Hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi

Nguyễn Trang My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 17:41

Kiểu văn bản:viết thư

=>Ttu đầu tơi cuối


Bình luận (0)
Thiên Dương
14 tháng 8 2017 lúc 17:57

soạn bố cục ,tóm tắt các câu hỏi trong sách .

Bình luận (0)
Phong La Ten Toi
Xem chi tiết
Tạ Ngọc Ánh
15 tháng 8 2017 lúc 20:11
Những chi tiết miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? Nghệ thuật sử dụng? – Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố =>Nghệ thuật so sánh. – Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? =>Nghệ thuật câu hỏi tu từ – Thà bố không có con…. bội bạc =>Nghệ thuật câu cầu khiến Qua các chi tiết đó ta thấy được thái độ của cha: -> Người cha ngỡ ngàng, buồn bã , tức giận trước hành vi thiếu lễ độ của con đối với mẹ. Trước sự vô lễ của En-ri-cô, người cha đã khuyên nhủ con thế nào? – Không được thốt ra một lời nói nặng. – Phải xin lỗi mẹ. -> Lời nói cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành, nhẹ nhàng.
Bình luận (0)
Phong La Ten Toi
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
14 tháng 8 2017 lúc 14:05

Bạn định làm gì? Làm phim hay viết truyện.

Bình luận (0)
fan game one
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
9 tháng 8 2017 lúc 14:47

* Bạn tham khảo:

1. Nghệ thuật

+ Sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+ Lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+ Lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. Nội dung

+ Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+ Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
9 tháng 8 2017 lúc 14:55
Phương thức biểu cảm. Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
Bình luận (0)
Eren Jeager
9 tháng 8 2017 lúc 15:55

mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

Bình luận (0)
Tạ Lan Hương
Xem chi tiết
Đạt Trần
5 tháng 8 2017 lúc 21:02

Xuyên suốt văn bản ta thấy hiện lên hình tượng 1 người mẹ cao cả và lớn lao. Người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng qua tình cảm, thái độ quý trọng của bố đối với mẹ ta thấy được những gian khổ hy sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố, qua đó thấy hình ảnh phẩm chất của mẹ.
- Nguyên nhân người bố viết thư cho con:

- Giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi cảm thấy xấu hổ trước mặt những người khác quát mắng hay bị đánh.

- Hình thức viết thư làm cho En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại nhiều lần.

- Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. = > Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.



Bình luận (0)
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
Hương San
25 tháng 7 2017 lúc 16:53

hướng dẫn gì bạn? Bạn học Vnen à?

Bình luận (0)
lêminhquang
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
1 tháng 7 2017 lúc 21:57
Mẹ kính yêu của con!
Khi viết những dòng này gửi tới mẹ, con cảm thấy vô cùng xấu hổ, con thấy mình không xứng đáng gọi mẹ là mẹ và xưng con với mẹ.Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...

Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.

Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.

Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.

Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.

Đứa con đã biết lỗi của mẹ.

En-ri-cô
Bình luận (1)
Lê Phương Thanh
8 tháng 7 2017 lúc 18:41

Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

Thưa bố!

Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán.

Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con!

Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.

Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.

Bình luận (0)
Lê Uyên Nhi
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
20 tháng 6 2017 lúc 13:26

Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

Bình luận (0)
Lê Dung
20 tháng 6 2017 lúc 10:28

em có nhận xét gì về người bố của en - ri - cô - Tìm với Google

Bình luận (8)
Monica Khanh Huyen
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
10 tháng 6 2017 lúc 17:50

Riêng cá nhân em thì em sẽ tâm sự với En ri cô thế này: En ri cô à, chúng mình đều lớn cả rồi tuy không hiểu biết rộng lắm nhưng chắc chúng mình nói riêng và mọi người nói chung đều cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng. Đó là một tình cảm cao đẹp mà người mẹ đã phải đổ ra rất nhiều công sức, mang nặng đẻ đau, sinh ra một hài nhi bé nhỏ. Đó là tình cảm vô cùng thiêng liêng và thật đáng xấu hổ nếu ai không cảm nhận được điều đó.Mẹ bạn là một người mẹ có tình thương con vô cùng mãnh liệt. Và khi ta lớn lên, đến trường thì cũng gặp một người mẹ thứ 2 đó là cô giáo. Cô giáo cũng là một người mẹ chứa chan tình yêu thương của mình với những học trò như những đứa con bé nhỏ. Đối với bạn mình nghĩ cô giáo sẽ là hình ảnh tượng trưng, khắc họa sâu sắc chân dung người mẹ mến thương của bạn. Vậy nên mình mong rằng bạn hãy đừng buồn mà nỗ lực, cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.Đừng nhìn lại quá khứ, đó là lí do vì sao kính trước ô-tô bao giờ cũng lớn hơn kính chiếu hậu.

Bình luận (0)
Linh Phương
10 tháng 6 2017 lúc 19:58

En - ri -cô ! Chúng ta đều là những đứa con được ba mẹ yêu thương, che chở nhất đúng không? Ở độ tuổi như chúng ta đủ hiểu được tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta cũng như là sự lo lắng của cha mẹ.Tình yêu của cha mẹ là thiêng liêng, tình yêu thương ấy sẽ chẳng có gì so sánh bằng. Và tình yêu thương của cha mẹ không giống nhau, cha yêu ta qua hành động qua việc làm, còn mẹ thì yêu chúng ta bằng cái ôm ấm áp,...Mẹ sinh chúng ta ra dù đau đớn nhưng mẹ vẫn vui, mẹ vui vì mẹ được đón đứa con mà yêu nhất, được bồng đứa con mà mẹ đợi mong từ lâu rồi. Mẹ dạy chúng ta về cách làm người, mẹ là người mở đường đi cho chúng ta vậy lí do đâu mà chúng ta vì những chuyện không đáng có mà làm mẹ buồn, nỡ nhìn khóe mi của mẹ rơi...Mẹ hi sinh cho chúng ta thầm lặng, không như cha , cha yêu ta qua hành động của cha và tiếng quát, mắng... Mẹ cha luôn là những người sẵn sàng làm tất cả vì chúng ta vì cho tương lai của chúng ta, vậy chúng ta phải cùng nhau cô gắng đừng làm cha mẹ buồn đúng không En - ri - cô ? Thay vì làm cha mẹ buồn vậy chúng ta hãy cùng cố gắng trở thành những người con có hiếu, trở thành những người con để cha mẹ tự hào về mình. Nếu bạn còn cha mẹ, thì xin đừng làm cha mẹ phải khóc...

Bình luận (0)
Anh Triêt
10 tháng 6 2017 lúc 14:37

Em có thấy rằng En-ri-cô có người mẹ và người bố thật tuyệt vời không? Nếu đồng ý em hãy nói với bạn điều đó.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-me-toi-23-1191.html

Lên mà tham khảo đi

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết