Đề bài : Bình giảng bài ca dao "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài"

nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
23 tháng 12 2016 lúc 20:08

Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.

Bình luận (0)
Trần Thị Hoa Ly
Xem chi tiết
Quang Hưng
9 tháng 2 2017 lúc 20:14

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã” được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở...

Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.

Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.

Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
9 tháng 2 2017 lúc 20:15

''Bà'' – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Bình luận (0)
Linh Phương
9 tháng 2 2017 lúc 20:51

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở đểlên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổrơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổrơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bịbà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ đểsẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi ...

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh đểmỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

Bình luận (1)
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thảo
22 tháng 1 2017 lúc 19:50

Chúc mừng năm mới ^.^

Bình luận (0)
Kẹo Cực Chảnh
22 tháng 1 2017 lúc 19:56

happy new year

Bình luận (0)
Thanh Trà
22 tháng 1 2017 lúc 20:15

uk,happy new year!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
B.Trâm
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2016 lúc 11:48

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Chat
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
21 tháng 10 2016 lúc 19:26

mua thu dang den tung ang may hong bay ve,ngoai kia la roi nhe xuong san va em hat em mung nang mai

khap noi chim cung hot vang chao mung,thu sang moi nha em dem tieng ca thanh binh cung nhau giu xom lang am no va xay dat nuoc ngay tham tuoi.

TICK NHOA!!!!

Bình luận (5)
Hưng Thịnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 4:58

bn chế bài bánh trôi nc ak

Bình luận (2)
Trần Khởi My
15 tháng 3 2017 lúc 11:01

oe

undefined

Bình luận (0)
Ánh Lemon
Xem chi tiết
Lê Dung
25 tháng 9 2016 lúc 12:17

Lịch sử Việt Nam có hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình đô hộ dân tộc ta, người Hán đã bắt nhân dân ta sử dụng tiếng Hán.Vì vậy tiếng Việt đó tiếp thu một lượng lớn các từ ngữ của tiếng Hán. Cha ông ta đã dựa vào tiếng Hán để sáng tạo, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt qua lớp từ Hán Việt. Do có nguồn gốc xuất xứ như vậy nên từ Hán Việt rất trừu tượng, hiểu và vận dụng nó thuần thục phù hợp với ngữ cảnh cụ thể là rất khó.Trong quá trình giảng dạy cũng như trong thực tế tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên, tôi nhận thấy đang còn một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn chưa nắm vững về từ Hán Việt nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Trong môn Tiếng Việt nhất là trong phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, giáo viên khó định hướng cho học sinh hình dung được loại từ này. Chính vì vậy ở bài viết này tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ nhằm giúp giáo viên có thể hiểu và phân biệt được từ Hán Việt .

Từ Hán Việt đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học rất nhiều, nó có ở tất cả các phân môn của Tiếng Việt và đặc biệt tập trung nhiều ở phân môn tập đọc và Luyện từ và câu. Nhưng chương trình lại không có một bài nào nhắc đến khái niệm hay tên của từ này. Chính vì vậy nên càng phải yêu cầu giáo viên nắm vững từ Hán Việt và nghĩa của nó để trong quá trình dạy học giáo viên có thể mang nghĩa của các từ Hán Việt đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, thích thú, lắng đọng. Để làm được điều này trước hết giáo viên phải nắm được :Từ Hán Việt là gì? Từ Hán Việt có Những đặc điểm gì? Nghĩa của nó ra sao? Và đặc biệt giáo viên cần phải phân biệt được từ Hán Việt với từ thuần Việt.

Khỏi niệm        :Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.

a. Đơn vị để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

        Yếu  tố Hán Việt là đơn vị một âm tiết, mỗi yếu tố tương ứng với mỗi chữ Hán .

Trong yếu tố Hán Việt có yếu tố được dùng độc lập để tạo câu như một từ, nhưng phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như một từ để tạo câu mà chủ yếu dùng để cấu tạo từ.

Ví dụ: 

        Các yếu tố Hán Việt : “nam, quốc, sơn, hà, đế, vương” Thì yếu tố “nam” có thể dùng độc lập như một từ trong câu nên có thể nói :

Cô ấy là người miền Nam.

Ngôi nhà quay mặt về hướng Nam.

        Những yếu tố “quốc, sơn, hà, đế, vương” không dùng độc lập như một từ trong câu nên không thể nói :

Cụ ấy là nhà nho yêu quốc

Cá đang bơi dưới .

Anh ta đang leo sơn

Ông ta là vương nước Nam

Ông ta là đế phương Bắc

Mà phải nói :

Cụ ấy là nhà nho yêu nước.

Cá đang bơi dưới sông.

Anh ta đang leo núi.

Ông ta là vua nước Nam.

Ông ta là vua phương Bắc.

   b.Yếu  tố Hán Việt có hiện tượng đồng âm.

Ví dụ:

*“Thiên” có nghĩa như sau:

+Trời : thiên thư, thiên chúa, thiên địa, thiên đàng…

+Nghìn : thiên niên kỉ, thiên lí, thiên cổ,..

+Dời: thiên cư, thiên đô…

*“Phi” có nghĩa như sau:

+Bay: phi công, phi đội…

+Vợ của vua: cung phi, vương phi,…

+Trái với lẽ thường, đạo lí : phi pháp, phi nghĩa, phi lí,…

*“Gia” có các nghĩa sau:

+Nhà : gia chủ, gia nhân, quốc gia,..

Thêm vào,tăng thêm: gia vị, gia tăng,…

c.Phân loại từ Hán Việt:

 Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt:Yếu tố chính đúng trước, phụ đứng sau.

Ví dụ: ái quốc, chiến thắng, thủ môn, thủ thư, phát thanh, bảo mật, phònghoả, ngư ông(Yếu tố chính: ái, chiến, thủ, phát, bảo, phòng, ngư)

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép Hán Việt: yếu tố chính đứng sau,phụ đứng trước,

Ví dụ:tái phạm, tân binh, thạch , thi nhân, tân gia, quốc , cường quốc, quốc ca, đội ca, dân ca, quân ca,  …(yếu tố chính đứng sau:phạm, binh, mã, nhân gia, kì, quốc, ca,)

d.Sắc thái của từ Hán Việt:

* Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát, mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động.

Ví dụ: Thảo mộc , viêm, hi sinh, thi hài, kháng chiến,độc lập, tự do.

*Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng tao nhã.

Ví dụ:phu quân, phu nhân, tạ thế, phụ nữ,hoả hoạn, nông dân, từ trần, hậu môn, thương vong.

*Từ Hán Việt có phong cách gọt giũa,thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính.

Ví dụ : sơn hà, thiên thu, bằng hữu, kháng chiến, quân sự, sứ quân, dân quyền, nhân quyền.

Dựa vào sắc thái của từ Hán Việt mà khi sử dụng cần phải lựa chọn phù hợp với với hoàn cảnh , tình huống:

Ví dụ :

 a.Thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (mẹ)

b.Cụ là nhà cách mạng lão thành.Sau khi từ trần, nhân dân địa phương đãmai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).

c.Anh ta bị thổ huyết (nôn ra máu)

d.Thưa bệ hạ!Thần có sớ muốn tâu bệ hạ.

Câu a, b sử dụng từ Hán Việt nhằm tạo sắc thái trang trọng, tôn kính; câu c nhằm tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ; câu d tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí của xã hội xưa.

  Tuy nhiên  cũng không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .

Ví dụ : a. Con chim sắp lâm chung (chết)

            b. Con cái cần nghe lời giáo huấn (dạy bảo) của cha mẹ

e.Phân biệt từ Hán Việt và từ Thuần Việt

-Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa khái quát và trừu tượng nên mang tính chất tĩnh tại(đứng yên), không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động miêu tả sinh động

Ví dụ: Thảo mộc (chỉ cây cối),tiến cử (giới thiệu và đề nghị sử dụng người được đánh giá là có khả năng .),kháng chiến (chống cự bằng những phương tiện chiến tranh nhân dân để đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại được độc lập), kháng cự ( là chống lại),độc lập(ở ngoài sự rang buộc, phụ thuộc),độc nhất (chỉ có một)

Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩa cụ thể, mang tính chất sinh độnggợi hình .(Vì vậy đến đây ta chắc chắn rằng :những từ láylà những từ thuần việt):

Lung linh ,long lanh, rì rào ,rì rầm, khúc khích, leo teo,leo lẻo,thoăn thoắt,kềnh càng, lớp tớp,nhan nhản, xanh xao,  ...

Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọngtao nhã . Ví dụ : phu nhân(vợ), hi sinh( từ bỏ mọi quyền lợi riêng vì một mục đích cao cả ; chết vì nghĩa lớn), tạ thế(chết), phụ nữ(đàn bà), nông dân(dân cày), sinh(đẻ), phế(bỏ), phúng(đưa đồ đến tham gia lễ nghi mai táng), tặng(cho), hỏa hoạn(cháy ),hỏa táng (an táng bằng phương pháp thiêu), thương vong,((bị thương và chết)

Từ thuần Việt mang sắc thái thân mật trung hòa ,khiếm nhã .

Ví dụ : vợ, chồng, chết, mất, đẻ, mắt, mũi,

xơi, nhậu, đớp, đấm, đánh, cút, chột,

Từ Hán Việt mang màu sắc gọt giũa, dùng vào các phong cách:khoa học , chính luận,hành chính

Ví dụ : Sơn Hà(núi sông), thiên thu(mãi mãi ), huynh đệ(anh em), bằng hữu(bạn bè), từ trần .

Từ thuần Việt nhìn chung có đa phong cách, một số thích hợp với tất cả các phong cách ,một số khác chỉ phù hợp với phong cách sinh hoạt

Ví dụ : núi, sông,anh em, mãi mãi, nói

 

Từ Hán Việt được xây dựng trên 2 phương thức ghép theo trật tự:

-Yếu tố chính đứng tước, yếu tố phụ đứng sau: ái quốc, chiến thắng, thủ môn, thủ thư, phát thanh, bảo mật, phòng hoả,

 -yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đúng trước.Ví dụ :Đoàn ca, đội ca, quốc ca, phụ nữ, nông dân, quốc ca, quốc kì, tổ quốc.

Từ thuần việt được xây dựng trên phương thức ghép theo trật tự yếu tố chính đứng trước ,yếu tố phụ đứng sau( với những từ có các yếu tố chính phụ )Ví dụ : Kiến càng ,kiến đen, kiến cánh,; Tôm hùm, tôm he, tôm bạc tôm moi; chuối tiến, chuối và ,chuối hột, chuối mốc; ốc sên, ốc bươu, ốc sắt, ốc xoắn; dưa chuột, dưa gang, dưa leo, dưa hấu, ...

 

Qua khảo sát cho thấy từ Hán Việt chiếm gần 60% từ tiếng Việt.Với số liệu đó đủ thấy từ Hán Việt có vai trò quan trọng như thế nào đối với từ ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy để giúp các em học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước  hiểu và yêu thêm tiếng Việt thì ngay từ bây giờ phải giúp các em hiểu đúng về từ Hán Việt.

Tuy nhiên để làm được điều đó  thì trước hết người giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức thật vững chắc về từ Hán Việt bằng cách học hỏi, tìm tòi qua sách vở, báo chí … để rồi dần dần tích luỹ cho mình vốn kiến thức vững chắc về từ Hán Việt nói riêng và về tiếng Việt nói chung.

Trong quá trình dạy học, khi dạy các tiết học có liên quan đến từ Hán Việt, giáo viên phải xác định đúng trọng tâm nội dung bài, nội dung từ Hán Việt trong bài này nằm ở đâu? có cần thiết phải phân tích quá sâu cho học sinh biết không? hay chỉ cần đưa đến nội dung một cách nhẹ nhàng?...Tôi nghĩ giáo viên có làm được như vậy thì học sinh mới nhận được những gì mình cần.

Bình luận (3)