tôi vốn chỉ là một người con gái chân yếu tay mềm, giữa đường lại gặp phải bọn cướp may mắn có chàng cứu giúp. Hà Khê qua đó cũng gần, xin chàng theo cùng thiếp để đền ơn cho chàng. Gặp nhau thì ở giữa đường, tôi thì không đem của cải bạc vàng gì trên người. Nhớ câu "báo đức thù công", tôi nên lấy gì để đền đáp công lao của chàng đây?

Vân Tiên nghe vậy thì liền cười và đáp lại rằng:

-Nay lai lịch đã rõ ràng, ta cũng không tính toán hơn thua làm gì. Nếu giữa đường gặp phải sự bất bình mà không cứu thì không phải là người anh hùng.

Vân Tiên nói xong liền quay đi, để lại Kiều Nguyệt Nga sau lưng, nàng vẫn lưu luyến người ân nhân ấy. Không biết bao giờ mới có thể gặp lại...

(Lời văn của mình nếu nhầm hay không phù hợp chỗ nào xin bạn bỏ qua giùm mình nha ^.^)

Bình luận (0)
Lê khắc Tuấn Minh
Xem chi tiết
Thuỳ Dương
25 tháng 9 2017 lúc 17:26

hóng :3

Bình luận (0)
Vy Le
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
23 tháng 10 2017 lúc 20:44

Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ.

"Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang"

Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...
Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...

Bình luận (0)
Đạt Trần
23 tháng 10 2017 lúc 20:54

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến TRUYỆN KIỀU. Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phầm mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều, chủ yếu là miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều. Đầu tiên tác giả tả khái quát, sau đó ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân:"Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang.Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."​Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ."Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang"​Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
26 tháng 10 2017 lúc 20:29

Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết. Sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời.

Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận..

Nếu có sai sót cho mình xin lỗi nha
Bình luận (0)
Vy Le
Xem chi tiết
Đạt Trần
24 tháng 10 2017 lúc 19:57





Bài làm

Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.
Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.
Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.
Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.
Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người

Bình luận (0)
vũ tiến đạt
24 tháng 10 2017 lúc 20:25

Thời gian thấm thoát thoi đưa, xuân về mà thoáng chốc sắp qua. Trong ngày tết Thanh minh, hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đã cùng nhau đi tảo mộ, hai chị em sửa soạn đi dự lễ trong dòng người và xe ngựa nhộn nhịp, nô nức. Đến khi bóng chiều đã ngả về tây, hai chị em cùng nhau ra về. Họ thong dong đi dọc theo con suối nhỏ, dòng nước lững lờ trôi, phía trên có cây cầu bắc ngang. Phong cảnh trong buổi chiều mùa xuân thật thanh tĩnh và lòng người thoáng chút ưu tư

Bình luận (0)
Vũ Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
Kiều Linh
26 tháng 10 2017 lúc 19:02

1....Truyện thơ Lục Vân Tiên do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên -người anh hùng chiến đấu vì nghiã, văn võ song toàn.

Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp.

Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương, chàng hứa :

Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.

Căm giận lũ bất lương, Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đứng về phía nhân dân, phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ :

Kêu rằng :Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy :

Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

Không tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân từ, từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng. Cuộc chiến của chàng giống hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân, của điều thiện nên nó vô địch :

Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Lời thơ chân chất, thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bật một chân lý : kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng.

Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ…Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Chàng cười bởi chàng quan niệm :

Làm ơn há dễ trong người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ – nôm na, giản dị mà chất phác vô cùng. Đằng sau những lời giản dị ấy là ngọt ngào, thơm thảo một quan niệm nhân sinh, một tấm lòng nhân ái, hào hiệp. Với chàng, ơn nghĩa là việc thông thường của người sống có văn hoá, đang theo đòi kinh sử, hướng về nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ, làm mục đích cho mọi hành động. Chàng hành động vì lòng nhân, vì nghĩa lớn, trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện. Chàng quan niệm :

Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn, tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình. Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời xưa, của con người chân chính ngày nay.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.

Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị, đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Có thể nói, Lục Vân Tiên đúng là nhân vật lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng cứu nước giúp đời của mình. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước, yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu.

3...Đại thi hào Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của 2 Kiều như sau :
" Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây THUA nước tóc , tuyết NHƯỜNG màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy , nét xuân sơn
Hoa GHEN thua thắm , liễu HỜN kém xanh
Mình nhớ cô giáo mình giảng thế này :
Nhà thơ Nguyễn Du đã miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân trước để tạo một khái niệm cơ bản về cái đẹp - nét đẹp hoàn mỹ, và qua đó tôn vinh nhan sắc của Thúy Kiều .
Đại thi hào đã rất có ý khi miêu tả Thúy Vân trước " người đẹp như hoa , giọng nói trong sáng như ngọc " : 1 người rất đẹp, một cái đẹp đằm thắm , dịu dàng sang trọng ít ai sánh được, cái đẹp thu hút ngta khi vừa mới gặp , tạo cho ng đối diện cảm giác an lành thu thái khi tiếp xúc khiến cho ai cũng cảm mến và hài lòng , tác giả đã dùng từ " thua " và " nhường " để diễn đạt sự hài lòng mà mọi ng dành cho Vân .
Với Thúy Kiều : tài sắc vẹn toàn và vượt trội . Nàng đẹp - liễu phải HỜN và hoa phải GHEN. Khi đối diện với Thúy Kiều ng khác có cảm giác mình quá thua kém và ghanh tị bởi vì nàng quá xuất sắc, nhà thơ cũng đã có ý nói đến cuộc đời gian truân của Thúy Kiều từ những câu thơ diễn tả sắc đẹp của nàng

Bình luận (2)
Thiên Ngân
26 tháng 10 2017 lúc 23:25

3. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân rồi mới miêu tả nét đẹp của Thúy Kiều (sử dụng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy) để dùng vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền, bệ phóng nâng nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều lên tầm cao hơn.

"Làn thu thủy" tập trung miêu tả đôi mắt đẹp của Kiều, long lanh, trong veo như hồ nước mùa thu, bình lặng không một gợn sóng mang vẻ đẹp tinh anh của tâm hồn, trí tuệ

"Nét xuân sơn" miêu tả đôi chân mày thanh thoát như nét núi mùa xuân.

"Làn thu thủy, nét xuân sơn" thể hiện vẻ đẹp tài năng, cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt

Bình luận (0)
Tôn Gia Ngộ
Xem chi tiết
Kiều Linh
27 tháng 10 2017 lúc 12:27

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Bình luận (0)
Quách Phương Anh
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
30 tháng 6 2019 lúc 8:46
I. Đôi nét về tác giả

- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)

- Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương

- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

- Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

2. Tóm tắt

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

3. Giá trị nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện viết bằng chữ Hán

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
30 tháng 6 2019 lúc 8:50

-Lục vân Tiên

I. Đôi nét về tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu

- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi

+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến

+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất

- Sự nghiệp văn chương

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước...

+ Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...

- Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”

II. Đôi nét về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.

- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện

2. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp

- Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

4. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
30 tháng 10 2017 lúc 18:22

Những phần này đều có trong sách giáo khoa mà bạn . Chịu khó tìm nha ..hì....

Chúc bạn học thật tốt nà

Bình luận (1)
Mai Linh Mai Linh
Xem chi tiết
Vân Huỳnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 12 2017 lúc 13:40

Tôi tên là Lục Vân Tiên. Một lần, trên dường trở về nhà khi đi dọc đường gặp toán cướp đang bắt nạt dân làng bèn xông vào cứu người bị nạn. Bọn cướp hung hăng đao kiếm lăm lăm vào, tôi chỉ kịp bẻ vội khúc cây bên đường làm vũ khí .Nhưng vốn là người giỏi võ nên tôi né được những cú đánh của bọn cướp Phong Lai. Và không lâu sau ,tôi đã đánh tan bọn cướp kẻ cầm đầu cũng phải bỏ mạng. Khi đó hai cô gái đang ngồi trong xe mới hoàn hồn nhưng vẫn còn sợ. Lúc đó, tôi mới tới gần xe động viên an ủi 2 cô gái. Hỏi chuyện ra mới biết cô gái đó là con của quan chi phủ Hà Khê. Nay trên đường về nhà gặp cha chẳng may gặp nạn. Đó là tiểu thư Kiều Nguyệt Nga . Cô mong được đền ơn cứu mạng của tôi nhưng tôi từ chối . Tôi vốn là nam tử hán, xưa nay làm ân chưa bao giờ có ý muốn được báo đáp. Nói đoạn, tôi liền đi khỏi.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
23 tháng 12 2017 lúc 18:12

Tôi tên là Lục Vân Tiên. Một lần, trên dường trở về nhà khi đi dọc đường gặp toán cướp đang bắt nạt dân làng bèn xông vào cứu người bị nạn. Bọn cướp hung hăng đao kiếm lăm lăm vào, tôi chỉ kịp bẻ vội khúc cây bên đường làm vũ khí .Nhưng vốn là người giỏi võ nên tôi né được những cú đánh của bọn cướp Phong Lai. Và không lâu sau ,tôi đã đánh tan bọn cướp kẻ cầm đầu cũng phải bỏ mạng. Khi đó hai cô gái đang ngồi trong xe mới hoàn hồn nhưng vẫn còn sợ. Lúc đó, tôi mới tới gần xe động viên an ủi 2 cô gái. Hỏi chuyện ra mới biết cô gái đó là con của quan chi phủ Hà Khê. Nay trên đường về nhà gặp cha chẳng may gặp nạn. Đó là tiểu thư Kiều Nguyệt Nga . Cô mong được đền ơn cứu mạng của tôi nhưng tôi từ chối . Tôi vốn là nam tử hán, xưa nay làm ân chưa bao giờ có ý muốn được báo đáp. Nói đoạn, tôi liền đi khỏi.

Bình luận (0)