Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay Bụt. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt so với ban đầu:
Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa Phật giáo Phát triển, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa,Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan.
Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 1,6 tỷ người.
Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập.
NGUỒN GỐC: Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN.Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Bổn Sư Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
QUAN NIỆM: Giáo lý Phật giáo dạy cách thoát khổ, làm chủ nghiệp lực bao gồm những chủ điểm sau :
Phá ngã chấp và pháp chấp
Phá ngã chấp bằng cách quán ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giai không. Thiền tông tham thoại đầu hay tham công án, phát nghi tình, đạt tới tới cảnh giới vô thủy vô minh cũng không ngoài phá ngã chấp và pháp chấp.
Phá pháp chấp bằng cách quán các pháp không có tự tính, thế gian chỉ là huyễn ảo, không gian, thời gian, số lượng đều không có thật, nghĩa là cả vũ trụ vạn vật, cả tam giới đều không có thật, tất cả chỉ là ảo hóa mà thôi. Tất cả chỉ là Không nhưng công năng biến ảo của nó thì vô hạn.
Tu hành giữ giới luật là để không tạo ra nghiệp ác, không rơi vào ác đạo, đồng thời sửa đổi các tập khí, sửa đổi nhận thức để nhận chân thực tướng vô tướng của vạn pháp cũng tức là giác ngộ.
Giác giả làm chủ được nghiệp, sinh tử tự do, có khả năng đi tới bất cứ nơi nào trong tam giới để tiếp cận cứu độ những chúng sinh hữu duyên có gieo nghiệp thiện, đó là sự nghiệp mà Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà xưa nay vẫn làm.
Chúng sinh tức mỗi người chúng ta là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, không khác gì với Thích Ca, Quán Thế Âm hay A Di Đà cả, nhưng chúng ta còn mê thích tưởng tượng, thích làm nam hay làm nữ, cứ mãi chơi trò diễn viên du hí trong thế giới thế lưu bố tưởng, chỉ cần trực há thừa đương, nhìn xuống hay quay đầu lại thì thấy tánh (kiến tánh) là một với tánh không, là một với vũ trụ vạn vật.