Các bạn giúp mình soạn bài SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
NHA!
Các bạn giúp mình soạn bài SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
NHA!
Câu 1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:
- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân
- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.
Câu 2.
- Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Câu 3. Sức mạnh của gươm thần.
- Từ khi có gươm nhuệ khí nghĩa quân càng tăng.
- Gươm thần tung hoành ngang dọc.
- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước.
Câu 4. Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
- Cách trả gươm.
+ Ở hồ Tả Vọng.
+ Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
+ Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
+ Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.
Cau 5. Ý nghĩa:
- Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6.
- Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy (hay là An Dương Vương) cũng có Rùa Vàng)
- Đây là nhân vật tượng trưng cho sưc mạnh, cho nguyện vọng, cho công lí của nhân dân.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt: Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.2. Lời kể:Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.- Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.- Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.- Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.Cho mình hỏi sự tích hồ gươm xuất xứ khi nào v???
Sự tích hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết về Lê Lợi đầu thế kỉ XV bạn nhé
trong HỒ GƯƠM có con j
Bài "Thạch Sanh" có mấy đoạng vậy cho mình câu trả lời sớm sớm nhé mình đang cần gấp
Có thể chia làm 4 đoạn :
Đ1: (Ngày xưa…thần thông): kể về sự ra đời của Thạch Sanh.
Đ2: (Một hôm…quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cướp công.
Đ3: (Vua có… bọ hung): Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và giải oan cho mình.
Đ4: (phần còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.
Văn bản '' Thạch Sanh'' được chia thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1 : Từ đầu ... mọi phép thần thông. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
+ Đoạn 2 : Tiếp... làm quận công. Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công
+ Đoạn 3: Tiếp... thành bọ hung. Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và con vua Thuỷ Tề. Mẹ con Lí Thông bị sét đánh
+ Đoạn 4 : Còn lại. Thạch Sanh cưới công chúa, chiến thắng quân 18 nước chư hầu và lên làm vua.
bài sự tích hồ gươm có bao nhiêu đoạn ?
Bố cục văn bản Sự tích Hồ Gươm gồm 2 đoạn:
Phần 1: “ Vào thời giặc Minh…trên đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Phần 2: “ Một năm….hồ Hoàn Kiếm”: Long Quân đòi lại gươm thần.
cho mình hỏi là bài sự tích Hồ Gươm gồm mấy phần vậy vả ý nghĩa của từng phần là gì vậy????? Thanks
cho 3 nhân vật: chim chích hoa sen và ông mặt trời ,em hã tưởng tượng một câu chuyện về 3 nhân vật đó
Tôi là chú chim chích nhỏ nhắn, tôi rất thích bay lượn trên nền trời trong xanh và khám phá bao niềm kỳ diệu. Sáng sớm, như thường lệ, tôi lượn cánh sang bên đầm sen bát ngát rạo rực như những ánh lửa hồng để thăm chị hoa sen, chị ấy bị khuyết tật vì cành của chị ấy không được thẳng cho lắm, nhưng vì sự cố gắng vượt lên mọi thử thách gian nguy, mang trong mình một niềm hi vọng lớn lao của chị ấy, làm tôi rất khâm phục chị. Tôi đã chứng kiến cảnh chị phải đứng vững mình trong giông bão, thân chị còn cỏi, mỏng manh...nhưng sức bền và lòng kiên trì của chị đã giúp chị vượt qua và vẫn đứng thẳng mình trong đầm sen xinh đẹp ấy, dù lấm láp bùn đất nhưng những chiếc cánh hồng vẫn ngát hương và vẫn rạo rực niềm khát khao, thương yêu cuộc sống, cháy bỏng như ngọn lửa bập bùng.
Chị hoa sen: Em hôm nay đã có lịch bay đi khám phá nơi nào chưa?
Tôi: Chưa chị ạ - tôi băn khoăn đáp....
Bỗng tôi nảy ra một quyết định....tôi sẽ bay thẳng đến mặt trời.
-Chắc em bay đến gặp ông mặt trời - tôi nói một cách đầy tự tin.
-Em điên à, ông ấy lúc nào cũng bén lửa, em lên đó, có mà chết cháy - chị ấy khuyên tôi.
- Nhưng em quyết định rồi - tôi nói trong sự tự tin
- Vậy em bay theo hướng cánh hoa của chị, để chị dễ quan sát....vả lại....chị cũng muốn nói chuyện với ông mặt trời, hỏi tại sao ổng khóc nhiều thế, làm chị xém héo úng.
- Vâng ạ..........
Tôi vươn đôi cánh bé nhỏ ra bay lên nền trời, chị sen vọng mắt theo nhìn tôi.....Ôi! Nóng quá...tôi thốt lên...ông ta chẳng thẩy tôi, chắc tôi bé nhỏ quá....
Tôi thốt lên: Ông mặt trời ơi!!!
Ông ấy đưa cặp mắt đầy lửa nhìn tôi, nhưng tôi không sợ, tôi quyết chống lại cái nóng gay gắt của ông ta. Ông ấy hỏi tôi:
- Ồ anh chim chích bé nhỏ, anh lặn lội đến đây gặp tôi để làm gì?
- Tôi đến đây trước là để thăm ông, vả lại chị hoa sen của tôi muốn hỏi ông tại sao dạo này mưa nhiều.
- Ồ, cũng sắp hoàng hôn rồi...để tôi xuống núi nói chuyện với cô ấy.
Ông ấy liền buông màn hoàng hôn sớm để gặp chị sen của tôi, tôi vọng thấy chị ấy ngước mặt lên để chờ ông mặt trời xuống.
- Chào ông mặt trời - chị sen nói....tôi muốn gặp ông để hỏi tại sao dạo này trời mưa nhiều?
- Đó là do các bạn mây, chứ tôi đâu có liên quan,....
Phần còn lại bạn suy nghĩ rồi viết thêm nha.
Vào một buổi sáng mùa hè, Chim Chích bỗng thức dậy, nó đứng rỉa lỏng, rỉa cánh một hồi rồi hay vút đi. Nó sục sạo vào các tán lá, bụi cây, nghiêng cái đầu xinh xắn, tìm những con sâu phá hoại cây trồng. Chích Bông làm việc miệt mài đến giữa trưa thì nghỉ. Nó thấy rất mệt và nghĩ rằng: “Giờ nếu mình ra hồ nghỉ ngơi thì có lẽ sẽ tốt hơn chăng? Ngoài đấy gió rất mát mẻ mình sẽ lại sức nhanh chóng và làm việc được tốt hơn”. Và thế là Chích Bông dang đôi cánh bé nhỏ bay ra phía hồ nước. Chim Chích Bông mới biết đến hồ nước này từ mùa xuân thôi. Trong một lần di chơi Tết nó có bay qua đây, hồ rất rộng, trên phủ một lớp lá xanh mướt y như tấm thảm vậy. Chim Chích chẳng bao giờ chú ý đến những đám lá xanh hay mặt nước hồ thế nào. Nó đến đây chỉ với mục đích nghỉ ngơi chứ không phải để ngắm cảnh. Hơn nữa, nó nghĩ chẳng nên phí phạm thời gian để ngắm nghía cái hổ trong khi nó có thể làm việc để giúp đỡ các bác nông dân. Nhưng hôm nay thì khác, khi Chim Chích đến nơi thì nó trông thấy một bông hoa, một bông hoa đẹp nhất mà nó từng gặp. Bông hoa màu hồng với các cánh hoa như những bàn tay khum khum che chở cho đài hoa màu vàng rực như nắng. Bông hoa đỏ hồng trông thật nổi bật giữa đám lá xanh. Nó đứng ngẩn ngơ nhìn bông hoa và thầm hỏi bông hoa tên gì. Nó quyết đinh đi hỏi ông Mặt Trời. Nghĩ sao làm vậy, nó bèn đi tìm gặp Mặt Trời. Thấy nó, Mặt Trời liền hỏi:
- A! Chích Bông, cháu đến có chuyện gì vậy?
- Cháu chào ông Mặt Trời. - Chích lễ phép thưa - Thưa ông, ông có biết bông hoa mọc ở bờ hồ tên là gì không ạ?
- Ô, đấy là Hoa Sen. Con bé xinh đáo để, mà lại ngoan ngoãn nữa chứ. Thế nào, cháu định kết bạn với nó à? - Ông mặt trời hấp háy mắt hỏi.
- Vâng, thưa ông - Chim Chích lúng túng - Nhưng cháu sợ bạn ấy từ chối.
- Đừng lo, Chim Chích ạ. Hoa Sen tốt bụng lắm, cháu cứ mạnh dan lên, đừng sợ.
- Vâng, cháu cảm ơn ông! Cháu về ạ.
Chim Chích bay đi nhưng không về nhà mà vòng lại bờ hồ, nó đứng ngắm Hoa Sen rồi lại nhìn mình. Nó thở dài: “Hoa Sen thật xinh đẹp, đáng yêu. Vậy thế làm sao lại kết bạn với mình được, mình vừa xấu xí vừa bé nhỏ, chắc bạn ấy chẳng muốn làm bạn với mình đâu”.
Thế rồi Chim Chích dang cánh bay về nhà. Tất nhiên mọi hành động của Chim Chích chẳng thể lọt qua mắt ông Mặt Trời và ông đã quyết định một chuyện. Sáng hôm sau, Chim Chích đến bờ hồ thật sớm, nó ngạc nhiên khi thấy Hoa Sen được trang điểm bằng vô vàn hạt sương long lanh như ngọc. Mỗi tia nắng ban mai chiếu vào đều làm loé lên muôn vàn tia sáng lung linh. Chim Chích sững sờ trước vẻ lộng lẫy của Hoa Sen thì có tiếng gọi làm nó giật mình:
- Này bạn!
Chim Chích ngó nghiêng xem ai vừa lên tiếng thì thấy Hoa Sen đang nhìn mình. Chim Chích lập cập:
- Bạn… gọi tôi... à?
- Phải, bạn có thể lại đây được không?
Chim Chích sung sướng bay tới gần. Hoa Sen hỏi nó:
- Có phải bạn muốn làm quen với tôi không?
- Ù!., à... ừm - Chim Chích ngượng ngùng.
- Bạn đừng ngại. Ông Mặt Trời đã nói hết với tôi rồi. Vậy từ giờ chúng ta là bạn nhé!
Chích Bông tưởng như không còn gì hạnh phúc hơn đối với nó trên đời này. Hàng ngày, mỗi sáng sớm nó hay đi bắt sâu, sau đó lại ra hồ chơi đùa với hoa Sen đến tận trưa. Đối với Chim Chích đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, Hoa Sen ốm nặng, Chim Chích túc trực ngày đêm bên bạn, chẳng màng đến công việc. Hoa Sen rất cảm động trước tấm lòng của Chim Chích, nhưng nó chẳng thể cưỡng lại được số mệnh, nó nói với Chim Chích:
- Bạn Chim Chích thân mến! Bạn cũng nên nghỉ ngơi đi, đừng gắng sức quá kẻo lại ốm mất.
- Nhưng bạn sẽ khỏi bệnh, phải không? - Chim Chích lo âu.
- Không đâu, tôi sắp chết rồi, cuộc sống của tôi đã gần hết, tôi biết rõ lắm.
- Không, Hoa Sen ạ, bạn nhầm rồi, bạn sẽ không chết đâu mà!
- Chim Chích, không gì có thể tồn tại mãi được. Hoa sẽ tàn, đồ vật sẽ hỏng, chim muông sẽ chết, đó là quy luật của tự nhiên mà.
Chim Chích im lặng, nó biết rõ điều đó, nhưng nó muốn trốn tránh sự thật, nó sợ cái sự thật ấy. Giọng Hoa Sen lại cất lên dịu dàng:
- Chim Chích, hãy hứa với tôi! Khi các cánh hoa của tôi rụng hết, bạn hãy giữ lại cánh hoa cuối cùng, được không?
Chim Chích muốn trả lời, nhưng cổ họng nó tắc nghẹn lại, nó đành gật đầu.
Đêm ấy có cơn mưa rào, Chim Chích nằm trong tổ lo lắng cho Hoa Sen. Trời vừa sáng, Chim Chích đã bay vút ra mặt hồ. Đêm qua Hoa Sen đã bị rụng gần hết.
cánh nhưng nó đã dùng toàn bộ sức lực còn lại níu giữ cánh hoa cuối cùng để đợi Chim Chích. Khi nhìn thấy Chim Chích từ xa nó mừng rỡ nhưng nó đã kiệt sức. Cánh hoa rời khỏi đài hoa và bị cuốn theo làn gió. Chim Chích thấy vậy bèn đuổi theo cơn gió, nó dang rộng đôi cánh bé nhỏ, gắng hết sức đua tranh với cơn gió để giành lại cánh Sen. Nó thở hổn hển, hai cánh rã rời nhưng vẫn không chịu thua, cố đeo bám lấy. Cuối cùng, nó cũng giữ lại được cánh hoa. Chim Chích ngậm chặt cánh hoa vào mỏ, bay về phía hồ. Hoa Sen giờ chỉ còn trơ lại cái đài xác xơ, chẳng ai ngoài Chim Chích biết rằng bông hoa kia đã có một thời lộng lẫy thế nào. Chim Chích đã khóc, giọt nước mắt rơi vào đài sen. Thật kỳ diệu, Hoa Sen đã mở mắt, nó mỉm cười khi thấy Chim Chích cắp cánh hoa bên mình, Hoa Sen nói yếu ớt.
- Cảm ơn bạn. Tôi thật hạnh phúc vì có người bạn tốt. Xin vĩnh biệt!
Thế rồi Hoa Sen nhắm mắt để lại Chim Chích ủ rũ bên bờ hồ. Chim Chích cắp cánh Hoa Sen bay lên, bay mãi, cuối cùng đến chỗ ông Mặt Trời. Chim xin ông phép màu để cánh hoa mãi tươi và mang về tổ. Hàng đêm, Chích Bông ngủ bên cánh Hoa Sen hồng thơm dịu dàng ấy. Và trong thời gian đó nó đã phát hiện Hoa Sen sai một điều, vẫn có thứ mãi mãi tồn tại trên thế gian này, đó là tình bạn.
đây là nơi mk sắp được đi du lịch bạn nào đã từng đi biển cát bà thì cho mk biết nha
Cat bà là một bãi biển đẹp em nhé !
Ngoài ra , em nên đi hết cả 3 bãi tắm biển ở Cát Bà .
mk đi rùi nhưng sóng to quá nên mk chỉ ở trên bờ nghịch cát thui!!!
Tại sao Long Quân không tặng thanh gươm thần cho Lê Lợi mà lại cho mượn ? Việc đòi lại gươm có ý nghĩa gì ?
* Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa tổ tiên phù trợ cho con cháu đủ khả năng để giữ nước và khẳng định sức mạnh chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống xâm lăng do Lê Lợi lãnh đạo.
* Long vương sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần:
- Giặc tan, Lê Lợi lên ngôi vua. Một hôm, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành, bất chợt thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy.
- Rùa Vàng nổi lên trước mũi thuyền, đòi lại gươm thần cho Long Quân.
- Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng đón lấy gươm thần rồi lặn xuống hồ sâu.
- Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).
- Hình ảnh Lê Lợi trả gươm nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc Việt.
bạn làm lại được ko ? hình như ko đúng đề bài
Muốn giạy cho những người đời sau tính tự lập
báo cáo sai phạm là gì vậy ai bít trả lời giùm mk câu này với
hinh nhu la bao cao tai khoang bi spam hay j do minh nghi vay
là có câu nào lung tung bấm vô biểu tượng cái hình kia kìa , có chữ Báo cáo sai phạm , bấm vô đó là ok nhá !!!
Bài Sự Tích Hồ Gươm có tổng cộng bao nhiêu đoạng và bố cục vậy.
Sự tích Hồ Gươm gồm 2 đoạn:
Đoạn 1:"Vào thời Giặc Minh....trên đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Đoạn 2:" Một năm....hồ Hoàn Kiếm": Long Quân đòi lại gươm thần.