Bài viết số 6 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiếu Thảo
Xem chi tiết
Bae Yeon Wi
24 tháng 2 2017 lúc 20:45

Chiến tranh đã lùi xa nhưng di hoạ mà nó để lại vẫn hàng ngày hàng giờ làm bao người Việt Nam đau đớn. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.

Chất độc màu da cam mà đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đã từng sống ờ những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tội, tật nguyền dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường... Những sinh linh quái dị tội nghiệp ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và toàn xã hội.

Nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoạ ấy? Chính là do sự vô nhân đạo của giới cầm quyển ở một đất nước đã từng tuyên bố về quyền con người trước toàn thế giới. Để thực hiện âm mưu xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm quyền làm người của những trẻ thơ vô tội. Những bọc nước, cục thịt, quái thai hoặc những sinh thể điên dại, vô tri vô giác do chất độc màu da cam không chỉ khiến cho gia đình đau đớn về tinh thần, khốn khổ về vật chất mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội... Những vết thương không mảnh đạn mà đeo bám dai dẳng mãi mãi không lành. Đó chính là tội ác tày trời mà chiến tranh đã gây ra .

Trước tình hình đó nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam đã được tổ chức. Biết bao người đã khóc thương cho những số phận bất hạnh, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh. Ngày đầu tiên, Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày "Vì nạn nhân chất độc màu da cam". Cả nước Việt Nam đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân khốn khổ. Đó là việc làm cần thiết để giúp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà, thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam... Dầu biết rằng tất cả những giúp đỡ đó không thế bù đắp được những mất mát, đau đớn của họ song đó thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phù hợp với truyền thống"tương thản tương ái", "uống nước nhớ nguồn" của dân Việt Nam ta.

Việt Nam đã cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, song "ơn phải trả, oán phải đền". Chính phủ Mỹ và 37 công ty hoá chất đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mĩ cũng phải chịu trách nhiệm về sự vô nhân đạo của mình .

Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bời vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đâu xây dựng xã hội tốt đẹp ở đó mọi người đều được đảm bào quyền sống và quyền hạnh phúc.

Thảo Phương
22 tháng 1 2019 lúc 14:38

a. Mở bài Giới thiệu, dẫn dắt người đọc về hiện tượng chất độc màu da cam.

b. Thân bài

-Thực trạng của nước ta về vấn nạn này

+Con số chung, những “làng chết” được báo chí đưa tin ngày càng nhiều.

-Nỗi đau của những người trong cuộc

+Sự đau đớn về thể xác và tinh thần của các nạn nhân chất độc màu da cam, nhất là các em nhỏ được sinh ra khi bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc màu da cam.

+Chiến tranh đã kết thúc từ lâu nhưng nó vẫn còn để lại những hậu quả rất đau lòng, nhất là đối với cha mẹ các nạn nhân.

+Sự khó khăn về kinh tế cũng ngày càng hành hạ họ.

-Thái độ của chúng ta

+Lên án kẻ thù đã gây ra những hậu quả to lớn cho con người, tổ quốc ta. Đó chính là đế quốc Mĩ.

+Phê phán thái độ thờ ơ của mọi người, nhất là khi chúng ta mang ơn cha mẹ các nạn nhân đó đã không quản ngại hi sinh để có nền độc lập cho chúng ta hưởng thụ như ngày nay.

-Những kiến nghị cụ thể

+Cần có biện pháp cụ thể từ phía nhà nước để có chế độ hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân

+Mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm lập ra các quỹ giúp nạn nhân chất độc da cam; các quỹ, hội cần có các hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi cho những nạn nhân…?

c. Kết bài

Đất nước ta không thể nào bình yên khi hàng ngày, hàng giờ vẫn có những con người bị ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh để lại, khi mà những thảm họa chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Cần có suy nghĩ và việc làm cụ thể của bản thân để giúp ích cho xã hội trong việc phát triển đất nước và tăng cường các hoạt động tình nguyện để giúp ích cho các nạn nhân chất độc da cam.

nguyên thi minh anh
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 22:24

Có lẽ trên thế giới, ít có dân tộc nào lại phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc và kéo dài tưởng chừng bất tận như dân tộc Việt Nam. Vừa kết thúc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp chưa được bao lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mĩ – một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Trong suốt hai mươi năm, giặc Mĩ đã gây ra những tội ác tày trời ở Việt Nam. Dã man nhất là tội ác có tính hủy diệt thiên nhiên và con người. Với mục đích “tìm diệt” đối phương (tức quân Giải phóng của ta), Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Những cánh rừng trụi lá, thân cây cháy đen. Rồi vườn tược, ruộng đồng hoa màu khô héo. Sông suối cũng bị đầu độc. Không một thứ sinh vật nào có thể sống sót dưới những cơn mưa chất độc màu vàng.

Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề, khủng khiếp cho hàng chục vạn gia đình. Hàng vạn người đã chết, không ít trẻ em ra đời sau chiến tranh đã trở thành nạn nhân của nó. Vấn đề này đang là thời sự nóng hổi được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang lan rộng khắp nơi, được nhiều người tham gia, ủng hộ.

Khi xem phim ảnh chiếu trên truyền hình và được tiếp xúc với các bạn nhỏ ở làng Hòa Bình trong bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, em thật sự xúc động và có cảm giác là trái tim như bị một bàn tay vô hình bóp thắt.

Tội ác của giặc Mĩ, di hại của chất độc màu da cam hiển hiện rõ ràng trên những con người tật nguyền, dị dạng. Có bé không chân, có bé không tay, có bé toàn thân đầy lông lá,… nhiều bé chân tay vặn vẹo, không thể đi lại, một số ít may mắn có được hình dáng bình thường thì lại câm điếc hoặc bị bại não… Số phận bất hạnh sẽ đeo bám các em suốt đời. Thử hỏi có ai không động lòng thương trước những bé thơ vô tội ấy?!

Nỗi đau đớn về thể xác của các em đã ghê gớm nhưng nỗi đau đớn, giày vò về tinh thần của các em và gia đình, dòng họ… còn ghê gớm gấp trăm lần. Sinh ra là người mà các em không được quyền sống, học tập và làm việc như bao người khác. Những bệnh tật hiểm nghèo và số phận bất hạnh đeo đẳng các em suốt đời khiến cho hoàn cảnh sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Càng thương xót các nạn nhân, chúng ta càng căm phẫn những kẻ đã gieo rắc tai họa trên đất nước này. Tội ác của chúng là tội ác hủy diệt, đi ngược lại quá trình tiến hóa của tự nhiên, chà đạp thô bạo lên quyền sống của con người. Tội ác khủng khiếp đó đã bị nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng thanh lên án.

Từ năm 2004 đến nay, phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã phát triển rộng rãi trên khắp đất nước ta. Hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cánh tay, hàng triệu chữ kí sẵn sàng giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể, trường học… đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào để góp phần làm vơi bớt nỗi bất hạnh của họ. Tình thương yêu đồng loại, tình cảm dân tộc được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua những căn nhà tình thương, những đồng vốn cấp cho các gia đình nạn nhân để xóa đói giảm nghèo, để chữa bệnh…

Gần đây, ủy ban về vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã khởi kiện các công ti hóa chất sản xuất và cung cấp chất độc cho quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Sự kiện này đã làm rung động dư luận quốc tế và thức tỉnh lương tri nhân loại. Chắc chắn, những kẻ gây ra tội ác sẽ phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho hàng vạn nạn nhân. Chúng ta tin rằng chân lí cuối cùng sẽ chiến thắng.

Thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của các gia đình nạn nhân là to lớn, không gì bù đắp được. Những việc mà chúng ta làm cho họ dù bao nhiêu cũng vẫn là quá nhỏ, chỉ góp phần xoa dịu nỗi đau chứ không thể nào chấm dứt những nỗi đau khủng khiếp mà họ phải chịu đựng!

Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Không nỗi đau nào riêng của ai (Máu và hoa), nỗi bất hạnh của các nạn nhân nói riêng cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta hãy cùng nhân loại cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, ngăn chặn bàn tay tội ác để không bao giờ thảm kịch “chất độc màu da cam” tái diễn ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Trương Đức
Xem chi tiết
_silverlining
26 tháng 2 2017 lúc 22:28

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị kể về cuộc sống của những con người trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong đó tác giả làm toát lên vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên làm nhiệm vụ trên núi cao và khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng; những trang viết mộc mạc, chân thực của Nguyễn Thành Long đã khiến cho trái tim người đọc thổn thức, chộn rộn. Hình ảnh anh thanh niên được khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn đối với những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Anh thanh niên không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi anh là “anh thanh niên”, có lẽ đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Qua ngòi bút của Nguyễn Thanh Long, anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây.

Trước hết anh là một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khan để hoànthành công việc được giao.Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “sống một mình trên đinh Yên Son cao 2600m, bốn bể chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Với một vài chi tiết đó, chúng ta đã hình dung được cuộc sống buồn chán, tẻ nhạt của anh.Một người đang ở độ tuổi sung sức nhưng lại sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ để mang lại sự ấm no, hạnh phúc. Chi tiết bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng hoàn toàn đúng với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự bình lặng, êm đềm của công việc là tâm thế bình tĩnh, lòng nhiệt huyết và yêu nghề sâu sắc. Đây chính là đức tính đáng quý của anh thanh niên trong mắt mọi người.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người đáng kính, anh không ngại khó khăn, thử thách vẫn dẫn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. Bởi với anh đó chính là lẽ sống. Anh đã tự tìm thú vui cho bản thân mình trong những quyển sách. Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người trẻ cần phải học tập. Đó chính là việc không được chùn bước, phải luôn ngẩng cao đầu và nhiệt huyết hết mình với công việc.

Khi con người ta sống một mình quá lâu, thường thì sẽ rơi vào cảm giác cô đơn đến cùng cực, sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người. Ấy vậy mà anh lại rất khát người “thèm người”. Chính đức tính này đã tạo nên lòng hiếu khachsm muốn san sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi có người đến đây chơi. Tấm lòng này đã để lại trong lòng ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh đã hồ hởi kể về cuộc sống của mình, về đồng nghiệp, về nét đẹp của Sa Pa trầm lặng.

Anh thanh niên đã lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ cũng như gói trà cho ông họa sỹ già. Tất cả những cử chỉ ân cần đó khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Theo mạch kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên còn là một người rất khiêm tốn. Mặc dù công việc vất vẻ, khó nhọc nhưng anh không bao giờ kêu than hay tự hào về mình điều gì hết. Anh luôn thấy mình nhỏ bé trước người khác, đặc biệt là hành động ông họa sỹ đòi phác họa chân dung thì anh đã bảo “bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới thiệu cho bác một người xứng đáng hơn”. Đây chính là một tinh thần rất đáng quý và đáng học tập cho thế hệ trẻ.

Như vậy với cốt truyện nhẹ nhàng, tinh cảm nhưng Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng người đọc về xúc cảm về hình ảnh một con người hi sinh thầm lặng ở một nơi hoang vắng. CHúng ta càng thêm trân trọng hơn những con người đang ngày đêm vì đất nước

Hải Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Lực
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 21:32

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Truyện được viết sau chuyến đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi đẹp nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó.

Thiên nhiên Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp trong đó có Sa Pa là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Bắc. Khí hậu ở đây hài hoà, chính vì thế mà hoa trái bốn mùa tươi tốt. Sa Pa hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long với ngôn ngữ điêu luyện đã trở thành một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Đọc truyện của ông, người đọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơi đây đi vào truyện của Nguyễn Thành Long với một cái nhìn dịu dàng, trong trẻo như một bức tranh thủy mặc làm cho người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Theo bước chân của nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo. Nắng ở Sa Pa cũng thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Qua sự miêu tả của nhà văn, hình ảnh những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nàng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng đã làm nổi vật lên vẻ đẹp rực rỡ của Sa Pa. Những con đèo trên Sa Pa khi được nắng chiếu sáng cũng trở nên đẹp lạ thường: nắng đã mạ bạc cả con đường đèo. Hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. Khi đọc đến đây, với cảnh đẹp như vậy, người đọc mang theo cảm nhận khao khát được đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này. Có thể nói, thiên nhiên Sa Pa hiện lên đẹp thơ mộng, hư ảo và phải là người có con mắt nhìn tinh tế và chính xác, ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ mới có thể vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp như vậy.

Trên nền bức tranh thiên nhiên kì ảo ấy, Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với những con người làm việc quên mình cho đất nước. Trước hết là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Đó là một con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và ân tình với mọi người. Anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng thiếu nó cháu buồn đến chết mất vì công việc là niềm vui, là nguồn sống của anh. Anh đã tìm được hạnh phúc trong công việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Con người đó cũng có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị nhưng hết sức cao đẹp - đó là được lao động, được cống hiến sức mình cho đất nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện đám mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tóm lại, được cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh về cuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc. Không chỉ là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn, làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi để đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó khăn như nửa đêm giữa mùa đông giá rét, nhưng bất kì trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là anh thức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quên một buổi nào, âm thầm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đối với anh chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt, tháng không một bóng người. Và anh đã vượt qua được bằng sự miệt mài, say mê trong công việc. Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc. Đặc biệt, Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa vào truyện chi tiết anh thanh niên tặng cô gái bó hoa nhiều màu sắc sặc sỡ. Bó hoa ấy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời Sa Pa mà nó còn là vẻ đẹp của cuộc đời mà anh thanh niên đã hào phóng tặng cho mọi người. Chi tiết ấy đã toát lên một chân lí: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình cảm nhân hậu.

Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thấy một ông kĩ sư vườn rau cần cù, say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng, đó là một mục đích đẹp. Còn nhà nghiên cứu khoa học thì mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâu dưới lòng đất để làm giàu cho đất nước. Anh mặc cho tuổi xuân trôi đi, quên cả hạnh phúc riêng tư, bất chấp mọi nguy hiểm. Dù chỉ được giới thiệu một cách gián tiếp nhưng họ đã tạo thành một thế giới những con người tương tự như anh thanh niên luôn miệt mài lao động, trong sự hi sinh âm thầm lặng lẽ. Nhan đề của truyện là Lặng lẽ Sa Pa nhưng Sa Pa có thật sự lặng lẽ không? Tác giả đã giải thích một cách hết sức đơn giản cho người đọc: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ của Sa Pa, một Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Qua cách đặt nhan đề của truyện, tác giả muốn ca ngợi những con người sống đẹp, họ lao động một cách say mê và quên mình cho đất nước, họ đã nâng cao và mở rộng tâm hồn người đọc: hãy yêu thương nhau và sống đẹp hơn.

Nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho chúng ta niềm cảm hứng dạt dào về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. Người đọc như nghe thấy được những lời khuyên nhủ nhỏ nhẹ, tâm tình của nhà văn qua thiên truyện đầy chất thơ với cái tên độc đáo Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hãy nhìn vào mọi người để phát hiện những điều vô cùng nhỏ nhưng đáng ca ngợi biết bao.



グエン ハイ アイン
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
6 tháng 3 2017 lúc 14:12

Mở bài

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng ở thế kỉ XVT, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sông ẩn dật. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian (truyện thứ 16 ) trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục. Vũ Nương là nhân vật chính của câu chuyện. Đây là người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một sô phận bất hạnh.

Thân bài

Vũ Nương là người có phẩm chất tốt đẹp

Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Là người biết giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Là người chung thuỷ chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Là người mẹ hiền, dâu thảo, người vợ đảm đang: một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. Nàng chăm sóc khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu đáo khi mẹ chồng qua đời.

Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

Là nạn nhân của chê độ nam quyền: cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. Phải đằng đẵng chờ chồng vì chồng đi chiến trận. Bị chồng nghi ngờ lòng chung thuỷ, bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi. BỊ dồn vào đường cùng, Vũ Nương đã phải nhảy xuôrig sông tự tử. Đoạn kết của truyện tuy để cho vợ chồng Vũ Nương nhìn thấy nhau, Vũ Nương được minh oan nhưng kết thúc tác phẩm vẫn là một bi kịch. Nàng không thể trở về dương thế để sống bên chồng con được nữa.

Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên phẩm chất, sô phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Vũ Nương mang nhiều phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đảm đang, đức hạnh, hiền thục, hiếu thảo… Qua nhân vật Vũ Nương, ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Sô’ phận của Vũ Nương thật bi thảm, bất hạnh:

+ Phải nuôi con, nuôi mẹ một mình.

+ Chờ chồng đằng đẵng nhiều năm trời.

+ Phải chết oan.

Đây cũng là số phận bất hạnh của những người phụ nữ có hoàn cảnh như Vũ Nương. Họ chịu đau khổ vì những luật lộ hà khắc của xã hội phong kiến hoặc của những cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra liên miên.

c) Người phụ nữ trong xã hội ngày nay

Người phụ nữ trong xã hội ngày nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, đảm đang, chung thủy…

Người phụ nữ Việt Nam ngày nay được đối xử công bằng, được tham gia hoạt động xã hội, được học hành như nam giới…

Có được điều đó nhờ tính ưu việt của xã hội mới, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ…

Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp cũng như số phận bất hạnh, bi thảm của nàng.

Qua nhân vật Vũ Nương, tác giả cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.

Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen những yếu tố kì ảo với yếu tô hiện thực khiên cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.

Qua câu chuyện, ta hiểu thêm phẩm chất, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta càng thấy tính ưu việt của xã hội hôm nay.

_ Bài lm chỉ maq tính chất tham khảo _

Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 14:19

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.

Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người ,con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.

Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.

Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.

Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.

Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã. hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.

Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứa sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vu Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.

Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hỗ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cung như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.

Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.

Đặng Thị Huyền Trang
6 tháng 11 2017 lúc 13:04

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.

Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người ,con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.

Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.

Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.

Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.

Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã. hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứa sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vu Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.

Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hỗ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cung như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.

Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.

Lê Nhật Đông Kiều
Xem chi tiết
Tạ Thảo
9 tháng 3 2017 lúc 21:47

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhuc nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến nhu thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huê vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.

Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tưóng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ . Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự rin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thế đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trug thấy ông không chi nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chi là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

Đạt Trần
25 tháng 10 2017 lúc 20:09

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.

Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”.

Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.


Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…
Cùng với ý trí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng Quang Trung đã làm lên trang lịch sử hào hùng cho dân tộc. chỉ mới khởi binh đánh giặc chưa dành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng nước lớn gấp 10 lần nước mình, để có thể dẹp chuyện binh đao, cho nước nhà yên ổn mà nuôi dưỡng lương thực.

Tài dùng binh như thần: cuộc hành binh thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh ở phú xuân( Huế), một tuần lễ sau đã ra tận Tam Điệp cách Huế 500km. vậy mà đến đêm 30 tháng chạp hành quân ra Bắc vừa đi vừa đánh giặc vậy mà ông hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, răm rắp nghe theo chỉ huy.

Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…

Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..)

Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

nguyen thi vang
9 tháng 10 2018 lúc 17:06

Bài viết số 6 - Văn lớp 9Bài viết số 6 - Văn lớp 9Bài viết số 6 - Văn lớp 9Bài viết số 6 - Văn lớp 9

Hồng Lam
Xem chi tiết
Tạ Thảo
9 tháng 3 2017 lúc 21:46

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …

May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .

Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 3 2017 lúc 9:23

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng “truất ngôi trừ ngoại”, đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải “phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác”. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.

Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. ông Hai bị gạch đổ bại một chân trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế nhưng tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình, vẫn yêu làng sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu sắc của ông Hai với nơi chôn nhau cắt trôn. Ông khoe làng ông có “cái sinh phần của viên tổng đốc” có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gìthuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai hoạ song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai, cái sinh phần đó là sức lực của cả làng. Và có một chút rất riêng của bản thân ông, tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.

Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng mình có cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”, khoe làng mình giàu có, trù phú... Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Ngày đầu tiên xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ, ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư ông cũng tự an ủi mình: “đi tản cư cũng là kháng chiến”.

Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về kháng chiến, cách mạng, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân”. Trước hết, đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông với niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bâygiờ... ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng nhưng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng song trong ông tin yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn, không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thìyêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù... Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bốcon ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai...”.

Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi ông nghe cái tin làng trở về gắn bó vớinhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt, giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị “đốt nhẵn”. Nhà của ông bị cháy trụi, mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng chợ Dầu kháng chiến của mình.

Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc hoạ hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sông động, chân thực vànhững nét tính cách rất nông dân chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Vốn là những con người chân thực, chất phác, nhưng ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông Hai day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà thối bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Họ - những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng, tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong mỗi người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

Đạt Trần
1 tháng 3 2018 lúc 21:46

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến .
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ ”,là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn... Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …
May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .
Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại

Xuân Duyên Đoàn
Xem chi tiết
Đan Trần
10 tháng 3 2017 lúc 23:52

Thầy Tuấn kêu tự làm nghe bạn :v