Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau

Cherry Chip
Xem chi tiết
Thu Hà
1 tháng 5 2016 lúc 8:55

1.Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê em.

2.Thân bài:

- Ở đâu?

- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (bình minh, trưa, chiều, tối)?

- Hình dáng: (uốn khúc giừa làng rồi chạy dải bất tận).

- Màu nước sông trong xanh.

- Cảnh hai bên bờ sông (bờ tre xanh vút chạy dọc theo bờ sông. Khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng).

- Buổi sáng binh minh chan hoà trên mặt sông.

- Trưa về sông hiền hoà, khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng.

- Chiều về dòng sông lấp lánh ánh vàng.

- Tối đến, sóng tĩnh mịch.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương.



 

Bình luận (0)
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 12:28

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao

ban co the lam giong bai nay haha

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Muôn cảm xúc
2 tháng 5 2016 lúc 12:10

Được bồi đắp thêm tình cảm yêu quê hương , yêu vẻ đẹp của quê hương , đất nước.

Cùng với những địa điểm đẹp , và cả những nét đẹp tinh túy và độc đáo 

Bình luận (0)
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 12:21

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

 

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Tuyensinh247/

 

Bài viết liên quan

Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn mà em thích nhất trong bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân (13/11)   đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân. 

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

 

   



 

Bình luận (0)
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 12:22

bai viet co the chua duoc chu dao van con y chua duoc chinh chu moig ban thong cma

haha

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Muôn cảm xúc
2 tháng 5 2016 lúc 12:08

Cảm nhận :

Đây là 1 vùng sông nước đẹp nhưng hùng vĩ , rộng lớn và đầy sức sống  Cà Mau . Cà Mau là 1 vùng đất lạ với ta nhưng nó lại rất độc đáo và trù phú

Trong đó , Năm Căn là 1 con chợ tấp nập , độc đáo của người dân và nét sống ở đây 

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
2 tháng 5 2016 lúc 12:11

!!! - Muôn cảm xúc nè ! Bài văn đó có thể bạn nên viết bài khác đi, bài đó mà viết vào lớp cô tui chửi thúi đầu !

Bình luận (0)
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 12:24

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…. Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi…. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”…, rồi lại “những”… cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu


van con nhieu doan con uan khuc mong ban hieu cho co dip chung minh lam bann bye minh la le na hoc sinh lop 7c trg trung hoc co so nhgi an .con ban 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 13:20

Ngày nào đến trường em cũng đi về trên con đường quen thuộc ấy. Đến nỗi, nếu nhắm mắt lại là em có thể hình dung rõ mồn một ngay từng cảnh sắc.

Đó là một cột con đường làng rải đá đỏ đơn sơ cũng như bao con đường làng không tên khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng con đường này cũng đủ thênh thang cho những bước chân nhún nhảy như chim sẻ của chúng em từng buổi lớn lên. Sáng ra, từ đầu ngõ, em bước vào con đường, là đã gặp ngay một cây gòn già đứng giương dù che nắng, tứ mùa lích chích tiếng chim. Từ đó, hai bên đường, hai hàng khuynh diệp chạy dài thẳng tắp một màu xanh ngút ngát. Thấp thoáng sau hai hàng cây là hàng rào của hai dãy nhà ven lộ, có hàng rào dâm bụt được cắt xén phẳng phiu. Cũng có hàng rào tre hoặc hàng rào tường xây dây kẽm gai kiên cố. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy rõ những ngôi nhà xinh xắn giữa một màu xanh vườn tược mượt mà.

Ngay từ khi mặt trời vừa nhô lên nhóm lửa ở đằng đông, những ngọn cau, ngọn dừa., trong các khu vườn bên cạnh đường đã lấp lánh hồng lên. Con đường làng cũng bừng dậy. Người đi trên đường càng lúc càng đông. Trẻ em đến trường. Người lớn ra đồng. Kẻ buôn bán về huyện, lên tỉnh. Xe đạp, xe gắn máy, máy cày chen chúc ngược xuôi. Tiếng cười nói, hỏi thăm, trò chuyện, tiếng máy, tiếng xe… hòa lẫn nhau tạo thành một dàn đồng ca vui vẻ.
Đến mút xóm nhà, con đường làng rẽ phải. Đến đấy chúng em đã nhìn thấy ngôi trường quen thuộc của mình hiện ra với hình ảnh cây phượng già tán lá xanh um che rợp cổng.

Những năm sắp tới, có thể em sẽ đi tiếp con đường này lên huyện, lên tỉnh để nối tiếp việc học hành. Nhưng dù đi đâu, đặt chân lên con đường xinh đẹp mới mẻ nào nhưng cũng dễ gì quên con đường tuổi thơ đơn sơ này được.

Bình luận (0)
phamna
17 tháng 5 2016 lúc 21:32

Con đường đến trường” – cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chún ta cũng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng. Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành. Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi. Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng. Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi:- Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thoả thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì.Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay. Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tuỵ, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 16:00

 
Có một con đường ngày nào em cũng đi lại rất nhiều lần, đó là con đường đến trường, con đường tuổi thơ, con đường gắn với rất nhiều kỉ niệm. Đó là một con đường nhỏ bằng đất dẫn từ nhà tới ngôi trường em đã theo học được 3 năm.

Hằng ngày, dù trời nắng hay trời mưa thì em vẫn gắn bó với con đường này để đi học. Nó đã trở thành một người bạn thân thiết của em mỗi ngày, không hề kêu ca, không hề phàn nàn bất cứ điều gì. Con đường ấy, em đã có rất nhiều kí ức.

Con đường chưa được đổ nhựa, vẫn là đường đất rất mịn. Trời nắng thì bụi bay mù trời mỗi khi có xe ô tô đi qua, còn trời mưa thì trơn trượt, nhưng không hề lầy lội. Bởi nó đã mịm đến nỗi không thể lầy lội được nữa. Con đường này nằm ngay giữa cánh đồng, chạy dài từ làng bên này sang làng bên kia. Nhà em và trường nằm ở hai làng khác nhau nên em muốn đi sang trường nhất định phải đi qua con đường này.

mieutaconduongdentruong
Tả con đường đến trường – văn lớp 3

Hai bên đường là những vạt cỏ chẳng còn xanh nữa, vì ngày nào trâu bò cũng gặm cỏ và dẫm qua đây rất nhiều lần. Có nhiều lúc chúng em đạp xe qua con đường này, ngửi thấy rất rõ mùi sỏi đá đang bốc lên vô hình trong không khí, có khi mùi hương đó lại xông thẳng vào mũi nghe ngột ngạt.

Những cánh đồng lúa rộng mênh mông, bát ngát có màu xanh trải dài đến vô tận. Nhưng lúc mùa thu hoạch lúa thì một màu vàng óng ả đập vào mắt. Con đường đến trường lúc đó cũng trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn hẳn bởi tiếng nói cười của các bác nông dân, tiếng trâu bò gọi nhau.

Dọc hai bên đường thi thoảng lại mọc lên những cây bàng cao và to, tỏa bóng mát. Đó là nơi là đám học sinh chúng em dừng lại nghỉ ngơi khi trời quá nóng. Hoặc có nhiều bạn đi học sớm tới đó chơi bi, đá bóng.

Những khi tan trường, con đường lại đông đúc và nhộn nhịp hơn hẳn vì tiếng còi xe, tiếng í ới gọi nhau và cả tiếng cười giòn tan. Học sinh là lứa tuổi vô tư hồn nhiên nhất như vậy.

Mỗi lần đi trên con đường này tới trường, em lại nhớ đến lần đầu tiên ngồi sau xe mẹ đến dự lễ khai giảng năm học mới hồi lớp 1. Con đường gắn với nhiều kỉ niệm, nhiều cảm xúc

Bình luận (0)
Thu Trang Trần
3 tháng 5 2016 lúc 16:03

Reng, reng… em với tay tắt chiếc đồng hồ báo thức rồi uốn người ngồi dậy kéo chiếc rèm cửa sổ sang một bên. Ánh nắng ban mai tràn ngập căn phòng báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu. Em mở cửa phòng, xuống nhà làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi ôm cặp đi học.

Bước ra cửa ngõ, con đường làng quen thuộc hiện ra trước mắt, luỹ tre xanh rì rào trong gió, ánh nắng ban mai chiếu xuống vệ cỏ làm cho những giọt sương trở nên long lanh, lộng lẫy như những viên kim cương đính trên thảm nhung xanh. Em lấy chân đạp trên cỏ, một cảm giác mát lạnh khoai khoái thấm vào chân. Phía dưới vệ cỏ là con mương đào dẫn nước vào cánh đồng đang giữa tuổi dậy thì. Khắp nơi một màu xanh bát ngát tràn đầy sức sống. Trên bầu trời, những đàn cò trắng đang bay, từng gợn mây trắng nhỏ lững lờ trôi. Cơn gió thoang thoảng làm cây lúa dập dờn trông như chúng đang vỗ những cơn sóng xanh vào em. Đi thêm một đoạn nữa sẽ tới thượng nguồn của con mương. Nơi này là nơi rất đáng sợ mỗi khi tới mùa nước lớn. Nhắc tới đoạn này, em bỗng cảm thấy nghẹn ngào. Em nhớ lại cái chết của thầy giáo em. Ngày hôm ấy, sau khi dẫn dắt học sinh đi qua quãng đường này, thầy đã bị trật chân và dòng nước đã đưa thầy đi mãi mãi. Thôi, càng nhắc đến lại càng thấy buồn. Nhưng cũng nhờ đó mà em không còn bị mẹ đánh vì cái tội hay ra suối tắm.

Đi thêm một chút nữa, khi mà ngôi trường hai tầng lợp mái ngói đỏ tươi dần hiện ra là cảnh ồn ào của chợ của vang lên, trường gần chợ, thật tuyệt vời vì ta có thể canh thử xem nên từ từ ăn quà hay là vội vã đi học. Và tuyệt vời hơn nữa là có một tiệm sửa xe chỉ cách cổng trường chừng mười mét. Nó đã làm các bạn học sinh chúng em bớt sợ khi có người đòi xả lốp xe.

Con đường làng của em là như thế đấy. Nó đã từng chứng kiến cuộc đời của biết bao người dân làng em và có thể sẽ dõi bước theo em mãi đến khi em trưởng thành và thẳng cánh bay xa đến một vùng đất mới.

Bình luận (0)
Thu Trang Trần
3 tháng 5 2016 lúc 16:05

Từ nhà đến trường em có thể đi qua nhiều ngả khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là đi qua đoạn đường Nguyễn Du.

Đoạn đường này ngắn và hẹp. Lòng đường được hàng me xanh rờn hai bên đường che mát. Buổi sớm em đi học các vòm me đan vào nhau tưởng như chúng chụm đầu trò chuyện. Những cành me thả lá xuống mặt đường tráng nhựa xám. Một lằn sơn vàng giữa lòng đường chia hai phần cho xe chạy ngược chiều nhau. Xe máy, xe đạp tấp nập trên mặt đường trơn bóng. Đến khúc có những ổ gà lồi lõm thì xe chạy chậm lại, bóp còi toe toe… Em và các bạn đi rất thoải mái trên lề đường tráng xi măng. Nhiều nhà cao tầng đẹp đẽ chen vai nhau đứng sừng sững. Đó là các cơ quan, cửa hàng. Đặc biệt, đoạn đường em đi qua có Bưu điện Thành phố lúc nào cũng có đông người ra vào nhận đồ, gửi hàng. Có lần, mẹ em đã đến đây nhận hàng, quà. Buổi sáng, em đi dạo. Lá me trút như mưa lên tóc, lên vai làm em rất thích. Vì đã đi lại nhiều lần nên đoạn đường này thật quen thuộc đối với em. Em nhớ từng viên gạch, từng gốc me thân thiết.

Em yêu quý con đường đi đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy đường sạch, đó là nhờ các cô chú làm vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch đẹp

Bình luận (0)
La Xuân Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 19:49

Hễ đến thứ bảy là em thấy lòng nôn nao, mong cho mau đến chủ nhật. Chủ nhật, em được ở nhà ngoại cả ngày để chơi với em bé Boo.

Là con gái út của dì, bé Boo năm nay được hai tuổi. Bé đứng cao tới bụng em, dáng người bụ bẫm. Mái tóc dài được tết thành hai bím rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Gương mặt tròn, sáng nổi bật đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn cùng đôi mi cong vút như mi giả của các diễn viên hát tuồng. Chiếc mũi xinh xinh, hơi hếch một tí nằm phía trên cái miệng nhỏ nhắn có đôi môi chúm chím hồng, hệt thoa son; bên dưới là chiếc cằm đôi thật xinh xắn. Nước da trắng hồng, cổ tay cổ chân ú na ú nần của bé sao mà nựng nịu. hôn hít mãi vẫn còn ghiền.

Nhìn bé tập đi mới thật là thích. Bàn tay nhỏ xíu với các ngón tay búp nạ nắm chặt tay em, bước chập chững vài bước đã vội buông ra. Chập choạng, lảo đảo nhưngười say rồi té phịch xuống đất. Thấy mọi người cười, bé sẽ khóc ré lên. Nếu được cổ vũ, động viên và khích lệ, bé sẽ tự đứng lên rồi đi tiếp như chưa hề có gì xảy ra.

Bé nói được rất nhiều từ một tiếng và hai tiếng như ba, chị, đi chơi, thú nhún v.v... Một số tiếng trọ trẹ phát ra từ miệng bé khiến cảnhà rất vui. Bé ăn và ngủ rất ngoan, đúng buổi và đúng giờ.

Gia đình nào có trẻ em là gia đình ấy có niềm vui, có hạnh phúc. Em sẽ thường xuyên đến chơi với Boo. Sau này em sẽ hướng dẫn bé học hành và chỉ bảo những điều hay lẽ phải mà em được học ở trường.

Bình luận (0)
Tran Khanh Huyen
8 tháng 5 2016 lúc 20:15

Đầu năm nay chị tôi mới sinh được một cháu trai thật dễ thương. Một buổi lên thăm nó , vào đúng thời gian nó đang tập đi tập nói trông nó thật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhường nào.

Nó tên là Lan mới được năm tháng tuổi. Nó có đôi mắt to tròn và đen nhánh như hai hột nhãn nhìn vào đôi mắt đó tôi cảm thấy như đang nhin vào một thế giới hoàn toàn khác một thế giới hồn nhiên không muộn phiền. Đôi mắt đó luôn sáng bừng lên khi nhìn thấy người thân. Đôi môi của nó chúm chím xinh xinh nhìn chỉ muốn thơm muốn hôn . Chả thế mà ai nhìn thấy nó cũng chỉ muốn thơm.

ta em be dang tap di tap noi

 

Nó có đôi lông mày dày, đôi lông mi cong vút khiến mắt nó càng thêm long lanh hơn. Tóc nó chưa dài mà chỉ lơ thơ vài cái , lấm tấm trên đầu nó vẫn còn những chỗ đen đen . Mẹ tôi nói đó gọi là cứt trâu, vì da đầu cháu còn bé nên phải nhờ những lấm tấm đen đó để da đầu em được bảo vệ . Chị tôi nói bây giờ chúa đang đến tuổi tập đi tập nói rồi . Thế là tôi túm nó vào bắt nó gọi dì cho bằng được. Cả nhà nhìn tôi phì cười chị nói bây giờ cháu chưa nói sõi được chỉ nói được vài tiếng ậm ọe thôi. Cái mũi của nó hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến  ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái. Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của nó hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Nó có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Ở nhà, miệng nó bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.

Những khi nó đưa ngón tay lũn chũn lên miệng mút, cả nhà liền lêu lêu chọc: “Lan bú ti”. Nó hiểu ý, bỏ tay ra cười toe toét, để lộ mấy cái răng sữa trắng bóc. Nghe ai nói gì nó bắt chước vậy, có khi nói chệch làm cả nhà ôm bụng cười. Lúc ấy mắt nó tròn xoe nhìn, chả hiểu gì cũng tít mắt cười theo. Nó bắt chước nhanh lắm nên khi dạy bé tập nói, bố mẹ em tuyệt đối không giả bộ nói ngọng, phát âm sai. Nhìn nó tôi nghĩ ngày bé mình cũng như thế thì buồn cười lăm đây. Nét ngây thơ ngộ nghĩnh của nó khiến tôi càng yêu thương nó hơn. Mỗi khi về nhà mà không thấy nó đâu tôi lại rối rít đi tìm , hôm nó nó đi đâu xa tôi cảm thấy nhớ nó lắm.

Mỗi khi nó không có ở nhà , nhà tôi thấy thiếu thiếu một cái gì đó và rất nhớ nó. Tôi mong nó ăn mau chóng lớn thật nhanh để đi chơi mọi nơi với tôi

Bình luận (0)
phamna
17 tháng 5 2016 lúc 21:31

Bài làm

“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..” . Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Cúc Phương. Bé đang ớ tuổi tập di, tập nói… Cúc Phương là cháu gái gọi em bằng cô.

Bé Cúc Phương có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm rất dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Bé có làn da trắng hồng, nõn nà, để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phình của em

Đầu bé Cúc Phương hơi thon thả, nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoắn tròn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hột nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím rất đễ thương. Chân mày dài, mờ mờ cong, cùng với đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Đôi cánh tay bé tròn tựa như ống chỉ đầy nguyên. Bàn tay, bàn chân năm ngón mũm mĩm xinh xinh. Em thích cầm đôi bàn tay bé vồ vào má em lúc em bế Cúc Phương.

Tả hình dáng và tính nết của em bé đang tuổi tập nói tập đi


 

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Duy
Xem chi tiết
Ichika infinity stratos
6 tháng 5 2016 lúc 20:44

Mình copy cho chọn câu nào cũng được nhé: 

-

BIỆN PHÁP SO SÁNH 

I.                  Khái niệm

Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

II.               Tác dụng 

So sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.

III.           Cấu  tạo: Gồm có 2 vế : 

- Vế được so sánh và vế để so sánh.

      - Giữa  2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như…

IV.           Dấu hiệu

-         Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,

-         Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

V.               Các phép so sánh được học ở Tiểu học . (Mỗi bài GV nên biểu diễn theo sơ đồ cấu tạo tương ứng khi dạy HS).

1.     So sánh sự vật với sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

( Sự vật được so sánh)

Từ so sánh

Sự vật 2

( Sự vật để so sánh)

Hai bàn tay em 

như

Hoa đầu cành

Cánh diều

như

Dấu “á”

Hai tai mèo

như

Hai hình tam giác nhỏ

2.     So sánh sự vật với con người

Ví dụ:

Đối tượng 1

Từ so sánh

Đối tượng 2

Trẻ em (con người)

như

Búp trên cành ( svật)

Ngôi nhà (sự vật)

như

Trẻ nhỏ ( người )

Bà (người)

như

Quả ngọt ( svật)

3.So sánh đặc điểm của 2 sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

Tiếng suối

trong

như

Tiếng hát

Giọt nước cam

vàng

Như

Mật ong

4.     So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ:

 

Âm thanh 1

Từ so sánh

Âm thanh 2

Tiếng suối

như

Tiếng hát xa

Tiếng chim

như

Tiếng xóc những rổ tiền đồng

5.     So sánh hoạt động với hoạt động

Ví dụ:

Sự vật

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

Lá cọ

xoè

như

Tay ( vẫy)

Con trâu đen

Chân đi

như

Đập đất

 

VI.Các kiểu so sánh

1.     So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì….Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối

2.     So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn…

VII.        Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh

-         Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh”       Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.

-         Sự vật so sánh: Trẻ em như búp trên cành.

·        Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như”  nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định.

VD: -  Lũ đế quốc như bày dơi hốt hoảng (sắc thái giả định )

                  - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định )

 
Bình luận (0)
nguyễn thị mi
6 tháng 5 2016 lúc 20:51

so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt ngoài ra nó còn biểu lộ tình cảm của con người.

cấu tạo phép so sánh

vế A-vật được so sánh

vế B-vạt dùng để so sánh

phương diện so sánh 

từ so sánh

*trong thực tế nhiều lúc người ta có thể lược bớt từ so sánh hay phương diện so sánh

vế A có thể đảo vs vế B

có 2 kiểu so sánh

-so sánh ngang bằng

-so sánh không ngang bằng

Bình luận (0)
Cô Nàng Song Tử
2 tháng 2 2017 lúc 15:42

BIỆN PHÁP SO SÁNH

I. Khái niệm

Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

II. Tác dụng

So sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.

III. Cấu tạo: Gồm có 2 vế :

- Vế được so sánh và vế để so sánh.

- Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như…

IV. Dấu hiệu

- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,

- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

V. Các phép so sánh được học ở Tiểu học . (Mỗi bài GV nên biểu diễn theo sơ đồ cấu tạo tương ứng khi dạy HS).

1. So sánh sự vật với sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

( Sự vật được so sánh)

Từ so sánh

Sự vật 2

( Sự vật để so sánh)

Hai bàn tay em

như

Hoa đầu cành

Cánh diều

như

Dấu “á”

Hai tai mèo

như

Hai hình tam giác nhỏ

2. So sánh sự vật với con người

Ví dụ:

Đối tượng 1

Từ so sánh

Đối tượng 2

Trẻ em (con người)

như

Búp trên cành ( svật)

Ngôi nhà (sự vật)

như

Trẻ nhỏ ( người )

Bà (người)

như

Quả ngọt ( svật)

3.So sánh đặc điểm của 2 sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

Tiếng suối

trong

như

Tiếng hát

Giọt nước cam

vàng

Như

Mật ong

4. So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ:

Âm thanh 1

Từ so sánh

Âm thanh 2

Tiếng suối

như

Tiếng hát xa

Tiếng chim

như

Tiếng xóc những rổ tiền đồng

5. So sánh hoạt động với hoạt động

Ví dụ:

Sự vật

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

Lá cọ

xoè

như

Tay ( vẫy)

Con trâu đen

Chân đi

như

Đập đất

VI.Các kiểu so sánh

1. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì….Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối

2. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn…

VII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh

- Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh” Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.

- Sự vật so sánh: Trẻ em như búp trên cành.

· Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như” nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định.

VD: - Lũ đế quốc như bày dơi hốt hoảng (sắc thái giả định )

- Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định )

Bình luận (0)
phamna
Xem chi tiết
Bảo Bình
16 tháng 1 2017 lúc 16:47

ngữ văn bạn êi

Bình luận (0)
nguyễn thị linh chi
27 tháng 10 2017 lúc 21:25

ban ơi đây là văn mà bạn

Bình luận (0)
Tam giác
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Tiến Hải
10 tháng 5 2016 lúc 17:41

Khẩn trương , thanh bình

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
10 tháng 5 2016 lúc 17:46

Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập => Chọn C

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)
Như Nguyễn
10 tháng 5 2016 lúc 17:49

Khẩn trương , thanh bình

Bình luận (0)
Tam giác
Xem chi tiết
Tam giác
10 tháng 5 2016 lúc 19:26

mong các bạn giúp đỡ

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
10 tháng 5 2016 lúc 19:35

Điều kiện tốt nhất cho nấm phát triển : Độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ từ 25 độ C đến 30 độ C

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
10 tháng 5 2016 lúc 19:39

Điều kiện tốt nhất để nấm phát triển: Độ ẩm tương đối cao , nhiệt độ từ 25 độ đến 30 độ

=> Chọn A

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)