trong dạ dày loại thức ăn nào được biến đổi, chất nào được hấp thụ và vận chuyển theo con đường bạch huyết?
trong dạ dày loại thức ăn nào được biến đổi, chất nào được hấp thụ và vận chuyển theo con đường bạch huyết?
Trong dạ dày, loại thức ăn: protein, vitamin, muối khoáng được biến đổi; nhưng protein được đưa xuống ruột non để tiêu hóa tiếp còn muối khoáng, vitamin được hấp thụ không vận chuyển theo đường bạch huyết mà là đường máu
Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến hệ hô hấp????
Câu 1: Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?
Đáp án: Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2thấp,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.
Câu 2: Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?
Đáp án: Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM,điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây à năng suất thấp.
Một học sinh lớp 8 nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200Kcal,trong số năng lượng đó protein chiếm 19%,lipit chiếm 13%,còn lại là gluxit
a.Tính tổng số gam gluxit,protein,lipit cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày
Tính lượng khí oxi cần dùng để oxi hóa hết lượng thức ăn trên
Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
1. Tính được số năng lượng của mỗi chất
Số năng lượng prôtêin chiếm 19% là:
2200.19/100 = 418 Kcal
Số năng lượng lipit chiếm 13% là:
2200.13/100 = 286 Kcal
Số năng lượng gluxit chiếm (100% - (19% + 13%) = 68%) là:
2200.68/100 = 1496 Kcal
2. Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit
Lượng prôtêin là: 418/4,1 = 102 (gam)
Lượng lipit là: 286/9,3 = 30,8 (gam)
Lượng gluxit là: 1496/4,3 = 347,9 (gam)
Tham khảo ở đây nha bạn:
Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là ...
Chúc bạn học tốt!
phân biệt sự khác nhau giữa trung ương thần kinh và phần ngoại biên
Sự khác nhau giữa trung ương thần kinh và phần ngoại biên:
* Trung ương thần kinh:
- Gồm não và tủy sống.
- Được bảo vệ trong khoang xương, não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống.
- Có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
* Phần ngoại biên:
- Gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Nằm ngoài bộ phận trung ương, thường nối với cơ quan cảm ứng, cơ quan vận động.
- Có chức năng dẫn truyền xung thần kinh.
neu thuc vat chet het thi quan xa se nhu the nao
Theo mình thì...
Nếu thực vật chết hết thì quần xã đó sẽ không còn là một quần xã nữa. Bởi vì trong một quần xã là tập hợp các quần thể khác loài cùng chung sống với nhau trong một khoảng không gian nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ, trong một quần xã thì nhất định phải có các loài động vật ăn thực vật để sống như là thỏ, bò... Nếu thực vật chết hết thì các loài động vật đó sẽ không có thức ăn để ăn và chúng sẽ chết. Điều đó cho thấy không có mối quan hệ giữa quần thế thỏ, bò,... với quần thể thực vật nên đó không phải là một quần xã.
Cần làm gì để có hệ hô hấp khỏe mạnh ?
1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
2. Ăn thức ăn bổ dưỡng
3. Tránh những thứ lạnh
4. Tập luyện thể dục, yoga,...
5. Bổ sung chất chống oxi hóa
6.Tránh khỏi khói bụi, tàn tro, đặc biệt là khói thuốc lá
1. Tại khoang miệng
- Biến đổi hoá học: Dưới tác dụng của men amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường manto.
2. Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày
- Biến đổi hóa học: enzim pepsin phân cắt prôtêin thành các chuỗi ngắn.
3. Sự biến đổi thức ăn ở ruột non:
- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:
+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.
+ Prôtêin - axit amin.
+ Lipit - axit béo và glixêrin.
+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit.
hút thuốc lá có hại j cho sức khỏe
1. Thuốc lá là chất gây nghiện: làm người hút phụ thuộc vào thuốc lá, dẫn đến nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người hút
- Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc, có thể gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch,......
- Khói thuốc lá làm hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn,....
3. Ảnh hưởng đến những người xung quanh
- Những người không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.
- Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa,......
- Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá.
-gây ra các bênh về đường hô hấp như:viêm phổi,ung thư phổi,..
-gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là gan(vì gan là nơi tinh lọc các chất độc hại ...)
-gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh,vì khi hít phải khói thuốc lá con người cúng sẽ bị các bệnh như:viêm họng,abidam,..;đặc biệt là đường hô hấp của trẻ em
-gây ô nhiễm môi trường
1.thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh,cho ví dụ và giải thích.
2.muốn cơ thể khỏe mạnh thì ta thực hện các biện pháp nào? mỗi biện pháp phải giải thích cụ thể.
3.thế nào là quần thể sinh vật ? cho ví dụ ? giải thích một số tác động của ánh sán, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của sinh vật.
4.hãy kể một số tai nạn thương tích gặp trong cuộc sống hàng ngày. muốn phòng chống tai nan thương tích, ta thực hiện những nguyên tắc nào?
5.hãy nêu nguyên nhân, hậu quả, cách phòng chống và điều trị tất khúc xạ cận thị.
Câu 1:
Hành vi sức khỏe | Định nghĩa | Ví dụ |
Những hành vi sức khỏe lành mạnh | là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con người | khám định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hành vệ sinh môi trường, tránh các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều… |
Những hành vi sức khỏe không lành mạnh | là những hành vi gây hại cho sức khỏe | chế độ ăn có hại cho sức khỏe, lười vận động không ăn chín uống sôi, tham gia giao thông không an toàn, tư thế ngồi đứng sai, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu... |
Câu 2:
- Biện pháp sau đây để cơ thể phát riển khỏe mạnh
+ Tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng
+ Chơi những môn thể thao để phát triển xương như: bóng rổ, bóng đá...
+ Ăn những món ăn có nhiều vitamin và canxi
+ Ngủ sớm, không thức khuya
+ Ngồi đúng tư thế
.........
Câu 3:
- Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
VD: rừng cây thông nhựa trên 1 ngọn đồi, các cá thể chuột đồng sống trên ruộng lúa, ...
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngủ đông,...
- Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm …
+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá …
các tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của cơ thể con người ?
-Hồng cầu : vận chuyển khí O2 từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.
-Tiểu cầu:hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở'.
-Bạch cầu :đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tránh xa những tác nhân gây các bệnh như nhiễm khuẩn , nhiễm độc,…