tả con đường mà em đến trường
ai tự làm thì mình like !
tả con đường mà em đến trường
ai tự làm thì mình like !
Đã sáu giờ ba mươi rồi, em khép vội cánh cổng cùng Thương bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo trễ học. Cả hai đều cố vượt lên trước những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước.
- Sáng nay, Thương làm gì mà đến trễ vậy?
- Trước lúc đi làm, mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học. Nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Để cho heo ăn là mình tất tả đi ngay. Chắc cậu chờ mình lâu lắm phải không?
- Ừ, cũng hơi lâu lâu!
Biết Thương đi muộn vì một lí do chính đáng em không nỡ trách Thương, trái lại càng thông cảm và yêu mến bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Thương cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau đi trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi, về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Thương nói với em: “Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!” Em vội nói ngay: “Mình cũng vậy! Thương biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Thương cũng như Thương hiểu con đường này vậy!”
Con đường là một phần của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi nói rằng: “Quê hương là đường đi học”. Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp, bóng láng như các con đường ở đô thị'. Nó chỉ là con đường đá đỏ bình thường như mọi con đường khác ở làng quê. Đối với chúng em, nó là thật gần gũi, thân thiết biết nhường nào! Chắng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy những ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào mấp mô uốn lượn như sóng nuức mặt hồ, chỗ nào đá to, đá nhỏ em đều thuộc như lòng bàn tay.
Con đường này là trục lộ giao thông liên xã. Đoạn đường dần chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường, những cây me tây lâu đời tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường, đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá, nhà tôn, nhà tường và có cả những nhà lầu xen kẽ, những tiệm tạp hóa, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đoạn đường này thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe ô tô chở hàng, chở khách lăn vội trên đường, bốc lên những đám bụi dày đặc.
Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại, đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sẽ không còn những “ổ voi”, “ổ gà” mấp mô như bây giờ. Nắng, mưa, gió, bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân chúng em đến trường được nữa. Thành thị và nông thôn đang xích lại gần. Ánh sáng văn minh đang tỏa rộng về với vùng sâu, vùng xa. Đường sá nông thôn sẽ được nhựa hóa, cầu cống sẽ được bề tông hóa. Những chiếc cầu khỉ cũng sẽ biến mất theo đà phát triển của quê hương.
Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả quê hương chúng em trong một ngày không xa nữa. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé!
"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, ... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.
Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.
Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.
tả 1 cảnh đẹp
Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một ki nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh.
Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác j` một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !
Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Những ngày nghỉ ở bãi biển Sầm Sơn trôi qua thật mau nhưng cảnh bình minh trên biển luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí em, một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buôi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một người bạn tuyệt vờitick cho mink nhé
Kết thúc năm học lớp năm, với thành tích học tập tốt, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể nào quên được.
Sầm Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Nằm kề ngay bờ biển là khu nhà nghỉ, khách sạn rất khang trang. Nhưng điều tạo ấn tượng lớn nhất của phần đất liền này là không khí trong lành, thoáng đãng. Những đường phố rất to rộng, sạch sẽ nằm hiền hòa dưới những bóng dừa, những bóng sấu rợp mát. Buổi tối đi xích lô dạo qua những đường phố này thật là tuyệt. Gió mát và không khí trong lành khiến la thấy dễ chịu vô cùng.
Nhưng quà tặng lớn nhất mà thiên nhiên ban tăng cho Sầm Sơn chính là bãi biển tuyêt đẹp nơi này. Từ bờ biển nhìn ra, khu bãi tắm giống như một đường cong xanh mềm mại. Lại gần thấy nước biển rất xanh và sạch. Sóng biển hiền hòa vỗ vào bờ như ru ngủ những hàng dừa. Tắm biển Sầm Sơn điều thú vị nhất là được những con sóng mạnh mẽ, trong lành đẩy lên rồi hạ xuống như đùa giỡn với ta. Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời.
Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non. Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.
Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó. Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh.
Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chốn.
Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Ly. Thác Cam Ly không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím...
Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ.
Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? Cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi! Bao giờ em gặp lại?
năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là
Năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là Mặt Trời
Chúc bạn học tốt!
Hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự sống ngoài Trái Đất nếu có tồn tại thì sự tiến hóa của nó đã xuất hiện độc lập ở nhiều nơi khác nhau trong vũ trụ. Có giả thuyết khác cho rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể có nguồn gốc ban đầu chung, và sau đó phân tán khắp vũ trụ, từ hành tinh có thể sống được này tới hành tinh có thể sống được khác. Lại có đề xuất cho rằng nếu chúng ta tìm thấy được sự sống và nền văn minh ngoài Trái Đất gần chúng ta thì sự sống và nền văn minh đó hoặc đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều hoặc vẫn còn rất sơ khai hơn chúng ta rất nhiều.
Tại sao ông thọ lại có sữa nhỉ?
tại vì tên nó là ông thọ nhưng thực chất nó là hộp sữa nên ông thọ có sữa nghĩa là ống vào ông tăng tuổi thọ còn bà thì mik chịu
Đó chỉ là 1 cái tên loại sữa thôi!
Trong 1 cuộc thi vấn đáp:
GV: Trên 1 máy bay có 500 cục gạch,
rơi 1 cục hỏi còn mấy cục?
HS: Dễ quá! 499 cục
.
.
...
GV: Làm thế nào trong 3 bước bỏ đc
con voi vào tủ lạnh?
HS: B1: mở tủ lanh B2: nhét con voi vào
B3:đóng tủ lạnh
.
.
GV: Thế trong 4 bước, làm sao để nhé con hươu cao cổ vào tủ lạnh?
HS: B1:mở tủ lạnh B2: lôi con voi ra
B3:nhét con hươu vào B4:đóng tủ lạnh
.
.
GV: Tốt! thế trong cuộc họp đầy đủ các loại muôn thú trên thiên đình thì sao vẫn thiếu 1 con?
HS: Thiếu con hươu cao cổ đang bị nhốt
trong tủ lạnh
.
.
GV: Thế sao trong 1 con sông đầy cá
sấu mà bà lão đi qua vẫn ko bị ăn thịt?
HS: Vì cá sấu đi họp trên thiên đình hết
rồi
.
.
GV: Một bà lão đi qua cầu, tự dưng bà ta lăn ra chết. Hỏi tại sao bà ta chết?
HS: Bà ta bị đột quỵ thì phải...
.
.
GV: Sai! bà ta bị cục gạch trên máy bay
rơi trúng đầu chết. Cậu bị loại! Người
tiếp theo.
Hài quá đi.đọc mà ko nhịn đc cười! Ha ha
Hài quá!! Đọc mà ko nhịn cười nổi ha ha ha
Rất thú vị và ấn tượng, kiểu này các ứng viên ấy sẽ đc nhận vào lm sớm thôi nhỉ!!!
Lưng cong vòng nguyệt , chí quyết đào đâm
Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng theo
Mười năm làm bạn với đèn
Giúp người quân tử khổ hèn chí cao