Các thành phần tự nhiên của đất

Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
phan thị khánh huyền
20 tháng 2 2017 lúc 20:57

-Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ ẩm không khí

Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh.

Bình luận (4)
phan thị khánh huyền
20 tháng 2 2017 lúc 21:02

- Khi nào không khí bão hòa không khí?

Khi hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào được trong không khí

Bình luận (3)
Lê An Nguyên
22 tháng 2 2017 lúc 8:13

Bão hòa là khi độ ẩm trong không khí là 100%

Bình luận (3)
trần thị trúc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
5 tháng 4 2018 lúc 18:42

Sông Hồng:
- Sông Đáy là một chi lưu ở hữu ngạn sông Hồng.
- Chi lưu của sông Hồng trước đây còn có sông Tô Lịch.
- sông Lô là một chi lưu của sông Hồng.
-Sông Hồng còn có tận 614 phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 6, có những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy…

- Dòng sông chính: Sông Hồng, sông Mã, .. .

Bình luận (0)
trịnh quỳnh hương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
5 tháng 4 2018 lúc 18:45

Câu 1:giữa nguồn cấp nước và chế độ chảy(thuỷ chế)của sông có mối quan hệ như thế nào?

- Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế của sông: nếu sống chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sống phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.

Câu 2: Trước tình trạng sông ngòi ngày càng ô nhiễm như hiện nay,em cần làm gì để bảo vệ sự trong sạch cho các dòng sông?

+ko vứt rác ra sông hồ
+nước thải sinh hoạt phải được xử lí trước khi thải ra sông ngòi
+các nhà máy công nghiệp phải xử lí nước thải trước khi thải ra sông ngòi
+ko làm ô nhiễm đất vì chất thải sễ ngấm vào nguồn nước ngầm
+ko thải qua nhiều co2 ra ko khí vì sẽ tạo ra mưa axit và ô nhiễm nước
+sử dụng năng lượng sạch
+tích cực bảo vệ môi trường

Câu 3:bản thân em cần làm gì để tiết kiệm điện,nước?

Trong gia đình:
- Ăn mặc giản dị.
- Tiêu dùng đúng mức.
- Không lãng phí điện, nước.

- Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình, như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng nước hợp lý tránh lãng phí.
Ở trường, lớp:
- Tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp.
- Dùng nước xong phải khóa nước.

Câu 4:hồ được phân loại như thế nào?

Phân loại hồ
. Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
. Theo nguồn gốc hình thành:
+ Hồ vết tích của sông.
+ Hồ trên miệng núi lửa.
+ Hồ nhân tạo.

Bình luận (1)
Không nhớ
Xem chi tiết
Vu Viet Vinh
26 tháng 3 2018 lúc 22:50

Các thành phần của không khí là: khí nitơ (78%), khí ôxi (21%), hơi nước và các loại khí khác (1%). Lượng hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Thy
5 tháng 4 2018 lúc 18:47

Các thành phần của không khí là: khí nitơ (78%), khí ôxi (21%), hơi nước và các loại khí khác (1%). Lượng hơi nước tuy rất ít nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như: sương mù, mây, mưa...

Bình luận (2)
Vũ Nguyễn Phương Nghi
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
15 tháng 3 2018 lúc 19:15

-Để bảo vệ bầu khí quyển chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.

-Nuôi gia súc để làm thực phẩm cho con người sẽ càng hoang phí đất, nước, thực phẩm, nhiên liệu... và làm gia tăng khí thải, nhất là khí methane càng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, đẩy nhanh hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, làm tăng nguy cơ lụt lội, hạn hán và cháy rừng...

Bình luận (0)
Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
Golden Darkness
20 tháng 2 2017 lúc 21:18
Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
Bình luận (1)
Nguyễn T.Kiều Linh
20 tháng 2 2017 lúc 21:20

- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..

- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó

Bình luận (2)
Kuroko Tetsuya
21 tháng 2 2017 lúc 5:24

Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.

Bình luận (1)
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
20 tháng 4 2017 lúc 21:58
- Khí áp trên trái đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đi về 2 cực Bắc và Nam. - Gió Tín phong: là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 66 độ Bắc và 60 độ Nam.
Bình luận (0)
Linh Phương
20 tháng 4 2017 lúc 22:16

Các đai khí áp phân bố xen kẽ từ Xích đạo về hai cực
Xích đạo là đai áp thấp và về tới hai cực luôn luôn là đai áp cao
Có ba loại gió chính:
- gió Tín Phong:
+ Thổi từ các đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.
+ Thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp vòng cực.
+ Thổi từ các đai áp cao cực Bắc và cực Nam về các đai áp thấp vòng cực.

Bình luận (1)
Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 17:19

1. Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

2. Gió mậu dịch:

- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .

3. Gió Mùa:

- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).

4. Gió địa phương:

a. Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngay, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Bình luận (0)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
my yến
22 tháng 3 2018 lúc 10:22

Câu hỏi: Khí áp là gì?

Trả lời: Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

Câu hỏi: Nhiệt độ là gì?

Trả lời: Không giống như các đại lượng vật lí đã được học trong chương trình vật lí phổ thông, khái niệm nhiệt độ là gì là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực vật lí khác nhau cùng liên quan. Trong phạm vi bài viết tác giả định nghĩa nhiệt độ một cách đơn giản nhất là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự nóng, lạnh của một vật (hệ vật) trong hệ qui chiếu ta chọn.

Ví dụ: nhiệt độ cơ thể con người ổn định ở 36,5oC, nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cơ thể con người xuống dưới 15oC bạn sẽ cảm thấy lạnh, và ngược lại nhiệt độ môi trường từ khoảng 35oC trở lên bạn sẽ cảm thấy nóng bức.

Bình luận (0)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:15

Nhiệt độ trung bình tháng = tổng nhiệt độ các ngày trong tháng chia cho số ngày .

Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ 12 tháng chia cho 12 .

Bình luận (0)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:16
1. Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...). Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
Bình luận (0)
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:19

3.Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất

4.Nhiệt độ là thang đo giữa nóng và lạnh, vật nào có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn. Nhiệt độ thường đo bằng độ C hoặc độ F.

Bình luận (0)
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:20

2.Nhiệt độ trung bình tháng = tổng nhiệt độ các ngày trong tháng chia cho số ngày .

Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ 12 tháng chia cho 12 .

Bình luận (0)