Bài 8. Nước Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Chúc Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Lam
10 tháng 12 2017 lúc 22:04

Con người Nhật được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên

Sự quản lí có hiệu quả của các xí nguệp , công ti

Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản

그가
19 tháng 7 2019 lúc 22:41

vì :

Đầu tên phải kể đến tinh thần Samurai của người Nhật, không bao giờ chùn bước trước khó khăn và thử thách. Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại.

Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến vai trò của nhà nước và tầm nhìn của những người lãnh đạo. Họ biết khuyến khích áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ từ Mỹ.

Ngoài ta còn nguyên nhân nữa là do áp dụng Đường lối Dodge: Cuối năm 1948, chính phủ Mỹ cử Joseph Dodge sang Nhật Bản để điều hành nền kinh tế ở đây. Ông này chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái Yên Nhật/Dollar Mỹ là 360 : 1. Nhờ đường lối này, nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất lao động ở Nhật Bản được nâng lên, lạm phát được khống chế, thậm chí còn đưa tới nguy cơ giảm phát.

Một nhận quan trọng là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950. Mỹ và Nhật Bản liền ký hiệp định hòa bình để Mỹ rảnh tay hơn đối phó với chiến sự. Những đơn đặt hàng của lực lượng quân sự Mỹ để cung cấp cho mặt trận Triều Tiên gần đó đã làm tăng tổng cầu của Nhật Bản. Nó tạo điều kiện cho Nhật Bản khắc phục một số lệch lạc của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.

Vũ Thảo Uyên Nhi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
30 tháng 11 2019 lúc 15:31

* Về đối nội:

- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm: phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.

- Để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh:

+ Ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động

+ Chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

- Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng - loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu...

- Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975, phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972...

* Về đối ngoại:

- Với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm:

+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới.

- Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược...

- Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mai Anh
2 tháng 12 2019 lúc 21:46

A) Chính sách đối nội.

- Sau chiến tranh, Nhà nước Mỹ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng cộng sản Mỹ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

- Mặc dù gặp nhiều khoa khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân nổi lên mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc bác phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70

B) Chính sánh đối ngoại.

- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mỹ đều ra " Chiến lược toàn cầu" với mục tiêu chống phá XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ,

- Thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược.

Khách vãng lai đã xóa
Kobayashi Mikae
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
23 tháng 12 2017 lúc 20:10

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

* Nguyên nhân :

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. - Mĩ áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.

- Các tổ hợp công nghiệp ,quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Hải Đăng
23 tháng 12 2017 lúc 21:54

Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ Hai?

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

Do đâu Mỹ phát triển nhanh về khó học kĩ thuật

Vì nước Mỹ có những tiền đề thuận lợi cho cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật lần thứ 2.
-Trước chiến tranh thế giới 2 ,Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Thế giới.Mỹ lại chú ý thu hút nhân tài từ khắp nơi,đầu tư cho Giáo dục và con người,tạp những tiền đề đầu tiên cho cuọc cách mạng khoa học kĩ thuật .
-Trong chiến tranh thế giới 2,mặc dù nước Mỹ tham chiến nhưng do được 2 đại dương lớn che trở nên đất nước ko bị chiến tranh tàn phá,sản xuất được duy trì.Mặt khác,các nước lớn trên thế giới bấy giờ (Anh-Pháp....)đều đang tham chiến và bị chiến tranh tàn phá,các nhà khoa học từ các nước đổ về Mỹ,nơi có điều kiện hòa bình,có trang thiết bị hiện đại,...để nghiên cứu khoa học.
-Sau chiến tranh,Mỹ được lợi 114 tỷ USD và khoảng 2-3 thập niên đầu sau chiến tranh ,Mỹ là trung tâm kinh tế duy nhất của thế giới ,tạo ra những tiền đề về kinh tế cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ.
-Mỹ chú trọng thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh.

Nhật
Xem chi tiết
PT_Kary❀༉
15 tháng 12 2020 lúc 19:19

-Bị Nhật Bản, Tây Âu ngày nay là Trung Quốc cạnh tranh.

-Thường xuyên khủng hoảng.

-Chi phí cho quân sự lớn.

-Cớ sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xa hội Mĩ.

Chúc bạn học tốt!

NMĐ~NTTT
24 tháng 12 2020 lúc 15:47

Sau khi khôi phục kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mãnh mẽ và chở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.  Phân tích: sau chiến tranh đất nước mặt trời mọc dần phát triển hơn do Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên 'ngọn gió thần'. Sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo cơ hội để Nhật Bản tăng trưởng kinh tế một cách 'thần kì'. Về phía các nước Tây Âu sau chiến tranh đã bắt tay vào công cuộc khôi phục. Năm 1948 mười sáu nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo 'Kế hoạch phục hưng châu Âu'. Kế hoạch được thực hiện 1948-1951 với số tiền 17 tỉ USD. Từ đó đã giúp cho nền kinh tế của các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng nhưng lại càng lệ thuộc vào Mĩ.

HaNguyen_13
Xem chi tiết
Phương Dung
21 tháng 12 2020 lúc 22:32

- Từ sau năm 1975 Mỹ thực hiện lệnh cấm vận với Việt Nam ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam

- Năm 1994, Mỹ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam

- Tháng 7 năm 1995 Việt Nam- Mỹ bình thường hóa quan hệ

- Tháng 7 năm 2000 Mỹ- Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương.

Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam để khắc phục chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Việt Nam tích cực tìm kiếm thân nhân hài cốt binh sĩ Mỹ trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ xâm lược Việt Nam.

NMĐ~NTTT
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 22:02

Chính sách đối nội:

- Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

- Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.

- Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân, chính sách phân biệt chủng tộc.

- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.

TRương Đặng NGọc NGoan
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
29 tháng 12 2020 lúc 17:11

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: ... Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào. Mĩ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

Bạch Trà
30 tháng 12 2020 lúc 16:20

nguyên nhân quan trọng nhất để Mỹ phát triển kt là:

- Mỹ ở xa chiến trường nên ko bj chiến tranh tàn phá.

- Nc Mỹ giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Mỹ đã thu đc 144 tỉ đô la lợi nhuận do bán vũ khí, hàng hóa cho các nc tham chiến.

- Mỹ r sức cải tiến và áp dụng KH-KT vào trg sản xuất.

 

Min
Xem chi tiết
Dongie Candy
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
4 tháng 1 2021 lúc 17:10

Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

...Mew...
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Quang
5 tháng 1 2021 lúc 20:46

- “Chiến lược toàn cầu” của Mỹ nhằm thiết lập sự thống trị toàn cầu.

- Mục tiêu:

+ Tiêu diệt Liên Xô và CNXH.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

+ Đẩy lùi phong trào công nhân, phong trào cộng sản.

+ Tìm cách khống chế các nước đồng minh...

- Biện pháp: Gây chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang, lôi kéo, mua chuộc, viện trợ....chủ yếu dựa trên sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế....

Chúc bạn học tốt :)))