Bài viết số 7 - Văn lớp 9

Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết
Lehoang Maii
13 tháng 5 2018 lúc 22:11

- Rabindranat Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Tagore luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.

Trong thế giới ấy, Tagore khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.

Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Tagore trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”

Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hoà nhập với trò chơi thú vị ấy được :

“Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.

Sự đơn giản để hoà nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hoà nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.

“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.

Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ. Đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.

Trong câu thơ này, Tagore đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác.

Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.

“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hoà nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó ? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm măt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này.

Và trò chơi ấy :

“Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Cũng như một sự diệu kỳ trong việc tạo ra hình ảnh ẩn dụ sóng đôi giữa bờ biển với con sóng, sự so sánh độc đáo: con sẽ là sóng, còn mẹ là bến bờ kì lạ. Sự kì lạ ấy đã có sức lôi cuốn sự khám phá của đứa trẻ. Mà sự lôi cuốn ấy còn hấp dẫn hơn bất kỳ trò chơi nào. Khi lăn vỗ vào bến bờ kì lạ của tình mẹ ấy, đứa trẻ sẽ cười vang trong sự đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ. Tình mẹ như vỗ về an ủi, nâng niu đứa trẻ.

Mượn hai hình tượng mây và sóng để Tagore vĩnh viễn hoá sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử. Sự bất tử của tình mẹ sẽ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho mỗi tâm hồn trẻ thơ. Và đó chính là triết lý sâu sắc trong bài thơ mang đậm tính cách trẻ thơ này. Hầu như nhà thơ lớn nào cũng vậy, trong tác phẩm nghệ thuật của mình không quên dành cho trẻ em những bài thơ hay để khuyên bảo và ca ngợi các em, mong mỏi các em phát huy và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp để các em nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và xã hội. Tagore làm thơ cho trẻ em cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em. Trong bài thơ Mây và sóng, thể hiện tình cảm đó của ông. Hướng tâm hồn trẻ thơ sống trong sự bất tử của tình mẹ. Giọng điệu của bài thơ thật ngộ nghĩnh, thủ thỉ rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ.

Bình luận (0)
Ngọc Quang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
9 tháng 2 2017 lúc 22:19

Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.

Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.

Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.

Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:

Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.

Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.

Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.

Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.

Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.

Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:

Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.

Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.

Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Bình luận (0)
_silverlining
10 tháng 2 2017 lúc 10:54

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” khi ai mở miệng nói ngang thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” một tia lửa nhỏ sơ sơ khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu giữa ngàn thế sự đảo điên có ai áp dụng lời khuyên bao giờ lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
!

Bình luận (0)
Vy Lan
24 tháng 5 2017 lúc 16:01

Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.

Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.

Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.

Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:

Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.

Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.

Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.

Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.

Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.

Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:

Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.

Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.

Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Bình luận (0)