Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào trong đó Những chất nào sinh năng lượng
Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào trong đó Những chất nào sinh năng lượng
có 3 chất dinh dưỡng
gluxit
protein
chất xơ
trong đó , protein sinh năng lượng
Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì
Ghép những phương pháp chế biến ở cột 1 với các loại thức ăn ở cột 2 trong bảng dưới đây cho phù hợp
Chế biến thức ăn nhằm mục đích :
Làm tăng mùi vị , tăng tính ngon miệng , dễ tiêu hóa , làm giảm bớt khối lượng , giảm độ khô cứng và khử bỏ chất độc hại .
Chế biến thức ăn nhằm làm cho thực phẩm an toàn hơn, ngon hơn, đẹp hơn.
Tại sao trâu, bò tiêu hóa được rơm, rạ, cỏ khô?
Gíup mình với mình đang cần gấp!!!!!!!!!!
Trâu bò là thuộc loại nhai lại và dạ dày của các động vật nhai lại chia làm 4 ngăn. Thức ăn được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào ngăn lớn nhất và sẽ nhào trộn với nước bọt. Nếu ngăn lớn đầy, thì trâu bò sẽ ngừng nạp thức ăn và chuyển qua ngăn khác, sau đó trâu bò "ợ" lên nhai lại. Vì bọn chúng hệ nhai lại nên răng nanh không có hoặc biến đổi dạng để phụ cho việc nhai lại này vì vậy thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ
bạn CTV trả lời hình như có vẻ sai sai
ý kiến của mk nè
trâu bò tiêu hóa được cỏ khô,rơm rạ vì
dạ dày của trâu bò có 4 túi đó là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế
dạ cỏ có các vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa cỏ thành các chất dinh dưỡng
Trâu, bò tiêu hóa được rơm, rạ, cỏ khô vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa rơm, rạ, cỏ khô củ trâu bò thuận lợi
1. Nêu vai trò của giống vật nuôi. Lấy ví dụ?
2. Giống vật nuôi là gì. Lấy ví dụ?
3. Hãy nêu một số phương pháp chọn giống vật nuôi?
4. Thế nào là thức ăn vật nuôi?
5. Vai trò của thức ăn đối với giống vật nuôi?
6. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn. Lấy ví dụ để chứng minh?
7.Dựa vào đâu để phân loại thức ăn vật nuôi và thức ăn vật nuôi có những loại nào. Lấy ví dụ?
1.Vai trò của giống vật nuôi :
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
2. Giống vật nuôi là gì? Cho ví dụ.
Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. VD: Vịt cỏ, bò sữa Hà Lan, lợn Lan đơ rat,...
3. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
- Chọn lọc hàng loạt: dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống. - Kiểm tra năng suất.: trong cùng một điều kiện chuẩn và thời gian nuôi dưỡng, chọn những cá thể vật nuôi tốt đạt tiêu chuẩn định trước giữ lại làm giống. 4. Thế nào là thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của chúng. 5. Vai trò của thức ăn đối với giống vật nuôi? + Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. + Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. 6. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn? Cho ví dụ chứng minh. Chế biến thức ăn là vì: - Để tăng tính ngon miệng, giúp dễ tiêu hoá. - Loại bỏ chất độc và vi khuẩn gây bệnh. - Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng. Dữ trữ thức ăn là vì: - Nhằm giữ thức ăn lâu bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn đủ thức ăn cho vật nuôi. 7. Dựa vào đâu để phân loại thức ăn vật nuôi và thức ăn vật nuôi có những loại nào? Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau: - Thức ăn giàu protein (thức ăn có hàm lượng Protein >14%) - Thức ăn giàu gluxit (có hàm lượng gluxit >50%) - Thức ăn thô (có hàm lượng chất xơ >30%) Chúc bn hx tốt!- Vai trò của giống vật nuôi :
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Ví dụ :
- Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra là 7,9%,giống bò Hà Lan là 3,8% đến 4%,giống bò Sin là 4 đến 4,5%
giup mk câu số 5/ sách hướng dẫn Công nghệ tập 2/ 84
Tại sao loài vật nuôi khác nhau lại phải cho ăn loại thức ăn khác nhau ? Lấy vd minh hoạ
Loài vật nuôi khác nhau phải cho ăn các loại thức ăn khác nhau vì vật nuôi chỉ được ăn những loại thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng
VD: CON BÒ ĂN ĐƯỢC CỎ, RƠM VÌ CHÚNG CÓ DẠ DÀY 4 TÚI, MỘT TRONG 4 TÚI ĐÓ LÀ DẠ CỎ. TRONG DẠ CỎ CÓ NHIỀU VI SINH VẬT SỐNG CỘNG SINH GIÚP VIỆC TIÊU HOÁ RƠM, CỎ THUẬN LỢI
sắp xếp các thức ăn sau vào vị trí phù hợp: hạt ngũ cốc, củ sắn, củ khoai lang, đậu tương, ngô hạt, đạu mèo, bột sắn, bột ngô, rơm lúa, thân cây ngô, lá sắn, cám gạo
Phương pháp chế biến Loại thức ăn càn chế biến
Ủ xanh
nghiền nhỏ
Nấu chín
Ủ men
Kiềm hóa
rơm , cỏ tươi = phơi
hat ngô , thóc , đậu , đỗ,=sấy hoặc phơi
các loại củ khoai , sắn = thái lát rồi phơi khô hoặc sấy khô
thức ăn xanh = ủ xanh
kể tên các cách chế biến thức ăn mà e biết
Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org//document/404909-bai-18-cac-phuong-phap-che-bien-thuc-pham.htm
I. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT
Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để dễ hấp thụ và thơm ngon hơn.
Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt gồm:
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. (h.3.20)
Tùy theo yêu cầu của món ăn và loại thực phẩm, có thể cho thực phẩm vòa luộc lúc nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi.
Em hãy kể tên một vài món luộc * Quy trình thực hiện - Làm sạch thực phẩm - Luộc chín thực phẩm - Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc, tùy món). |
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Nước luộc trong
- Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ.
- Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, có màu xanh; rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.
b. Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị.
Trong các bữa ăn thường ngày, món nào được gọi là món nấu?
* Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán sơ qua cho ngấm gia vị và giữ độ ngọt khi nấu).
- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng.
- Trình bày theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
- Hương vị thơm ngon, vừa ăn.
- Màu sắc hấp dẫn.
c. Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết?
* Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có vị đậm; thường sử dụng một nguyên liệu chính là nguyên liệu động vật (món mặn) hoặc nguyên liệu thực vật (món chay).
- Trình bày theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Thực phẩm mềm, nhừ không nát, ít nước, hơi sánh.
- Thơm ngon, vị mặn.
- Màu vàng nâu.
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hấp (đồ) là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm (h.3.21)
Em hãy kể tên một số món hấp (đồ) thường dùng trong gia đình. * Quy trình thực hiện - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm - Sơ chế tùy theo yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp. - Hấp chín thực phẩm - Trình bày đẹp, sáng tạo |
h.3.21 |
* Yêu cầu kĩ thuật
- Thực phẩm chín mềm, ráo nước không có nước hoặc rất ít nước.
- Hương vị thơm ngon.
- Màu sắc đặc trưng của món.
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dụng lửa dưới), thường là than củi. Nướng hai bên mặt của thực phẩm cho đến khi vàng đều.
* Quy trình thực hiện - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm - Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn. - Nướng vàng đều. - Trình bày đẹp theo đặc trưng của món. |
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Thực phẩm chín đều, không dai.
- Thơm ngon, đậm đà.
- Màu vàng nâu.
Hãy kể tên những món nướng mà em đã được ăn và cho biết nhận xét?
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
a. Rán (chiên) là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm.
Gia đình em thường rán thực phẩm gì? * Quy trình thực hiện: - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. - Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kĩ. - Trình bày đẹp theo đặc trưng của món. |
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Giòn, xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.
- Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
- Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
b. Rang là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
Em hãy kể tên một số thực phẩm động vật và thực vật được dùng để rang?
* Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu động vật hoặc thực vật (không phối hợp).
- Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho thực phẩm chín vàng.
- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật.
- Món rang phải khô, săn chắc.
- Mùi thơm.
- Màu sắc hấp dẫn.
c. Xào là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn.
Em hãy kể tên một số món xào thông dụng?
* Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu động vật, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị; nhặt rửa sạch nguyên liệu thực vật, cắt thái phù hợp.
- Cho nguyên liệu động vật vào chảo với một lượng ít chất béo, xào chín đều, múc ra bát. Xào nguyên liệu thực vật chín tới, sau đố cho nguyên liệu động vật đã xào chín vào trộn đều, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật
- Thực phẩm động vật chín mềm, không dai.
- Thực phẩm thực vật chín tới, không cứng hay mềm nhũn.
- Còn lại ít nước, hơi sệt vị vừa ăn.
- Giữ được màu tươi của thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT
Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
Liên hệ thực tế về các phương pháp chế biến thực phẩm khong sử dụng nhiệt.
1. Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng.
Thực phẩm nào được sử dụng để trộn dầu giấm?
* Quy trình thực hiện:
- Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch.
- Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn + giấm + đường + muối và tiêu.
- Trộn trước khi ăn khoảng 5 – 10 phút để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
- Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
- Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.
2. Trộn hỗn hợp
Là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Món này thường được dùng vào đầu bữa ăn.
* Quy trình thực hiện:
- Thực phẩm thực vật được làm sạch, cắt thái phù hợp, ngâm với muối có độ mặn 25% hoặc ướp muối, sau đó rửa lại cho hết vị mặn, vắt ráo.
- Thực phẩm động vật được ché biến chín mềm, cắt thái phù hợp.
- Trộn chung nguyên liệu thực vật + động vật + gia vị.
- Trình bày theo đặc trưng của món ăn đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật:
- Giòn, ráo nước.
- Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
- Màu sắc của thực phẩm động vật và thực vật trông đẹp, hấp dẫn.
3. Muối chua
Là làm thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
a. Muối xổi là cách làm thực phẩm lên mem vi sinh trong thời gian ngắn.
Ngâm thực phẩm trong dung dịch muois (có độ mặn 20 – 25%) đun sôi để nguội, có thể cho thêm một ít đường.
b. Muối nén là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài.
Muối được rải đều xen kẽ với thực phẩm và nén chặt (lượng muối chiếm 2,5% - 3% lượng thực phẩm).
* Quy trình thực hiện món muối chua:
- Làm sạch thực phẩm, để ráo nước.
- Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối (muối xổi) hoặc ướp muối (muối nén) và có thể cho thêm đường.
- Nén chặt thực phẩm.
Món muối chua dùng làm món ăn kèm, để kích thích ngon miệng và tạo hương vị đặc trưng.
* Yêu cầu kĩ thuật của món ăn muối chua:
- Thực phẩm giòn.
- Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.
- Vị chua dịu, vừa ăn.
- Màu săc hấp dẫn.
những thực phẩm nào thường dùng để muối chua
Những thực phẩm nào thường dùng để muối chua như dưa cải, dưa chua, dưa,...
yêu cầu kĩ thuật | món trộn dầu giấm | món trộn hỗn hợp | món muối chua |
trạng thái thực vật | |||
mùi vị | |||
màu sắc |
yêu cầu kĩ thuật | món trộn dầu giầm | món trộn hỗn hợp | món muối chua |
trạng thái thức phẩm | rau, củ, quả tươi, trơn láng và không bị nát | giòn và ráo nước | thực phẩm giòn |
mùi vị | vị vừa ăn: chua dịu, hơi mặn, ngọt, béo, mùi thơm gia vị không còn mùi hăng ban đầu | vừa ăn, đủ vị, chua,cay mặn, ngọt | mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men, vị chua dịu, vừa ăn |
màu sắc | hấp dẫn, đẹp, sáng tạo | màu sắc của thực vật trông đẹp mắt, hấp dẫn | màu sắc hấp dẫn |