Học kì 2

Renri✎﹏
Xem chi tiết

Nhà nước là một yếu tố cấu thành xã hội, đồng thời cũng là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất trong quản lý và điều hành sự tồn tại, phát triển xã hội. Đây chính là vai trò, chức năng xã hội, đồng thời cũng là trách nhiệm xã hội của nhà nước, tức điều mà nhà nước phải làm, phải gánh vác, hoặc nhận lấy về mình. Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.

Bình luận (0)
Renri✎﹏
Xem chi tiết

Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Bình luận (0)
Rất vui
Xem chi tiết

Có, đó là khi:

-Em cùng một số bạn có các câu từ không hay hoặc là có các hành động chỉ chỏ người khuyết tật.

-Chúng em còn xì xào, bàn tán về hoàn cảnh gia đình của các bạn khác.

-Ngoài ra chúng em còn làm những việc như đánh giá về quần áo và bề ngoài của người khác bằng những lời lẽ không hay.

...................................................

Bình luận (0)
Phong Thần
14 tháng 5 2021 lúc 13:55

Em có. 

Bình luận (2)
Phạm Hoàng Khánh Linh
14 tháng 5 2021 lúc 14:06

e có :

Đó là khi e cãi nhau vs chị e,e đã ko tôn trong ns trống ko vs chị và ko tôn trọng,sau lần cãi nhau đó e đã rất hối hận vì ko tôn trọng chị!

Bình luận (0)
Rất vui
Xem chi tiết

-Thỉnh thoảng em còn tỏ thái độ với bố mẹ

-Nhiều khi em còn chưa biết nhường nhịn em trai

-Em còn ăn nói trống không với cha mẹ

.......................

Bình luận (0)
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết

Đồng tiền có giá trị làm phương tiện để chúng ta trao đổi, buôn bán, đem đến cho ta sự hạnh phúc và ấm no.Ngoài ra chúng còn giúp cho ta tôn lên quyền lực, vị trí, địa vị của bản thân trong xã hội.

Bình luận (0)
1963
Xem chi tiết
khong có
Xem chi tiết
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết
Quang Nhân
7 tháng 5 2021 lúc 19:35

-  Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:

+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

- Ví dụ:

+ Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

+ Nước sôi ở 100oC, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn; khi chưa đạt 100oC, nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 100oC, chuyển sang thể khí, lúc này nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn, phần tử nước chuyển động nhanh hơn, có sự dãn nở.



 

Bình luận (0)
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết

-Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

-Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

-Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

-Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Bình luận (0)
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết

-Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. ... Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bình luận (0)