Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Hà Si-chu
9 tháng 10 2017 lúc 20:06

Câu 6: tác giả đan xen giữa mộng và thực nhằm nói lên cuộc sống cơ cực, đói nghèo của cô bé bán diêm, cô phải chết trong giá rét và cô đơn. Ngoài ra An- đéc- sen còn muốn nói lên ước mơ vô cùng giản dị, chân thành của cô bé bán diêm là được sống trong ấm áp, hạnh phúc, no đủ, vui vẻ, được yêu thương

Câu 7: Tác giả mtả cái chết của cô bé qua chi tiết : '' một cô bé với đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười đã chết vì giá rét

Câu 8: cô bé chết đi không phải chỉ vì giá rét đêm giao thừa, vì cái đói giày vò, hành hạ mà cả do sự thờ ơ vô cảm, lạnh lùng của con người nơi đó. Giá ai đó cho em bé ấy manh áo, hay chỉ mẩu bánh mì thôi thì có lẽ em đã ko phải chết như vậy.

Câu 9: tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả chân thực về hình ảnh lúc đã ra đi của cô bé. Qua đây, tác giả muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho 1 số bộ phận người sống thờ ơ, lãnh cảm trong xã hội ngày nay.

Câu10: tác giả đã cực tả cái chết thương tâm của cô bé bán diêm. Cô đã ra đi nhưng linh hồn ngây thơ, trong trắng ấy vẫn sống mãi với người bà thân yêu. Phải chăng, cái chết ấy là 1 sự thoát xác bay bổng, thoát khỏi những đâu thương mà xã hội gây ra cho em . An- đéc- xen muốn dành cho cô bé tình yêu thương sâu đậm, mong muốn những em bé khác ko phải chịu những điều như em vậy

Bình luận (0)
Đoàn Kim
Xem chi tiết
nguyễn minh thúy
11 tháng 11 2017 lúc 19:22

tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối vs cô bé bán diêm ở chi tiết:

- tố cáo sự thờ ơ của xã hội vs cô bé

-nêu ra sự đáng thương của cô bé

Bình luận (0)
Pewpew
Xem chi tiết
Huong San
7 tháng 11 2017 lúc 13:20

Lần thứ nhất: Cô bé thấy lò sưởi.

Lần thứ 2: Em đã thấy 1 bàn ăn thịnh soạn với con ngống quay cắn sẵn dao dĩa chạy tới chỗ cô.

Lần thứ 3: Cô bé thấy cây thông nô-en tuyệt đẹp.

Lần thứ 4: Cô bé thấy bà nội- người cô thương yêu.

Lần thứ 5: Cô bé quẹt hết tất cả số diêm còn lại trong hộp với mộng tưởng được đi cùng bà đến 1 nơi chan hòa tình yêu thương và hạnh phúc.

Học tốt nha! ^^

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
qwerty
9 tháng 10 2016 lúc 8:17

"Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"

- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. 

- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

Bình luận (0)
Lê Việt Anh
31 tháng 1 2017 lúc 15:07

phát biểu cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung

BL

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".

Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”

- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.



Bình luận (0)
Nguyễn Đại Minh
14 tháng 4 2017 lúc 21:41

đoạn kết truyện nói lên cái gì mới được

Bình luận (0)
Nữ Thần Âm Nhạc
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
28 tháng 9 2017 lúc 20:28

Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.

Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.

Bình luận (0)
Phạm Tú Uyên
28 tháng 9 2017 lúc 20:27

* Nghệ thuật:

+ Tự sự xen miêu tả và biểu cảm

+ Sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng

+ Sử dụng phép đối lập và tương phản

+ Màu sắc cổ tích thấm đậm trong truyện

* Ý nghĩa:

- Tình cảm của tác giả với những con người có số phận bất hạnh:

+ Sự đồng cảm với những khát vọng hạnh phúc của họ

+ Cách kết truyện thể hiện nỗi day dứt, đâu xót của nhà văn với họ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 9 2017 lúc 20:48
-Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen. -Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.
Bình luận (0)
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Nhất trên đời
7 tháng 11 2017 lúc 17:48

Kết quả của cô bé bán diêm là Cuối cùng cô bé đã chết vì trời lạnh

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 9 2017 lúc 21:31

Bài1:

"Thiên thần" (tiếng Đan Mạch: Engelen) là một câu chuyện cổ tích văn học của Hans Christian Andersen về một thiên thần và một đứa trẻ đã chết đi thu thập hoa để mang lên thiên đường. Câu chuyện được xuất bản lần đầu tiên với ba người khác ở New Fairy Tales bởi C.A. Reitzel vào tháng năm 1843. Bốn câu chuyện đã được tiếp nhận bởi các nhà phê bình của Đan Mạch với sự ca ngợi. Một bản in miêu tả các thiên thần và đứa trẻ trở nên rất phổ biến.

Khi câu chuyện bắt đầu, một đứa trẻ đã chết, và một thiên thần đang hộ tống đứa bé lên thiên đường. Họ đi lang thang trên mặt đất một quãng thời gian, đến thăm các nơi nổi tiếng. Trên đường đi họ thu thập hoa của từng vùng đất đã đi qua để trồng chúng trên các khu vườn của thiên đường. Thiên thần đưa đứa trẻ đến một khu vực nghèo nơi có một chậu hoa lily nằm trên một đống rác. Thiên sứ cứu vớt bông hoa và giải thích cho đứa bé đó rằng bông hoa đó đã cổ vũ một cậu bé bị tật trước khi cậu qua đời. Sau đó thiên thần tiết lộ rằng cậu bé đó chính là đứa trẻ, và cậu bé tiếp tục hành trình của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 9 2017 lúc 21:31

Bài2:

Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên hai mươi năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!

Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải chịu chui rúc trong xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi ”.Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi "giày vải phỏng" nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này”. Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét ”, Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?

Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, bụng đói, cật rét lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trả lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn ”và trong phố thì "sực nức mùi ngỗng quay". Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đời cay đắng!

Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Số phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà văn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.

Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thật đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: "Tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ" mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.

Phần cảm động nhất, hay nhất của truyện là khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là đánh liều '' quẹt một que, với ý định "sưởi cho đỡ rét một chút". Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một đêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm đầu là “xanh lam ”, rồi “trắng ra ”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt ”.

Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa thần kì.

Que diêm thứ nhất "sáng rực như than hồng" làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng". Ngọn lửa trong lò sưởi ấy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng, Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn phải có cái tâm đẹp, có tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.

Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có "tấm rèm bằng vải màu ", có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang "bụng đói cật rét" nên em thấy có một điều kì diệu nhất là “ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và cả dao ăn trên lưng, tiến về phía em ”,Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình
dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.

Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây Nô- En được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi "biến thành những ngôi sao trên trời". Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã bay lên trời với Thượng đế.Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong đạo giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.

Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em ", Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: “Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng mất". Đã hơn một thế kỉ trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu dây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! "Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà... ",

Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi “chẳng còn đói rét, đau buồn đe dọa ” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế.

Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tuơi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em - lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn "có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười " trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà và họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Trái Đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như " tuyết vẫn phủ kín mặt đất". Ai mà biết được "cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm?".

Đọc truyện "Cô bé bán diêm ", hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu, Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời,... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện "Cô bé bán diêm" được thể hiện qua hình tượng ngọn lửa. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện "Cô bé bán diêm "giúp ta thấy được, ông là nhà văn của thời mọi người và mọi nhà như Huy-gô đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn dấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp - cho tuổi thơ trong ấm no, hạnh phúc và ca hát hòa bình.

Bình luận (3)
송중기
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
1 tháng 10 2017 lúc 9:29

Vì ở đây khung cảnh là vài đêm giao thừa rét buốt, tác giả cho cô bé "bán diêm" thể hiện hoàn cảnh đáng thương, tủi cực của cô bé. Giúp bài viết của tác giả thêm sinh động hơn.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
tran the khai
Xem chi tiết
nguyen thi vang
5 tháng 10 2017 lúc 16:59

(2) Tìm ví dụ tương tự như các câu trên.

- Cậu được những ba GP.

- Cậu được có ba GP.

b) Đọc và bổ sung ví dụ về trợ từ cho đoạn dưới đây:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

VD: những,có,chính, đích, ngay, mà, chỉ, thị, cái,...

Bình luận (2)
Nguyễn Đức Thịnh
5 tháng 10 2017 lúc 19:51

2)

a) Tôi mua có 2 quyển sách

Tôi mua những 2 quyển sách

Bình luận (1)
Taehyung Kim
5 tháng 10 2017 lúc 21:00

(2)

-Nó uống đến hai cốc nước.

-Nó uống hai cốc nước.

b)

-VD:những,có,chính,đích,đến,mà,chỉ,đích thị,...

Bình luận (0)
Bình Hoàng
Xem chi tiết