Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thương thay thân phận con tằm"

Phạm Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Hương Giang
8 tháng 10 2017 lúc 12:55

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú.

Đây có thể là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông bà, lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, …Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.Tình cảm đó còn là lời nhắc nhở về thái độ vào cách cư xử với người trên , đặc biệt là công lao dưỡng dục của cha mẹ:

Công cha như núi ngất trời

, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác.. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta

Trong gia đình , tình cảm anh em luôn là một niềm hạnh phúc đối với những người trong gia đình. Anh em hòa thuận , yêu thương , đùm bọc nhau sẽ giúp cho gia đình ấy hạnh phúc bền lâu :

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nahu như thể tay chân

Anh em hòa thuận ,hai thân sum vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ. Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra,cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người...

“Nhớ mẹ” hay “nhớ quê hương’’? Có lẽ hai nỗi nhớ ấy hòa làm một. Mẹ là mái đình, bến nước, cây đa… Mẹ là tất cả. Cô gái theo chồng nhớ mẹ cũng như con người đi xa nhìn lại mái nhà quen thuộc. Nỗi đau ấy là bất tận. Ai cũng có một người mẹ, bất cứ người nào xa quê, cái nhớ trước hết vẫn là nhớ mẹ. Mỗi khi nhớ mẹ có lẽ người ta thường ngân nga câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

.

Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Ta thấy hiện lên hình ảnh cô gái lấy chồng xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình...Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.Kín đáo, thầm lặng nhưng da diết của chiều muộn – đó là nét tê nhị thể hiện nỗi nhớ của các cô gái trong ca dao khi đã đi lấy chồng. Giữa một không gian trải dài vô tận, một con người đang mang tâm trạng nhớ thương bỗng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc vô cùng. Lúc này con người mà cô mong mỏi nhất không thể là ai khác ngoài người mẹ thân thương. Người mẹ sẽ là điểm tựa dịu dàng nhưng vững chắc nhất cho cô gái, bởi vậy, cô càng mong càng nhớ hơn. Cô chọn một không gian riêng của mình, một mình sống trong tâm tưởng. Buổi chiều, ngõ sau, ta như thấy một cái nhìn trăn trối của cô gái về phía chân trời xa, ở đó có mẹ già đang sớm trưa lụi hụi một mình. Giá như cô được chắp thêm đôi cánh để về bên mẹ, để lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Giá như… tất cả chỉ là ước mơ.

Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

Bình luận (0)
Phạm Hương Giang
Xem chi tiết
Trịnh Long
1 tháng 10 2020 lúc 12:29

Tham khảo

Mở bài

- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh được xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay đặc biệt là trong ca dao dân ca.

Thân bài

Khái quát chung về hình tượng người phụ nữ truyền thống, là người có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, biết hy sinh nhưng đều chịu cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch.

- Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:

Vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp của nội tâm bên trong với những đức tính cao đẹp truyền thống.

- Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:

Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền, theo lối tư tưởng phong kiến cũ “trọng nam khinh nữ”. Người phụ nữ không được tự quyết định cuộc sống của mình vẫn theo quan điểm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thân phận người phụ nữ trôi nổi như tấm lụa đào, như cánh bèo trôi vô định không biết dạt về đâu. Nỗi khổ khi người phụ nữ không được tự quyết định tình yêu của mình, khao khát với tình yêu mà không với tới.

- Số phận của người phụ nữ khi lấy chồng.

Cảnh cô đơn lẻ bóng khi chồng đi xa. Cảnh nhớ về quê mẹ u buồn, tủi cực.

(Chứng minh từng ý lấy các dẫn chứng là các câu ca dao than thân cho từng ý).

Tố cáo xã hội phong kiến cũ đã đẩy những thân phận con người nhỏ bé vào bể hố sâu.

Kết bài

- Thể hiện sự đồng cảm đối với những số phận người phụ nữ chịu thiệt thòi trong xã hội đầy bất công.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Linh
8 tháng 10 2017 lúc 6:38

Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.

Nếu không may gặp phải vào hoàn cảnh trớ trêu, họ chỉ có một cách lựa chọn là cúi đầu chấp nhận. Dân gian đã ví: Thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu, bởi vì người phụ nữ đã bị bao điều đè nén, ràng buộc bị tước đoạt quyền tự do, quyền làm chủ bản thân, Luật Tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử không cho họ được sống theo ý mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Dẫu biết là vô lí, bất công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu, chẳng biết kêu ai.
Bình luận (0)
Tuổi Trẻ Phố Dâu
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
3 tháng 2 2017 lúc 17:00

Bạn có cần nữa không?

Bình luận (0)
Trần My
25 tháng 6 2017 lúc 15:11

Từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ, em ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ luôn nở trên môi trong suốt thời gian chăm sóc nuôi em lớn lên như hôm nay. Nụ cười của mẹ là cả một tình yêu đối với em.

Từ lúc nhỏ em đã thấy mẹ làm công việc vất vã cho gia đình em nhưng trên khuôn mặt mẹ luôn nở nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc. Nụ cười của mẹ đã an ủi em khi ba đánh. Nhiều lần, em bị ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Mỗi khi mẹ buồn rầu, em cảm thấy khuôn mặt mẹ vắng nụ cười. Lúc ấy em lo lắng biết bao. Em đến bên mẹ :”Mẹ ơi! Sao mẹ buồn thế, mẹ buồn con phải không?” Mẹ nói:”Không sao, mẹ chỉ hơi mệt. Mẹ nghĩ ngơi một chút sẽ khỏi” Em mong mẹ khỏi bệnh thật nhanh để em lại thấy nụ cười của mẹ. Em luôn giúp đỡ mẹ để mẹ vui lòng, luôn có nụ cười trên môi.

Và nụ cười của mẹ theo suốt cuộc đời, động viên khích lệ em vững bước trên đường đời. Em sẽ tự hào về nụ cười của mẹ. Một người mẹ kính yêu của em...

Bình luận (0)
Trần My
25 tháng 6 2017 lúc 15:12

Chết gửi nhầm bài, sorry, thông cảm ><

Bình luận (0)
Dertoit Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Thủy
11 tháng 9 2017 lúc 18:29

Công cha như núi ngất trời ...... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Bình luận (0)
Từ Đào Cẩm Tiên
6 tháng 9 2017 lúc 11:16

bn phải ghi rõ đề thì ms lm` đc chứ

Bình luận (0)
Hợp Trần
6 tháng 9 2017 lúc 16:18

?????????

Bình luận (0)
mới đến học 24h
26 tháng 9 2017 lúc 19:59

mk cug chẳng bt đề là j nữa

Bình luận (0)
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Huy
22 tháng 12 2016 lúc 18:36

-> Gợi ý:
+ Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
+ Phân tích:
_ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
_ Dẫn chứng.
+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự.
+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.

Bình luận (0)
le tran nhat linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:27

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn

Bình luận (0)
Thanh Vy
Xem chi tiết
Lê Dung
28 tháng 9 2016 lúc 18:22

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi

Ai về đợi với em cùng:

Thân em nay Bắc mai Đông một mình

Chi bằng ruộng tốt rừng xanh

Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!

Anh nói với em như rìu chém xuống đá

Như rạ chém xuống đất,

Như mật rót vào tai

Bây giờ anh đã nghe ai

Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”

Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ

Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn

Cái vành khăn em vấn đã tròn

Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan

Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên

Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng

Nỡ dang tay em dứt tơ hồng

Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy

Ánh phong lưu son phấn đọa dài

Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương

Dẫu may ra tán tía tàn vàng

Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu

Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu

Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời

Chị em ơi thế cũng kiếp người

Anh có thương thì thương cho chắc

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.

Bình luận (0)
Lê Dung
28 tháng 9 2016 lúc 18:23

 

Bướm vàng đậu nhánh mù u,

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

Buồn riêng rồi lại tủi thân,

Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai.

Biết chừng nào con cá ra khỏi vực,

Biết chừng nào hết khổ cực thân em ?

Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan.

Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan,

Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười.

Bữa cơm múc nước rửa râu

Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm

Đêm đêm dắt cụ đi nằm

Than thân phận gái ôm lưng lão già

Ông ơi ông buông tôi ra

Kẻo người ta thấy, người ta chê cười

Bình luận (0)
Lê Dung
28 tháng 9 2016 lúc 18:24

Con cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng,

Chân đi đá lại dùng dằng,

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con.

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Chồng chị chị để trên bàn

Phòng khi đi chợ mua màn về che

Thân em như cái chổi để đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tối có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?

Cò về đến gốc cây đề,

Giương cung anh bắn cò về làm chỉ

Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre

Sao cò lại muốn lăm le vợ người

Vào đây ta hát đôi lời

Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn

Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra là ra cánh đồng.

Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.

Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò cái vạc cái nông

Ba con cùng béo, vặt lông con nào

Vặt lông con vạc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn!

Cái cò cái vạc cái nông

Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca

Muối kia đổ ruột con gà

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò lặn lội bờ ao

Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay

Em về giục mẹ cùng thầy,

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?

Cổ yếm em thõng thòng thòng,

Tay em đeo vòng như bắp chuối non.

Em khoe em đẹp em giòn,

Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay ngồi một xó, hay ăn thịt gà

Ai ra ruộng chú ở nhà

Nói thì dở giọng ba hao chích chòe!

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa!

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Cái cò lặn lội bờ sông,

Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền!

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Chàng đi xa vợ xa con

Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng

Chân đi nhưng dạ dùng dằng

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non cùng người

Cái cò lặn lội bờ sông

Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù

Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò là cái cò con

Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà

Mẹ đi lặn lội đồng xa

Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn

Ông kia có cái thuyền buồm

Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò

Ông kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò là cái cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô

Đêm nằm thì ngáy o o

Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà

Hàng bánh hàng bún bầy ra

Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê

Ăn rồi cắp đít ra về

Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào

Chả này bà bán ra sao

Ba đồng một gắp, thì nào tôi mua!

Nói dối rằng mua cho chồng

Về đến quãng đồng, ngả nón ra ăn

Ăn rồi đau quặn đau quăn

Chạy về cho kịp, nằm lăn cả ngày

Đem tiền đi bói ông thầy

Bói ra quẻ này: những chả cùng nem

Ông thầy nói dối đã quen

Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ!

Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Cái cò là cái cò vàng

Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha

Vắng cha thì ở với bà

Không ở với chú, chú là đàn ông.

Cái cò là cái cò vàng

Mẹ đi đắp đàng con ở với ai

Con ở với bà, bà không có vú

Không ở với chú, chú là đàn ông.

Thôi con chết quách cho xong!

Con cò là con cò vàng

Muốn đi hát đúm sợ làng cười chê

Ai cười lời kẻ thôn quê

Mà cò ngần ngại đứng lề đường quan

Hay cò vui câu xẩm xoan

Thì cò bay đến hân hoan cùng người.

Cái cò mà mổ cái tôm

Cái tôm quắp lại mà ôm cái cò.

Cái cò mà mổ cái trai,

Cái trai quắp lại mà nhai cái cò.

Cái cò trắng bạch như vôi

Cô kia có lấy chú tôi thì về.

Chú tôi chẳng mắng chẳng chê,

Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canh!

Con cò trắng bệch như vôi

Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa

Ví dù muốn đẹp đôi ta

Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa

Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa

Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang

Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan

Nên duyên thì phượng với loan một lời

Giăng kia vằng vặc giữa giời

Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho.

Con cò trắng tợ như vôi

Tình tôi với bậu xứng đôi quá chừng!

Con cò trắng toát như bông

Muốn nghe hát đúm mà không chịu vào

Nghĩ gì, cò đậu cành cao

Nghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa e

Xuống đây cho ta nhắn nhe

Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

Cái trai mày há miệng ra,

Cái cò nó mổ muốn tha thịt mày.

Cái cò mày mổ cái trai,

Cái trai quặp lại muốn nhai thịt cò.

Con cò mà mổ con trai

U ơi, U lấy vợ hai cho thầy.

Cái cò lăn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay uống trè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Bình luận (0)
Cô Dâu
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
2 tháng 9 2016 lúc 10:28

gần hết buổi học r còn viết j nx mà hôm nay ai cx đc nghỉ mà

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
2 tháng 9 2016 lúc 10:29
                                       Đơn xin nghỉ học
                       Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
                             Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
                                              ~~~~~~                                                                                                      ..., ngày...tháng...năm...Kính gửi:............................................................................................................................
Em tên là ........................, học sinh lớp.................. Em viết đơn này xin cô cho phép em được ............................ vì ................................ Em hứa sẽ................................................ Nếu không đúng với lời hứa, em sẽ................................................................................ 
               Chữ kí cô giáo Chữ kí học sinh
Bình luận (1)
Ngô Thị Mỹ Nương
26 tháng 9 2016 lúc 9:46

                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                    Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

                 Thành phố Hồ Chí Minh,ngày ......tháng........năm......

                                      Đơn xin nghỉ học

Kính gửi:Ban giám hiệu trường......

               Giáo viên chủ nhiệm lớp.....

Em tên:......

Học sinh lớp:......

Lí do:.......

Lời hứa:.....

Ý kiến phụ huynh                                                       Người làm đơn

Bình luận (0)
Cô Dâu
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 9 2016 lúc 10:32

    Thế là ngày 5-9 gần đến rồi, trường tôi hân hoan chào đón trường mới. Đứa nào cũng nở những nụ cười rạng rỡ. Sân khấu được trang trí trang trọng, và đẹp mắt.

Những hàng hoa hàng cây được cắt tỉa tỉ mỉ, đứa nào cũng mặc trên mình bộ quần áo mới. Khi bắt đầu buổi lễ cô Trâm hô to nói" Nhiệt liệt chào mừng các vị địa biểu và các em học sinh tới ngôi trường mới" đứa vào cũng vỗ tay hoan hô. Ngày hôm ấy ngôi trường thật náo nhiệt.

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
2 tháng 9 2016 lúc 10:18

Chào mừng trường mới, thầy trò chúng tôi được dịp đón tiếp nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên về dự và chia vui. Từ sáng sớm, chúng tôi đã nghiêm chỉnh xếp hàng trong những bộ lễ phục lịch sự, gọn gàng. Khi đoàn đại biểu xuất hiện, một tràng pháo tay nhiệt liệt vang lên. Không khí hân hoan, phấn khởi bao trùm khắp cả sân trường. Khi đoàn đại biểu đã ngồi vào hàng ghế trang trọng nhất cũng là lúc chương trình chào mừng trường mới được chính thức bắt đầu.

Bình luận (0)