Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Đời về cơ bản là buồn......
1 tháng 3 2018 lúc 17:56

19-8-1945: Cách mạng tháng 8 thành công

23-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên - Huế

25-5-1945: Giành chính quyền ở Sài Gòn

28-8-1945: Giành chính quyền trong cả nước

Bình luận (2)
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:44

Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là:

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông –xuân 1953 -1954 của ta, đập tan “ Pháo đài không thể công phá ”của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

Bình luận (2)
Phạm Linh Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:44

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ, như một Bạch Đằng, Chi Lăng ... của thế kỷ XX. Thể hiện cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta.

+ Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

+ Bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám giải phóng được miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ.

+ Giáng một đòn nặng nề vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ to lớn phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đặc biệt ở Châu Á (như ở Lào, Campuchia...), Châu Phi (như ở Angiêri, Tuynidi...). Góp phần làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

+ Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi to lớn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:45

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam từ 1945 đến 1954, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là trận tiêu diệt lớn nhất của Quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh bại “kế hoạch Nava” của thực dân Pháp, tạo điều kiện đi đến quyết định ký hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Kết thúc 9 năm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, đây cũng là thắng lợi chung của các dân tộc nhỏ yếu trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Chiến thắng này cũng chứng minh chân lý của thời đại “Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào”.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đất nước nhỏ bé đã đánh bại một đất nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạnh tháng Tám, giải phóng hoàn toàn Miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và Miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, nó được ví như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX.

Bình luận (0)
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:49

1.Tên:

- Toàn quốc kháng chiến(19/12/1946-tháng 3/1947)

- Chiến dịch Việt Bắc thu đông (7/11/1947-19/12/1947)
-Chiến dịch Quảng Nam-Đà Nẵng (12/1/1949-30-3-1949)

2.Sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và
đồng bằng, nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp - Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch.
Trên chiến trường trung du và đồng bằng, trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta mở ba chiến dịch : chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên ; chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên Đuờng số 18 từ Phả Lại đi Uông Bí; chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Trong ba chiến dịch, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của chúng.
Sau khi rút kinh nghiệm ba chiến dịch mở ra ở vùng trung du và đồng bằng - là những chiến trường có lợi cho địch, ta chủ trương chỉ mở các chiến dịch tiến công tiếp sau ở vùng rừng núi - là chiến trường có lợi cho ta.Từ ngày 9 đến ngày 14 -11 - 1951, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh, có pháo binh, cơ giới, máy bay phối hợp đánh chiếm Hòa Bình, nhằm giành lại quyền chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ, nối lại “Hành lang Đông - Tây”, chia cắt căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.
Ngày 10-11, Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến (Hoà Bình), hai cánh quân thủy và bộ có máy bay yểm trợ, theo sông Đà và Đường số 6 tiến vào thị xã Hoà Bình.
Thực dân Pháp tập trung lực lượng đành Hòa Bình, nên chúng phải rút bớt quân ở đồng bằng, đó là cơ hội tốt đế ta đánh địch. Ta vừa cho quân bao vây, truy kích tiêu diệt địch trên mặt trận Hoà Bình, vừa đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ của chúng, thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, buộc chúng phải rút khỏi Hoà Bình, kết thúc chiến dịch vào ngày 23 - 2 - 1952.
Tiếp tục thực hiện phương châm “đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, bộ đội ta chuyển hướng tiến công địch trên chiến trường rừng núi, mở chiến dịch đánh địch ở Tây Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng dân cư địa kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích. Mở đầu chiến dịch, ngày 14 - 10 - 1952 quân ta tiến công địch ở Nghĩa Lộ; tiếp đó đánh vào Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.
Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 - 1952), ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trừ Na Sàn), bốn huyện thuộc Lai Châu, hai huyện thuộc Yên Bái, với 25 vạn dân, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.
Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng với Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ít-xa-la của Lào thỏa thuận mở chiến dịch Thượng Lào, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Ngày 8 - 4 - 1953, chiến dịch bắt đầu.
Sau gần 1 tháng chiến đấu, Liên quân Việt - Lào giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với 30 vạn dân. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam, tạo thế mới để uy hiếp địch.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:47

2.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn để đi đến đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Trong những chiến thắng ấy, chiến thắng quân sự đưa quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là chiến thắng Biên giới thu đông 1950.

Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta ngày càng phát triển và gặp nhiều thuận lợi mới: Tháng 10/1949, CM Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời. Ngày 18/1/1950, chính phủ CHND Trung Hoa, đến 30/1/1950 chính phủ LX và 1 tháng sau là các nước trong phe XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm chiến tranh, thực dân Pháp đã không thể thực hiện được các ý đồ xâm lược mà còn buộc phải chuyển sang đánh lâu dài. Điều đó đẩy thực dân Pháp vào hoàn cảnh khó khăn. Pháp đã buộc phải xin viện trợ của Mĩ để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến. Ngày 13/5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông Tây”. Trên cơ sở đó Pháp âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Trước âm mưu mới của Pháp- Mĩ, tháng 6/1950, Đảng và Chính Phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt 1 bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đườngbiên giới Việt trung, mở rộng củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, quân ta tấn công Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, cô lập Cao Bằng . Đến 22/10/1950 quân địch đã phải rút cạy khỏi hàng loạt các cứ điểm dọc tuyến biên giới từ Cao bằng đến Lạng Sơn (Thất Khê, Na Sầm, Lộc Bình, Đình lập, An Châu), đường số 4 được giải phóng. Kết quả, sau hơn 1 tháng chiến đấu. ta loại 8000 địch, giải phóng 750 km đường biên giới Việt –Trung với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông-Tây,làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp, Mĩ.

Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đã khai thông con đường liên lạc của ta với các nước XHCN, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Bình luận (0)
Chi Chích Choè
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
22 tháng 2 2018 lúc 20:06

xóa sạch hình bóng quân thù ra khỏi đất nước Việt Nam, thực hiện quyền độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân và thống nhất đất nước sẽ còn kéo dài rất lâu nữa, nhưng với việc ký với Pháp Hiệp định sơ bộ vào ngày 6/3/1945 đã giúp cho ta có đủ thời gian để giải quyết khó khăn trong nước, cũng cố vững chắc chính quyền nhân dân, xây dựng lực lượng chiến đấu và tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Đây chính là đường lối ngoại giao đúng đắn, thể hiện quan điểm biết mình biết ta, chờ đời thời cơ chiến đấu với kẻ thù để giành thắng lợi cuối cùng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
nguyễn thị thảo ngân
22 tháng 2 2018 lúc 20:04

1946 mà bn

Bình luận (1)
Thuy Truong
Xem chi tiết
Phạm Thanh Trí Đức
Xem chi tiết
Dương Thị Trà My
Xem chi tiết
truc kim huynh
1 tháng 1 2018 lúc 16:42

Nếu chỉ so sánh tương quan thì khó có thể tưởng tượng lực lượng và phương tiện tác chiến của ta có thể đánh bại một chiến dịch đường không mà Mỹ đã huy động tới 1.077 máy bay các loại, trong đó có những loại máy bay hiện đại như cường kích, tiêm kích, không người lái, tàng hình… Đặc biệt là Mỹ đã huy động hầu hết các pháo đài bay chiến lược B-52 hiện có, với 197 chiếc để đánh phá Thủ đô Hà Nội.

Có gì bổ sung giúp mình nha!Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
truc kim huynh
1 tháng 1 2018 lúc 16:47

nếu có sgk bạn lật sách giúp mình nêu những ý chính sau

-Mục đích:

Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp ,..

+Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

-Thời gian: đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

– Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

=> Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

Bạn có thể thêm trong sách giáo khoa.Nhưng lưu ý bài này mình mới thi hk xong có rất nhiều bạn mắc lỗi là nêu lần 1 nhưng ko cần thiết nha bạn chúng ta chỉ cần nói khác ra là đầy đủ.Nếu có thêm gì thì comment cho mình nhá.Chúc bạn làm bài tốt.

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Diệp
7 tháng 12 2018 lúc 16:58

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp

– Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.

– Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

– Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

– Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

– Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

=> Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

Bình luận (0)
Trần Thị Xuân Thùy
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
22 tháng 12 2017 lúc 16:54

- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.
- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt : kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam : FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)...

+Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hàng chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, giáo dục,...
+ Chương trình phát triển LHQ UNDP viện trợ 270 triệu USD, quĩ nhi đồng LHQ UNICEF giúp 300 triệu USD, quĩ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76.7 triệu USD......

Bình luận (0)
vũ đình bảo
Xem chi tiết