Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

qwerty
14 tháng 3 2017 lúc 20:02

Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thúy (tina...
19 tháng 2 2021 lúc 10:15

Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:

Mình có lông vũ bao phủChi trước biến đổi thành cánhCó mỏ sừngPhổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấpTim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thểTrứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹLà động vật hằng nhiệt
Bình luận (0)
Nguyễn Lê Ngọc Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 3 2017 lúc 19:54

Vai trò của lớp chim:

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Biện pháp chống dịch cúm gia cầm, bảo vệ lớp chim:

- Tiêm ngừa theo định kì.

- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thay phân và dọn dẹp, cách li với những mầm mống bệnh bên ngoài.

- Không cho lớp chim ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc.

Bình luận (0)
Cô Chủ Nhỏ
12 tháng 3 2017 lúc 20:24

vai trò của chim?

Vai trò của chim là:
+) Có lợi:
- Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh.
- Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch.
- Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng.
+) Có hại:
- Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp.
- Chim là động vật trung gian truyền bệnh.

Bình luận (9)
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 22:08

@Ngân Phùng nếu copy thì nên có tâm một chút, @Cô Chủ Nhỏ câu trả lời của bạn hay nhưng cho mình trả lời thêm với nhé.

Trả lời:

Vai trò của lớp chim được mình tóm tắt qua bảng dưới đây với 2 mặt có lợi và tác hại. Mình sẽ cho ví dụ minh họa.

Có lợi Tác hại

- Cung cấp thực phẩm.

VD: Gà ta, gà tam hoàng, vịt xiêm, trứng gà, trứng vịt, trứng cút,...

- Thu ra một số sản phẩm dùng trang trí, làm đồ mĩ nghệ.

VD: lông gà làm chổi lông gà, lông ngỗng dùng trong trang trí nội thất,...

- Dùng trong huấn luyện để bắt mồi và du lịch.

VD: Gà săn,..

- Dùng làm thuốc.

VD: Gà ác,...

- Dùng làm quần áo.

VD: Lông ngỗng làm áo lông.

- Phát tán quả và hạt.

VD: Chim sẻ mổ hạt kể vô tình làm rơi hạt kê từ chỗ này sang chỗ nọ,..

- Ăn một số sâu bọ và động vật có hại cho mùa màng.

VD: Chim sâu, chim chích chòe,...

- Dùng trong thí nghiệm.

VD: Gà con,...

- Truyền bệnh trung gian.

VD: Lông gà,..

- Ăn một số động vật nhà.

VD: Diều hâu ăn gà con,...

Bình luận (5)
Ngân Phùng
12 tháng 3 2017 lúc 20:35

+ Vai trò của chim là:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng .
Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp.

Bình luận (0)
Trần Thị Hoài Thương
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
4 tháng 3 2017 lúc 14:00

Chim có 2 kiểu bay

– Bay vỗ cánh:\là kiểu bay cánh đập li

• Chủ yếu ở các loài chim: bồ câu, se sẻ,

• Các loài chim này bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

– Bay lượn: là kiểu bay cánh đập chậm rãi, có khi cánh dang rộng mà không vỗ

• Chủ yếu ở các loài chim: hải âu,

• Các loài chim này bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
4 tháng 3 2017 lúc 19:13
Bay

Phần lớn chim đều có thể bay, điều này tạo nên sự khác biệt giữa chúng và hầu hết các loài động vật có xương sống khác. Bay là phương tiện chính để di chuyển của đa số loài chim, sử dụng cho các hoạt động sinh sản, kiếm thức ăn hay chạy trốn kẻ thù. Chim có nhiều đặc điểm thích nghi cho việc bay, bao gồm bộ xương khối lượng nhẹ, hai khối cơ vận động cánh lớn (cơ ngực và cơ quạ trên - supracoracoideus), cũng như hai chi trước đã biến đổi thành cánh, có vai trò tương tự như cánh máy bay. Hình dạng và kích thước cánh thông thường xác định kiểu bay của mỗi loài; nhiều loài chim có khả năng phối hợp giữa những cú đập cánh mạnh mẽ và kiểu chao liệng đòi hỏi ít năng lượng. Chim ruồi là một trường hợp đặc biệt của lớp Chim, khi chúng có thể bay lởn vởn tại chỗ bằng cách đập cánh 15-80 lần một giây (tùy mỗi loài), và đặc biệt có thể bay ngược phía sau, một khả năng mà không nhóm chim nào khác có. Chim cắt Falco peregrinus với sải cánh rộng là kẻ nhanh nhất trong giới động vật, với những cú liệng xuống dưới đạt tốc độ hơn 322 km/h (200 mph).

Khoảng 60 loài chim còn tồn tại không biết bay, cũng như với nhiều loài chim đã tuyệt chủng. Việc không biết bay chủ yếu xuất hiện ở các loài sống biệt lập trên các đảo, phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên giới hạn và không có kẻ săn mồi. Dù không biết bay, những con chim cánh cụt vẫn sử dụng cơ và cách di chuyển tương đồng để "bay" xuyên qua làn nước, tương tự các loài chim anca, hét nước hay chim báo bão.

Các kiểu di chuyển khác

Bên cạnh bay, các loài chim còn có các kiểu di chuyển khác như leo trèo, bơi lặn hay đi trên mặt đất

Leo trèo là kiểu di chuyển nguyên thủy của nhiều loài chim tiền sử, ví dụ như Archaeopteryx sử dụng móng vuốt để leo lên cây sau đó thả mình lướt xuống đất. Trải qua thời gian, chân của các loại chim leo trèo nguyên thủy (với 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau) được biến đổi thành chân của các chim leo trèo hiện đại, với móng khỏe cùng 2 ngón trước và 2 ngón sau (kiểu ngón zygodactyly). Số loài chim leo trèo còn tồn tại không nhiều, bao gồm các loài thuộc các họ Gõ kiến, Đuôi cứng, Trèo cây cũng như vẹt và một số loài khác. Các loài này đều có cách leo trèo riêng của mình, một số loài như vẹt sử dụng mỏ như một chân thứ ba để trèo cây. Chim gõ kiến dùng móng sắc để bám và dùng đuôi cứng như một điểm tựa, di chuyển trên các thân cây.

Các loài chim sống gần nước có các kiểu di chuyển khác nhau. Những loài bơi lặn giỏi có những đặc điểm thích nghi như chân có màng hay bộ lông không thấm nước. Chúng được chia làm 2 loại dựa trên cách thức bơi: nhờ chân, tức dùng chân như một mái chèo để tạo sức đẩy, ví dụ chim cốc, chim lặn, gavia và họ Vịt, và nhờ cánh - chủ yếu là các loài sống ở biển, tiêu biểu là chim cánh cụt, chim anca hay hải âu pêtren lặn. Các loài chim lặn nhờ cánh nhìn chung thường nhanh hơn các loài sử dụng chân. Tuy nhiên, dù dùng chân hay dùng cánh thì đều khiến các loài này bị hạn chế ở các cách di chuyển khác, như bay hay di chuyển trên mặt đất. Các loài chim cánh cụt không biết bay có thể là sinh vật thích nghi với nước nhất trong số các loài chim bơi lặn, đặc biệt chim cánh cụt Gentoo (Pygoscelis papua) là loài chim bơi nhanh nhất, với tốc độ đạt 36 km/h (22 mph). Bên cạnh đó, còn có các loài lặn bằng cách lao thẳng từ trên cao xuyên qua làn nước để bắt mồi, ví dụ chim điên, ó biển, bồ nông nâu và một số nhạn biển. Những loài chim như hồng hạc, sếu, diệc, cò... và nhỏ hơn như dẽ hay choi choi là những loài chim lội nước, với đôi chân dài, mảnh, có thể đi qua nước dễ dàng mà cơ thể không bị ướt, dùng chân hay mỏ để kiếm thức ăn.

Hầu hết các loài chim đều có thể di chuyển trên mặt đất qua hai cách: đi và chạy[108], với khả năng khác nhau ở mỗi loài. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như chim yến, khi không có khả năng đậu hay chạy do đôi chân quá yếu ớt, mà chỉ có thể dùng chân bám lên các bề mặt thẳng; hay hầu hết các loài chim lặn gavia cũng không thể đi đứng bình thường trên mặt đất do kết cấu đôi chân chỉ phù hợp với việc bơi lặn. Ngược lại, có những chim như bộ Đà điểu, tinamou, ô tác, gà maleo cũng như nhiều loài thuộc bộ Gà, đã phát triển kết cấu chân thích hợp, là đại diện của những loài chim di chuyển tốt trên mặt đất. Các loài chim ở nước thường di chuyển trên mặt đất rất khó khăn; dù thế, để di chuyển nhanh hơn, chim cánh cụt lại có một phương thức đặc biệt, đó là "lướt ván" trên phần bụng của chúng, sử dụng cánh và chân để đẩy thân mình lướt đi trên băng tuyết.

Bình luận (3)
nguyễn thị thúy
5 tháng 3 2017 lúc 13:45

Các kiểu bay

•Chim có 2 kiểu bay: bay vỗ cánh; bay lượn –Bay vỗ cánh: là kiểu bay cánh đập liên tục. •Chủ yếu ở các loài chim: bồ câu, se sẻ, gà, chim ri… •Các loài chim này bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim –Bay lượn: là kiểu bay cánh đập chậm rãi, không liên tục; có khi cánh dang rộng mà không vỗ .•Chủ yếu ở các loài chim: hải âu, diều hâu, đại bàng... •Các loài chim này bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Bình luận (0)
Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Thu Thủy
2 tháng 3 2017 lúc 20:08

@Hồ Trâm Anh

Lớp cá: Tim hai ngăn, máu đỏ thẫm, sống dưới nước, là động vật biến nhiệt.

Lớp lưỡng cư: Da trần ẩm ướt, vừa sống nước vừa ở cạn, tim 3 ngăn, máu pha, động vật biến nhiệt.

Lớp bò sát: Chi yếu, sống hoàn toàn trên cạn, da khô và có vảy sừng, la động vật biến nhiệt, tim có 3 ngăn.

Lớp chim: Chi khỏe, có lông vũ, là động vật hằng nhiệt, tim 3 ngăn, sống trên cạn. Tiêu hóa và các hệ cơ quan tương đối phát triển.



Bình luận (0)
Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 3 2017 lúc 16:49

Lớp cá: Tim hai ngăn, máu đỏ thẫm, sống dưới nước, là động vật biến nhiệt.

Lớp lưỡng cư: Da trần ẩm ướt, vừa sống nước vừa ở cạn, tim 3 ngăn, máu pha, động vật biến nhiệt.

Lớp bò sát: Chi yếu, sống hoàn toàn trên cạn, da khô và có vảy sừng, la động vật biến nhiệt, tim có 3 ngăn.

Lớp chim: Chi khỏe, có lông vũ, là động vật hằng nhiệt, tim 3 ngăn, sống trên cạn. Tiêu hóa và các hệ cơ quan tương đối phát triển.

Bình luận (0)
Đặng Cẩm Vân
Xem chi tiết
Cơ Liên Mỹ
28 tháng 2 2017 lúc 20:55

bài 45 sinh 7 là bài xem băng hình mak bn???

Bình luận (2)
Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
27 tháng 2 2017 lúc 20:33

Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 2 2017 lúc 21:33

Câu 1:

Chim bồ câu gây một số bệnh cho người:

- Gây ngứa.

- Gây bệnh đậu.

- Gây bệnh virút...

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 2 2017 lúc 21:34

Câu 2:

Để phát triển cái lợi và giảm cái hại của chim bồ câu, chúng ta cần:

- Vệ sinh cơ thể chim bồ câu, chuồng chim thường xuyên và đều đặn.

- Tiêm phòng ngừa bệnh cho chim bồ câu.

- Cho chim bồ câu sống thoải mái hơn.

Bình luận (0)
Trần Phương
Xem chi tiết
Mỹ Hạnh
22 tháng 2 2017 lúc 20:26

Bồ câu ưa thích sống nơi rộng, thoáng đãng, sạch đẹp, yên tĩnh

Bình luận (0)