Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận

NGUYEN THI DIEP
Xem chi tiết
Vy Lan
24 tháng 5 2017 lúc 9:59

Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng - người bạn tri âm với người tù cộng sản HCM (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.
Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác.
Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
SỰ CHỞ LẠI
22 tháng 11 2019 lúc 20:04

Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của

Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.

Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn.

Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.

Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nơi có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương.

Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người. Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người.

Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.

Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối.

Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi.

Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng. “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.

Ba đoạn thơ này không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
22 tháng 11 2019 lúc 20:10
Sự hồi tưởng về ánh trăng: Điệp từ “hồi” gợi nhắc sự hồi tưởng và gắn bó sâu sắc của trăng với con người. Từ thời thơ ấu, ánh trăng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, dù đi đâu trăng cũng bên cạnh Vẻ đẹp của ánh trăng: Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên và hòa hợp với tự nhiên “trần trụi” là sự phô diễn tất cả vẻ đẹp của trăng với thiên nhiên, “hồn nhiên” với cây cỏ, trăng và thiên nhiên là một và vô cùng đẹp Sự quên lãng của nhà thơ với ánh trăng: Giữa nơi thành phố ấy khi ánh trăng đi qua ngõ nhưng tác giả đã không còn nhớ đến trăng Sự tròn đầy, thủy chung và vẹn nguyên của vầng trăng: Ấy vậy mà vầng trăng thì dẫu bao nhiêu năm vẫn thủy chung, tròn đầy tình nghĩa Cảm xúc của nhà thơ khi nhận ra sự lãng quên của mình: Trong hoàn cảnh đối mặt với vầng trăng, tác giả đã xúc động không nói nên lời, tình cảm bỗng trào ra thổn thức, ùa về “có cái gì rưng rưng…”


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khắc Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
30 tháng 6 2017 lúc 14:55

Biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống. Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh…cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,… Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Biển có nhiều lợi ích giúp cho cuộc sống của chúng ta vậy mà lại có một số những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; …Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bình luận (2)
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 11:46

1. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh "mặt trời" như "hòn lửa" thật đặc sắc.Không gian được mặt trời tô điểm ,trời chiều ngấn bể rực đỏ một màu như lửa cháy."Mặt trời"nhúng nước,tô điểm cho màu nước,đây là khoảnh khắc huy hoàng của biển khơi.Mặt trời là chủ nhân của vũ trụ,"sóng"-chủ nhân của biển khơi và "đêm"-chủ nhân của thời gian đã buông màn ,cài cửa nghỉ ngơi sau một ngày lao động.Điều đó chứng tỏ ngày đã sang ,đêm đã hết,vạn vật đã đi nghỉ...Đối lập với thiên nhiên là hoạt động của con người,con người bắt đầu một hành trình ra khơi đánh cá.Huy Cận đã dùng nghệ thuật miêu tả gợi hình ảnh đoàn thuyền vui tươi tấp nập ,đoàn kết.Đoàn thuyền ấy đã nhiều lần chinh phục biển khơi,công việc với họ là thường nhật.Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát,tiếng hát hòa vào gió ,tiếng hát nâng cánh gió,tiếng hát căng cánh buồm vượt sóng ra khơi

Lúc ra khơi câu hát căng buồm đón gió,lướt sóng;lúc trở về con thuyền đầy cá,nhịp chuyển động chậm chạp hơn.Lúc này tiếng hát vẫn hòa vào gió mang thêm vị mặn mòi của biển,của gió khơi cùng người dân chài đưa con người cập bến.Trong bất kì cảnh lao động nào ta cũng thấy tiếng hát được cất lên,điều đó chứng tỏ niềm hăng say,tình yêu lao động của người dân trở về.Đoàn thuyền trở về được nhân hóa,cả con thuyền và mặt trời cùng chạy đua theo thời gian: ''Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi'' Ngày mới đem ánh sáng rực rỡ huy hoàng chiếu khắp không gian trời biển ,xua đi màn đêm đen tối.Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi đã gợi lên sự sống ấm no,hạnh phúc của những người dân lao động đang say mê công việc lao động cống hiến.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 12 2018 lúc 13:24

Bài thơ đc mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của n~ tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh.
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

Mình chỉ gợi dẫn cho bạn thôi còn lại là bạn tự làm nhá

Bình luận (0)
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Chippy Linh
20 tháng 9 2017 lúc 14:47

1. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh "mặt trời" như "hòn lửa" thật đặc sắc.Không gian được mặt trời tô điểm ,trời chiều ngấn bể rực đỏ một màu như lửa cháy."Mặt trời"nhúng nước,tô điểm cho màu nước,đây là khoảnh khắc huy hoàng của biển khơi.Mặt trời là chủ nhân của vũ trụ,"sóng"-chủ nhân của biển khơi và "đêm"-chủ nhân của thời gian đã buông màn ,cài cửa nghỉ ngơi sau một ngày lao động.Điều đó chứng tỏ ngày đã sang ,đêm đã hết,vạn vật đã đi nghỉ...Đối lập với thiên nhiên là hoạt động của con người,con người bắt đầu một hành trình ra khơi đánh cá.Huy Cận đã dùng nghệ thuật miêu tả gợi hình ảnh đoàn thuyền vui tươi tấp nập ,đoàn kết.Đoàn thuyền ấy đã nhiều lần chinh phục biển khơi,công việc với họ là thường nhật.Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát,tiếng hát hòa vào gió ,tiếng hát nâng cánh gió,tiếng hát căng cánh buồm vượt sóng ra khơi

Lúc ra khơi câu hát căng buồm đón gió,lướt sóng;lúc trở về con thuyền đầy cá,nhịp chuyển động chậm chạp hơn.Lúc này tiếng hát vẫn hòa vào gió mang thêm vị mặn mòi của biển,của gió khơi cùng người dân chài đưa con người cập bến.Trong bất kì cảnh lao động nào ta cũng thấy tiếng hát được cất lên,điều đó chứng tỏ niềm hăng say,tình yêu lao động của người dân trở về.Đoàn thuyền trở về được nhân hóa,cả con thuyền và mặt trời cùng chạy đua theo thời gian:
''Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi''
Ngày mới đem ánh sáng rực rỡ huy hoàng chiếu khắp không gian trời biển ,xua đi màn đêm đen tối.Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi đã gợi lên sự sống ấm no,hạnh phúc của những người dân lao động đang say mê công việc lao động cống hiến.

Bình luận (0)
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
24 tháng 9 2017 lúc 16:02

Ý nghĩa :

Bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một khúc ca về thiên nhiên và lao động tập thể, thể hiện niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống điều đó được đặc biệt thể hiện qua tiếng hát của người lao động, tiếng hát được lặp đi lặp lại bốn lần với những ý nghĩa khác nhau, lần một ” câu hát căng buồn cùng khó khôi” đây là tiếng hát ra trận đầy niềm vui, sự phấn chấn và tin tưởng vào chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Lần hai là tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả và lời cầu mong cho một chuyến ra khơi thuận lợi gặp nhiều may mắn. Lần ba ” ta hát bài ca gọi cá vào” tiếng hát thể hiện niềm vui khí thế hăng say của người lao động, tiếng hát cuối cùng vang lên ” câu hát căng buồm với gió khơi” tiếng hát là một khúc ca khải hoàn của những con người chiến thắng trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.

Bình luận (0)
sơn vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
27 tháng 9 2017 lúc 20:28
Tôi là Thạch Sanh khi ngồi trong ngục tối, tôi rất buồn , liền mang đàn ra gảy. Tiếng đàn của tôi vang vọng đến tận hoàng cung, công chúa nghe được liền cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gặp người gảy đàn. Nhà vua lấy làm lạ, sai lính cho đưa tôi đến.Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện, từ việc kết nghĩa anh em với Lí Thông đến việc chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa… đến việc bị bắt oan vào ngục. Vua ra lệnh bắt hai mẹ con Lí Thông lại giao cho tôi xét xử. Nể tình anh em kết nghĩa tôi không đành lòng liền tha cho chúng về quê sinh sống. Nhưng về đến giữa đường, mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới thật linh đình, tưng bừng nhất kinh thành. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ họp thành một đội binh của mười tám nước sang vây đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi một mình cầm cây đàn trước quân giặc rồi gảy đàn. Tiếng đàn thần diệu của Tôi vừa cất lên thì quân lính của mười tám nước chư hầu bủn rủn tay chân, không còn tâm trí gì nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử của mười tám nước xin đầu hàng. tôi mời họ dùng một bữa cơm trước khi lên đường trở về nước. tôi mang ra một cái niêu cơm bé xíu, hàng vạn tướng lĩnh và quân sĩ thấy thế khinh thường, không muốn cầm đũa. Biết ý, Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà cũng chẳng hết niêu cơm. Kì lạ thay, niêu cơm cứ hết rồi lại đầy. Họ rất khâm phục, cúi đầu lạy tạ vợ chồng Tôi rồi kéo nhau về nước.
Vua không có con trai nên về sau nhường ngôi cho tôi. Vợ chồng Tôi sống rất hạnh phúc.
Bình luận (0)
thao nguyen
Xem chi tiết