Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Trinh Van Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đạt
16 tháng 10 2018 lúc 21:46

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ. - Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
21 tháng 10 2017 lúc 16:52

Xét về tự nhiên châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, sự tập trung dân cư gắn với sự hình thành lãnh thổ lâu đời, hơn nữa châu Á cũng là một trong những cái nôi của loài người và có lịch sử khai thác lãnh thổ khá lâu đời
- Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, LB Nga
- Châu á là châu lục có đktn thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xđ, cận xđ, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.
Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển
---> Tất cả sự thuận lợi về đktn và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh -> đói nghèo -> tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo. Nếu theo thiên chúa giáo họ sẽ không cho kế hoạch và bắt phải sinh đến hết trứng lun. nên các quốc gia có dân số đông thường có nhiều thành phần theo Thiên Chúa Giáo

Bình luận (1)
Ngọc Mai
21 tháng 10 2017 lúc 16:56

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới vì phần lớn đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Tại bộ phận các nước còn đang phát triển kinh tế, hoạt động nông nghiệp là chính nên cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn đang phổ biến.

Bình luận (0)
Nguyễn Đạt
Xem chi tiết
Thời Sênh
10 tháng 10 2018 lúc 7:59

Đặc điểm dân cư châu Á
1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội.

Tôn giáo

Châu Á là nơi ra đời các tôn giáo lớn : Ấn độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo

Châu Á là châu lục đông dân vì

Xét về tự nhiên châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, sự tập trung dân cư gắn với sự hình thành lãnh thổ lâu đời, hơn nữa châu Á cũng là một trong những cái nôi của loài người và có lịch sử khai thác lãnh thổ khá lâu đời.
- Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.
- Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.
- Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.
Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.
- Về mặt số liệu: Số dân châu Á qua các năm như sau:
Năm 1950: 1,402 triệu dân.
Năm 2000: 3,683 tỷ dân.
Năm 2002: 3,766 tỷ dân.
Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2002 là 1,3%
Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 lần châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thế giới, sau châu Phi và châu Mĩ.
Tỉ lệ gia tăng lại thấp hơn Châu Phi vì:
- Tỉ lệ sinh của châu Á thấp/ tổng số dân lơn, nên tỉ lệ gia tăng thấp.
- Kinh tế phát triển mạnh mẽ, dân trí cao hơn, tỉ lệ sinh ít hơn.
- Giáo dục tốt, được giáo dục về sức khỏe sinh sản, tỉ lệ sinh thấp để có thể chăm sóc tốt hơn

Bình luận (0)
Truc Truong
Xem chi tiết
linh
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Như
26 tháng 10 2017 lúc 10:30

-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiện cao
-Do có nhiều đồng bằng rộng lớn màu mỡ,điều kiện giao thông,tự nhiên tốt...
-Các đồng bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động
-Ý thức của người dân chưa cao trong việc giao cấu(quan hệ)...
-> dân cư tập trung đông

tick và theo dõi nick mik nha

hc tốt

Bình luận (0)
Thao Dang
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
25 tháng 10 2017 lúc 21:32

- Qua bảng số liệu dân số châu Á qua các năm ta thấy năm 1950 dân số châu Á từ 1402 triệu người đến năm 2000 có sự gia tăng vượt bậc tăng lên đến 3683 triệu người, đến năm 2002 dân số có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ tăng khoảng 100 triệu người.

Bình luận (0)
Thiên Phong
25 tháng 10 2017 lúc 21:33

số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

Bình luận (0)
Taehyung Kim
26 tháng 10 2017 lúc 20:46

Dân số Châu Á tăng nhanh và không đồng đều ở các giai đoạn.Và Châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất thế giới.Nhiều nước Châu Á như TQ,VN,TL,...đang thực hiện chính sách dân số nhằm hạn chế sự gia tăng dân số nhanh.Nhờ đó,tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á đã giảm đi đáng kể,ngang vs mức trung bình năm của thế giới.

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
24 tháng 9 2017 lúc 13:11

Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay Bụt. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.

Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt so với ban đầu:

Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa Phật giáo Phát triển, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa,

Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan.

Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 1,6 tỷ người.

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập.

Bình luận (0)
Mai Nhật Lệ
24 tháng 9 2017 lúc 15:37

NGUỒN GỐC: Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN.Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Bổn Sư Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.

QUAN NIỆM: Giáo lý Phật giáo dạy cách thoát khổ, làm chủ nghiệp lực bao gồm những chủ điểm sau :

Phá ngã chấp và pháp chấp

Phá ngã chấp bằng cách quán ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giai không. Thiền tông tham thoại đầu hay tham công án, phát nghi tình, đạt tới tới cảnh giới vô thủy vô minh cũng không ngoài phá ngã chấp và pháp chấp.

Phá pháp chấp bằng cách quán các pháp không có tự tính, thế gian chỉ là huyễn ảo, không gian, thời gian, số lượng đều không có thật, nghĩa là cả vũ trụ vạn vật, cả tam giới đều không có thật, tất cả chỉ là ảo hóa mà thôi. Tất cả chỉ là Không nhưng công năng biến ảo của nó thì vô hạn.

Tu hành giữ giới luật là để không tạo ra nghiệp ác, không rơi vào ác đạo, đồng thời sửa đổi các tập khí, sửa đổi nhận thức để nhận chân thực tướng vô tướng của vạn pháp cũng tức là giác ngộ.

Giác giả làm chủ được nghiệp, sinh tử tự do, có khả năng đi tới bất cứ nơi nào trong tam giới để tiếp cận cứu độ những chúng sinh hữu duyên có gieo nghiệp thiện, đó là sự nghiệp mà Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà xưa nay vẫn làm.

Chúng sinh tức mỗi người chúng ta là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, không khác gì với Thích Ca, Quán Thế Âm hay A Di Đà cả, nhưng chúng ta còn mê thích tưởng tượng, thích làm nam hay làm nữ, cứ mãi chơi trò diễn viên du hí trong thế giới thế lưu bố tưởng, chỉ cần trực há thừa đương, nhìn xuống hay quay đầu lại thì thấy tánh (kiến tánh) là một với tánh không, là một với vũ trụ vạn vật.

Bình luận (0)
phan hoai chi
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
4 tháng 10 2017 lúc 9:57
Tôn giáo Địa điểm ra đời Thời gian ra đời Thần linh tôn thờ Khu vực phân bố
Ấn Độ giáo Ấn Độ 2500 TCN Đấng tối cao Bà La Môn Ấn Độ
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI TCN Phật Thích Ca Đông Á, Nam Á
Ki-tô giáo Pa-le-xtin Đầu CN Chúa Giê Su Phi-líp-pin
Hồi giáo A-rập Xê-út Thế kỉ VII sau CN Thánh A La Nam Á, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia

Bình luận (2)
phan hoai chi
3 tháng 10 2017 lúc 22:20

mai tớ phải nạp cho cô rồikhocroikhocroikhocroi

Bình luận (0)
Lê Trang Phương
Xem chi tiết
Taehyung Kim
26 tháng 10 2017 lúc 21:40

-Ấn Độ giáo:

+Nơi ra đời:Ấn Độ

+Thời gian:2500TCN

-Phật giáo:

+Nơi ra đời:Ấn Độ

+Thời gian:Tk VI(545)

-Thiên Chúa giáo:

+Nơi ra đời:Bê Lê Hem(palextin)

+Thời gian:Đầu CN

-Hồi giáo:

+Nơi ra đời:Mec-ca(Ả Rập Xê Út)

+Thời gian:TK VII

Bình luận (0)
Tú Quyên
Xem chi tiết
Linh Nguyễn Hoài
24 tháng 10 2017 lúc 19:36

B

Bình luận (4)
Lê Ngọc Hiền
Xem chi tiết
Nguyen Khanh Van
17 tháng 9 2017 lúc 20:33

đều là những tôn giáo lớn ở châu á

Bình luận (0)