Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước nam ( Nam quốc sơn hà)

Tuấn Vinh
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Fa Châu De
22 tháng 10 2018 lúc 18:20

"Sông núi nước Nam" là một bài thơ hùng hồn đầy ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, ngoại bang xâm lược của nhân dân ta nói chung và Lý Thường Kiệt nói riêng. Qua đó tác giả đã khẳng định chủ quyền của nước Nam. Đồng thời phê phán hành vi của các nước ngoại bang có ý đồ xâm lược nước ta. Như thế ông đã thể hiện tinh thần của mình và tuyên bố rằng những kẻ xâm lược ắc sẽ bại vong. Xứng đáng trở thành "Bản tuyên ngôn độc lập" đầu tiên ở nước.

Bình luận (0)
Vũ Như Quỳnh
22 tháng 10 2018 lúc 18:21

Sông núi nước Nam hay Nam Quốc Sơn Hà là một bài thơ vô cùng đặc sắc , nó được coi như đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ta. " Sông núi nước Nam . vua Nam ở " như một câu khẳng định nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì. Ẩn dụ rằng đồng bào Việt Nam có thể tự do ở , vui chơi ở mảnh đất của mình. " Rành rành định phận tại sách trời " như đã khẳng định lại càng khẳng định thêm một lần nữa : giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được . " Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm " , tác giả đã chỉ rõ , những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- là những kẻ “nghịch lỗ”. Câu cuối - " Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời" như cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng. Từ đây , ta thấy được bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn , là sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi của nhân dân ta

#Linn

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 8 2019 lúc 15:03

Gợi ý

*Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+ Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở).

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+ Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

+ Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?)

- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+ Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
5 tháng 10 2018 lúc 23:39

“Nam đế cư” nghĩa là Vua Nam ở. Vua là đại diện cho nước cho
dân cho nên bao hàm ý dân tộc Nam ở, còn “Nam nhân cư” có nghĩa
hẹp hơn là chỉ người Nam ở

=> khẳng định chủ quyền dân tộc.

Bình luận (0)
Thanh Nguyen
Xem chi tiết
Hà Thùy Dương
30 tháng 9 2018 lúc 16:06

Hai câu thơ đầu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Giọng điệu rõ ràng, đanh thép. Câu thơ khẳng định nước Nam là của vua Nam, của người Nam, điều đó đã được định sẵn ở sách trời.

=> Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước

Tick cho mình nhé ^_^

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
5 tháng 10 2018 lúc 23:42

Hai câu thơ đầu: " Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

=> Bài thơ mở đầu bằng 2 chữ "quốc" và "đế" thể hiện niềm tự hào, sự hiên ngang khi tuyên bố về chủ quyền của đất nước; đồng thời nền độc lập chủ quyền ấy còn được khẳng định một cách chắc chắn qua 2 chữ " Tiệt nhiên và thiên thư"

Như vậy với lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dứt khoát, tác giả đã tự hào khẳng định sự tồn tại của nước Nam với tư cách là 1 quốc gia độc lập.

Bình luận (0)
Dương Huy Vũ
7 tháng 10 2018 lúc 20:36

Hai câu đầu: khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc

-Nam quốc(nước Nam) khẳng định Đại Việt là một nước,không phải quận,huyện

-Nam Đế cư: khẳng định là một đất nước có vua,có chủ quyền

(đế-vua).Khẳng định chúng ta ngang hàng với Bắc Đế

+Xóa bỏ tư tưởng,trịch tượng của Phương Bắc

+Khẳng định độc lập,chủ quyền của dân tộc

-Thiên Thư(sách trời)-Quan niệm trời tượng trưng cho chân lí,lẽ phải

-Trời là thần linh,đấng tối cao ai cx phải phục tùng

\(\Rightarrow\)-Bờ cõi nước ta đã được phân chia,đã được định một cách rõ ràng,không thể chối cãi,khẳng định độc lập dân tộc trên phân diện lãnh thổ quốc gia

Bình luận (0)
Lã Huyền Trang
Xem chi tiết
Võ Mai Khánh Ninh
27 tháng 9 2018 lúc 20:00

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Chúc bạn học tốtleuleu

Bình luận (0)
vũ ngọc phú
Xem chi tiết
Phùng Gia Linh
27 tháng 9 2018 lúc 20:14

VD:

Những yếu tố dùng độc lập: sơn hà, giang sơn, xâm phạm,...

Những yếu tố không thể dùng độc lập: thiên thư, thạch mã,...

Bình luận (0)
tien luong
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Nhi Thư
24 tháng 9 2018 lúc 21:08

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Đỗ Đức Anh
20 tháng 9 2018 lúc 20:08

Trả lời:

+ Số câu trong bài Nam Quốc Sơn Hà: 4 câu

+ Số chữ trong câu bài Nam Quốc Sơn Hà : 7 chữ

+ Cách hiệp vần của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà : hiệp vần câu 1, câu 2, câu 4

+ Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

Bình luận (2)
T-râm huyền thoại
20 tháng 9 2018 lúc 20:11

+ Số câu trong bài: 4 câu

+ Số chữ trong câu: 7 chữ

+ Cách hiệp vần của bài thơ: Cuối các câu 1-2-4 có hiệp vần "ư"

+ Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Chúc bạn học tốtleuleu

Bình luận (2)
Vy Yen
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hoài Đông
23 tháng 9 2018 lúc 14:32

-Hai câu thơ đầu: khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ dân tộc
+ Nước Nam có chủ quyền riêng, có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lí không thể chối cãi được(
với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lí)
-Hai câu thơ cuối: khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người-nghịch lỗ
Tích hộ mk nhahehe

Bình luận (1)
nguyễn hoài thu
16 tháng 9 2018 lúc 22:04

cách hiệp vần: Hiệp vần cuối câu

chúc bn hk tốt!!!

Bình luận (0)
Akira
17 tháng 9 2018 lúc 20:39

Gieo vần tại tiếng cuối của câu 1, 2, 4

Bình luận (0)
Hoàng Ánh
17 tháng 9 2018 lúc 20:55

Cách hiệp vần của bài thơ: Hiệp vần ở chữ thứ 7 trong các câu 1-2-4.

Bình luận (0)