quá trình phát triển và tiến hóa của giới thực vật diễn ra như thế nào?
sự tiến hóa của giới thực vật có quan hệ với sự tiến hóa của giới động vật như thế nào ?
quá trình phát triển và tiến hóa của giới thực vật diễn ra như thế nào?
sự tiến hóa của giới thực vật có quan hệ với sự tiến hóa của giới động vật như thế nào ?
đặc điểm cấu tạo chung của vi khuẩn, vi rut, tảo, địa y, nam
tưởng cái này hồi lớp 6 học rồi mà mở sách là có đó :>
Nhựa cây phương màu trắng xoá đúng không nhỉ ?
Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu muối đạm,muối lân của cây
(mai k.tra 1 tiết còn đúng câu này )
Chuẩn bị: 2 chậu, 2 cây đậu tương đương có độ lớn tương đương nhau, phân đạm, lân, kali
Tiến hành: trồng 2 cây đậu có độ lớn tương đương nhau vào 2 chậu
Chậu A: Bón đủ các loại muối khoáng: Đạm, lân, kali,...
Chậu B: Thiếu muốn lần hoặc kali,...
Kết quả:
Chậu A: sinh trưởng và phát triển bình thường
Chậu B: còi cọc, kém phát triển, có biểu hiện bị bệnh ( vàng lá, rìa lá bị cháy,...)
Chuẩn bị: 2 chậu, 2 cây đậu tương đương có độ lớn tương đương nhau, phân đạm, lân, kali.
Tiến hành: Trồng 2 cây đậu có độ lớn tương đương nhau vào 2 chậu
Chậu A: Bón đủ các loài muối kháng. Đạm, lân, kali,....
Chậu B: Thiếu đạm, lân hoặc kali,.....
Kết quả:
Chậu A: sinh sản và phát triển bình thường
Chậu B: còi cọ , kém phát triển, có biểu hiện bị bệnh ( vàng lá, rìa lá bị cháy,...)
Chúc bạn học tốt!
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào có liên hệ gì?
+ Qúa trình trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào có mối quan hệ khăng khít với nhau: Trao đổi khí ở phổi đã tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào, cung cấp O2và nhận CO2 từ quá trình trao đổi khí ở tế bào thải ra ngoài.
+ Qúa trình trao đổi khí ở tế bào là động lực thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận O2 và thải CO2) do tế bào luôn cần O2 và sản phẩm thải ra từ quá trình trao đổi chất là CO2
1.so sánh dị bội và đa bội
2.giải thích vì sao trong sản xuất và chăn nuôi cần phải chọn giống tốt và chăm sóc tốt đúng kĩ thuật
3.so sánh thường biến và đội biến
1, Giống nhau:
- đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
- đều phát sinh từ các tác từ môi trường ngoài và trong.
- đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
- cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
- số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.
- ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.
* Khác nhau:
+ Thể dị bội:
- thay đổi liên quan đến 1 hay 1 số cặp nào đó: 2n + 1 , 2n - 1 , 2n - 2 , 2n + 2 , ...
- có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).
- gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bênh hiểm nghèo.
+ Thể đa bội:
- thay đổi liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào có số NST là bội số n: 2n, 3n, 4n, 5n, ...
- thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
- thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt
3, đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (AND, gen) hay ở cấp độ tế bào (NST)
* thường biến là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
* sự khác nhau:
- đột biến:
+ biến đổi kiểu gen, biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
+ có di truyền qua các đời
+ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ xuất hiện riêng lẽ theo từng cá thể
+ thường có hại cho cơ thể sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời gây rối loạn trong tổng hợp protein
- thường biến:
+ biến đổi kiểu hình
+ không di truyền
+ xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định của thường biến
+ có chịu tác động của điều kiện mội trường nên có ý nghĩa thích nghi có lợi cho cơ thể sinh vật
câu 2 tớ chịu
1 So sánh thể dị bội và thể đa bội:
* Giống nhau:
- đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
- đều phát sinh từ các tác từ môi trường ngoài và trong.
- đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
- cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
- số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.
- ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.
* Khác nhau:
+ Thể dị bội:
- thay đổi liên quan đến 1 hay 1 số cặp nào đó: 2n + 1 , 2n - 1 , 2n - 2 , 2n + 2 , ...
- có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).
- gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bênh hiểm nghèo.
+ Thể đa bội:
- thay đổi liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào có số NST là bội số n: 2n, 3n, 4n, 5n, ...
- thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
- thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt.
Cho biết : Cấu tạo hóa học, cấu tạo ko gian, các dạng ADN, vai trò của ADN ?
Mọi giúp mik nha!!!
Câu này mik hk bt !!!
a) Cấu trúc hoá học của ADN
- ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, cũng có mặt ở ti thể, lạp thể. ADN là một loại axit hữu cơ có chứa các nguyên tố chủ yếu C, H, O, N và P (hàm lượng P có từ 8 đến 10%)
- ADN la` đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể đạt tới hàng trăm micromet, khối lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thể đạt tới 16 triệu đơn vị cacbon.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một loại nuclêôtit, mỗi nuclêôtit có 3 thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazơ – nitric. 4 loại nuclêôtit mang tên gọi của các bazơ – nitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.
- Trên mạch đơn của phân tử các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết hình thành giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh, (liên kết này còn được gọi là liên kết photphodieste). Liên kết photphodieste là liên kết rất bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã.
- Từ 4 loại nuclêôtit có thể tạo nên tính đa dạng va` đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nuclêôtit.
b) Cấu trúc không gian của ADN
- Vào năm 1953, J.Oatxơn và F.Cric đã xây dựng mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Mô hình ADN theo J.Oatxown và F.Cric có đặc trưng sau:
+ Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải như một thang dây xoắn, mà 2 tay thang là các phân tử đường (C5H10O4) và axit phôtphoric sắp xếp xen kẽ nhau, còn mỗi bậc thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là một bazơ lớn (A hoặc G) được bù bằng một bazơ bé (T hoặc X) hay ngược lại. Do đặc điểm cấu trúc, ađenin chỉ liên kết với timin bằng 2 liên kết hiđrô và guanin chỉ liên kết với xitôzin bằng 3 liên kết hiđrô.
+ Do các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 Å , khoảng cách giữa các bậc thang trên chuỗi xoắn bằng 3,4Å, phân tử ADN xoắn theo chu kỳ xoắn, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å .
- Ngoài mô hình của J.Oatxơn, F.Cric nói trên đến nay người ta còn phát hiện ra 4 dạng nữa đó là dạng A, C, D, Z các mô hình này khác với dạng B (theo Oatxơn, Cric) ở một vài chỉ số: số cặp nuclêôtit trong một chu kỳ xoắn, đường kính, chiều xoắn...
- Ở một số loài virut và thể ăn khuẩn ADN chỉ gồm một mạch pôlinuclêôtit. ADN của vi khuẩn, ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín.
ADN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là 1 nuclêôtit
Nuclêotit có 3 thành phần: đườg pantôzơ, nhóm photphat và bazơ nitơ. Bazơ nitơ có 4 loại: A (ađêmin), G (guanin), X (xitin), T (timin)
Cũng có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. Các nuclêôtit này liên kết với nhau = liên kết photpho đieste thành chuỗi poli nuclêôtit. Trên 2 mạch các nu này đứng đối diện với nhau theo nguyên tắc bổ sug.
A - T: 2 liên kết hidro
G - X: 3 liên kết hidro
Phân tử ADN có 2 chuỗi poli nuclêotit song song xoắn đều
+ Chức năg: mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền từ đời này sang đời khác.
Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó là đúng hay sai ? Vì sao ?
Người ta nói rằng: những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn là đúng vì những hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong không trung lâu hơn, nên được gió đưa đi xa hơn.
Hãy nêu chức năng của hồng cầu. Những đặc điểm nào của hồng cầu để nó cảm nhận được cái chức năng này?
Tại sao nói trong cơ chế đông máu gan có vai trò quan trọng trong tạo ra cục máu đông nhưng đồng thời có vai trò quan trọng không kém trong việc duy trì trạng thái lỏng của máu?
Câu1: trong những trường hợp nào ở người không tổn thương mạch máu nhưng vẫn gây đông máu?
Tại sao những người bị tiểu đường có pH máu luôn thấp hơn người bình thường?
Câu2:so sánh Prion với Virut
Câu3: Hãy nêu những khác biệt giữa ngoại độc tố và nội độc tố của vi khuẩn về bản chất hóa học độc tính khả năng chịu nhiệt cách thức hình thành và loại vi khuẩn tạo ra chúng?
Câu4: Hãy nêu những điểm đúng và không đúng của thuyết chìa khóa Enzim với cơ chất