Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Lam Nhu
Xem chi tiết
Ba Thị Bích Vân
23 tháng 4 2017 lúc 10:34

Có bao giờ chúng ta liên tưởng đến hệ sinh thái rừng và suy nghĩ rằng “tại sao ở rừng không cần bón phân mà cây cối ở đó vẫn sum suê và um tùm hay không”! Bởi vì ở đó mật độ vi sinh vật rất đa dạng cùng hàm lượng mùn (hữu cơ) cực kỳ lớn.

Mật độ vi sinh vật hữu ích sẽ được duy trì nhờ hàm lượng mùn (hữu cơ) có trong đất rừng tự nhiên và những hợp chất dinh dưỡng hữu cơ ở rễ cây tiết ra. Xin lưu ý rằng thực vật nói chung chỉ hấp thụ qua rễ đa phần là khoáng và một lượng rất nhỏ hợp chất hữu cơ (có trọng lượng phân tử thấp) nếu chúng đã được khoáng hóa. Vậy có nghĩa là: mùn như nguồn thức ăn cho hệ vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Nhờ đó hệ vi sinh vật này sẽ tạo ra các khoáng có ở trong đất, đá, bã thực vật là nguồn dinh dưỡng cho cây rừng; cùng các hợp chất sinh học có lợi cho cây rừng. Như thế vi sinh vật là đối tượng trung gian cực kì quan trọng trong việc hỗ trợ cây rừng trong quá trình sinh trưởng và phát triển; cũng như giúp cây rừng chống đỡ các ảnh hưởng từ môi trường hay nguồn bệnh (Hình 1).

Do cuộc “cách mạng hóa học” vào những năm của thế kỷ trước mà con người đã lạm dụng những sản phẩm từ hóa học quá mức trong canh tác nông nghiệp. Dẫn tới việc đã tiêu diệt luôn hệ vi sinh vật hữu ích, cộng thêm hành động giảm lượng phân hữu cơ. Đó là một hệ lụy mà ngày nay chúng ta phải thay đổi triệt để phương thức canh tác cũ.
[​IMG]

Chúng ta có thể tự tạo ra phân hữu cơ cho vườn cây của mình bằng cách ủ compost các loại phân gia súc và các phụ phẩm nông nghiệp với nhau để có được hàm lượng hữu cơ cho đất. Từ nguồn “thức ăn” hấp dẫn này, đất canh tác sẽ tự thu hút được hệ vi sinh vật có lợi hoặc bà con có thể bổ sung thêm từ các sản phẩm thương mại có trên thị trường. Sự đa dạng hệ vi sinh vật hữu ích cùng lượng hữu cơ nhiều tự đất sẽ điều chỉnh pH lân cận trung tính – không cần bón thêm vôi; thoáng khí giúp các quá trình sinh học xảy ra ở vùng rễ tốt hơn – không cần vun xới; chính nhờ thoáng khí và pH trung tính sẽ giúp giảm mật độ sinh vật có hại nhưng tăng các sinh vật có lợi như trùn đất, giáp xác đất….

Lê An Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Anh
24 tháng 10 2016 lúc 20:56

- Đúng loại: Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…

- Đúng liều: Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.

- Đúng lúc: Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

- Đúng cách:

Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).

Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 10 2016 lúc 21:58

- Bón phân đúng loại.

- Sử dụng đúng liều.

- Bón đúng thời điểm.

- Bón cách phù hợp.

Lưu Hạ Vy
15 tháng 11 2016 lúc 20:09
Bón phân hợp lý là:Sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho câyĐảm bảo tăng năng suất cây trồngHiệu quả kinh tế cao nhấtĐảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái.Chúc bn hok tốt !
Phạm Mỹ Dung
2 tháng 11 2017 lúc 16:36

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái.

Đỗ Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 11 2016 lúc 22:44

I/ Cách bón phân:

- Căn cứ vào thời kì bón chia ra bón lót và bón thúc.

+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.

+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.

- Căn cứ vào hình thức bón chia ra các cách: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun trên lá.

II/ Cách sử dụng các loại phân bón thông thường:

- Phân hữu cơ dùng để bón lót.

- Phân đạm, ka li và phân hỗn hợp dùng để bón thúc hoặc bón lót với lượng nhỏ.

- Phân lân dùng để bón lót.

III/ Bảo quản các loại phân bón thông thường:

- Phân hoá học để trong bao ni lông, nơi cao ráo, không để lẫn các loại phân với nhau.

- Phân chuồng lấy ra ủ thành đống.

Suyên Lê
Xem chi tiết
Lương Thị Thanh Hoài
9 tháng 3 2017 lúc 20:50

Giống tốt cần đảm bảo các tiêu chí:

+Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu,đất đai,trình đọ canh tác của địa phương.

+Năng suất cao và ổn định

+Chất lượng tốt

+ Chống chịu được sâu bệnh hại

Suyên Lê
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
5 tháng 12 2016 lúc 19:40

Để đánh giá một giống cây trồng tốt cần những tiêu chí :

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống, chịu được sâu, bệnh.

Quốc Đạt
5 tháng 12 2016 lúc 19:41

Một giống dâu được coi là giống tốt phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Cho năng suất lá cao ổn định > 20 tấn/ha/năm.

- Thời gian sinh trưởng của cây phù hợp với thời vụ nuôi tằm

- Phẩm chất lá tốt, thông qua nuôi tằm cho năng suất kén cao, chất lượng tơ tốt, lượng lá dâu tiêu hao cho 1kg kén thấp.

- Lá dày, lá to, giảm công lao động khi thu hái lá.

- Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và canh tác của địa phương: khả năng chống chịu với sâu, bệnh tốt.

kudo shinichi
5 tháng 12 2016 lúc 19:45

- sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

- có chất lượng tốt

- có năng suất cao và ổn định

- chống, chịu được sâu, bệnh

haha

Uyen Le Thi
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 12 2016 lúc 15:28

Theo Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, biện pháp trồng lạc xen sắn trên đất dốc giúp tăng hiệu quả cho cả hai cây trồng. Cụ thể, cách làm này tăng năng suất cho sắn lên 10% so với trồng độc canh do giữ được độ ẩm, hạn chế cỏ dại và cải thiện độ phì đất (năng suất sắn đạt từ 30-45 tấn/ha, tùy từng vùng).

Cùng với đó, năng suất lạc đạt trung bình 1,2-1,6 tấn/ha. Như vậy, cách xen canh này cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn độc canh lên tới khoảng 9 triệu đồng/ha/năm.

Hơn thế, cách canh tác này giúp hạn chế tới 85% lượng đất xói mòn; cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất và khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại.

Giải thích cụ thể cách làm này, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, chỉ rõ: khi trồng sắn bình thường, sau đó trồng xen 1 hoặc 2 hàng lạc vào giữa 2 hàng sắn. Khi thu hoạch, chỉ lấy củ lạc, còn thân, lá và rễ để lại ruộng nhằm che phủ và cải tạo đất.

Cách làm này đã được áp dụng thành công tại nhiều vùng như Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng…

Mặc dù các giải pháp canh tác nêu trên có hiệu quả, nhưng Tiến sĩ Lienhard Pascal khuyến cáo: các giải pháp về hệ thống cây trồng cho phép đề xuất những hệ thống phù hợp với điều kiện của các nông hộ khác nhau, tùy vào điều kiện địa hình, thổ những từng địa phương. Cho nên, phải có nghiên cứu cụ thể trước khi ứng dụng.

các bạn góp ý nhaok

huy
14 tháng 12 2016 lúc 6:58

ko biet

banhqua

Giang Phạm
Xem chi tiết
Huỳnh Như Cát
11 tháng 12 2016 lúc 21:39

phân hóa học có: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân đa nguyên tố (phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên), phân vi lượng.

 

linh tran
29 tháng 12 2016 lúc 19:16

+phân đạm

+phân kali

+phân lân

+phân đa nguyên tố

+phân vi lượng

Đào Thị Kim Anh
9 tháng 12 2018 lúc 11:03

VD:

-Phân đạm (N)

-Phân lân (P)

-Phân kali (K)

-Phân đa nguyên tố (Có từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên)

-Phân vi lượng

Hồ Kim Phùng
Xem chi tiết
Ngô Tùng Chi
15 tháng 12 2016 lúc 19:23

Làm như vậy để giữ nhiệt độ cao giúp phân chuồng mau hoai mục. ngoài ra còn tránh heo, gà phá phách, tránh mưa trôi hết phân.

Nguyễn Linh Nhi
14 tháng 11 2021 lúc 7:47

Nhiệt độ cao, tránh những heo,gà phá phách ,tránh trôi hết phân

Minh Trịnh Hồng
Xem chi tiết
Huỳnh Anh Cammy
16 tháng 12 2016 lúc 15:10

Phân hữu cơ phải qua phân hủy ms cung cấp đủ chát dinh dưỡng cho cây trồng,làm tăng độ tơi xốp cho đất và tăng thêm hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển cho cây
- Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

:) Rất zui nếu câu trả lời này bn thấy đúng

 

Trung Trần
26 tháng 12 2016 lúc 10:45

ủ phân có tác dụng là:Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.