So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ
So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ
tham khảo
So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa 2 vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.1. Giống nhaua. Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế- Đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các ngành kinh tế biển đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng.- Triển vọng phát triển còn lớn do khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.b. Các điều kiện phát triển- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng có thể phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển:+ Nhiều bãi cá, tôm và các loại hải sản.+ Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ phát triển du lịch biển.+ Có các loại khoáng sản biển.+ Có điều kiện xây dựng hệ thống cảng biển để phát triển dịch vụ hàng hải.- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm muối...).- Cả hai vùng đều đã bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng - kĩ thuật phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển:+ Các cơ sở đánh bắt và chế biến.+ Hệ thống các cảng biển.+ Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch.c. Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu- Đều phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu.- Các ngành đã được phát triển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển.2. Khác nhaua. Vai trò của kinh tế biển- Đông Nam Bộ: vai trò của kinh tế biển ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa (năm 1986).- Duyên hải Nam Trung Bộ: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.b. Các điều kiện phát triển- Đông Nam Bộ:+ Lợi thế hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ:Có các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. Vùng này chiếm phần lớn trữ lượng và sản lượng dầu khí của cả nước.Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về điều kiện và hiện trạng phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ1. Giống nhaua. Điều kiện phát triển- Thuận lợi:+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven bờ với nhiều loại hải sản quý, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt thủy sản.+ Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi để nuôi thủy sản nước lợ. Có thể phát triển nuôi tôm trên cát.+Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.+ Bước đầu xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản: các cảng biển, các cơ sở chế biển thủy sản, hệ thống giao thông....+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài vùng rộng lớn.+ Cả hai vùng đều có chính sách chú trọng, khuyến khích phát triển thủy sản.- Khó khăn:+ Chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...gây khó khăn cho việc nuôi trồng và hạn chếsố ngày ra khơi đánh bắt, phải di chuyển ngư trường.+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. Nguồn lao động có trình độ hạn chế, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao.+ Cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém về chất lượng, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đe dọa bởi thiên tai.b. Hiện trạng phát triển- Đều phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh.- Sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên, nhất là thủy sản nuôi trồng.- Trong cơ cấu ngành thủy sản, đánh bắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng, nuôi trồng đang có xu hướng tăng tỉ trọng.2. Khác nhaua. Điều kiện phát triển- Thuận lợi:+ Tài nguyên cho khai thác thủy sản:Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn.+ Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ.+ Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ.- Khó khăn:Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ.Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô.b. Hiện trạng phát triển- Về quy mô sản lượng:+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 18% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ.+ Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần).+ Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần.- Trong cơ cấu ngành thủy sản:Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh.Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm.Vì sao tỉ lệ thất nghiệp ở Đông Nam Bộ thấp nhất cả nước
vì sao đông nam bộ có mặt hàng xuất khẩu là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc..
Đông Nam Bộ có mặt hàng suất khẩu là :
Đầu thô: Vì ở vùng này có các mở đầu ở ngoài biển như : Bạch hổ ,Hồng ngọc , rạng đông,...Và lượng dầu mỏ khai thác được khá lớn .
Thực phẩm : do là 1 đô thị lớn lượng lao động trong ngành chế biến cao và lượng thực phẩm cung cấp nhiều .
Mặt hàng may mặc và các mặt hàng công nghiệp khác: do có nhiều cở sở công nghiệp lớn địa hình khí hậu phù hợp cho các loại cây công nghiệp như :bông , cao su,...Và hơn hết là nguồn lao động rồi rào .
Dầu thô : Là nơi có nhiều mỏ dầu lớn : Hồng Ngọc , Rạng Đông , ...
Thực phẩm : Nhu cầu thực phẩm cao , công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển .
Hàng may mặc : Nguyên liệu có sẵn : bông . Phát triển công nghiệp may .
Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Phương hướng để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
- Bảo vệ môi trường biển nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển; nâng cao chất lượng của các khu du lich biển.Vì biển, đảo cung cấp nhiều loại khoáng sản : dầu mỏ, khí tự nhiên, muối. Tạo nguồn điện thủy triều,... Nếu phá hoại tài nguyên biển-đảo sẽ làm ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.
Những phương hướng :
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
vi sao cay cao su duoc trong nhieu o DNB???
boi vi do dieu kien tu nhien va dieu kien la j minh cung chua ro
Câu 14: Đâu không phải là khó khăn của Đông Nam Bộ?
A. Đất liền ít khoáng sản B. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
C. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao D. Nguồn lao động lành nghề.
Câu 14: Đâu không phải là khó khăn của Đông Nam Bộ?
A. Đất liền ít khoáng sản B. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
C. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao D. Nguồn lao động lành nghề.
Đâu không phải là khó khăn của Đông Nam Bộ?
A. Đất liền ít khoáng sản B. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
C. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao D. Nguồn lao động lành nghề.
Đông Nam Bộ có những diều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ ?
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ
+ Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dươngvới Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai + Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).
Các tỉnh của đông nam bộ ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò gì?
vai trò là động lực phát triển mạnh nhất của nền kinh tế nước ta. Tầm vóc và vị thế của Vùng là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, với những nỗ lực to lớn và những thử nghiệm đổi mới táo bạo và quyết liệt.
vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế việt nam.Chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70%kinh ngạch xuất khẩu . là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận trong nước.
hãy cho biết tình hình phát triển ngành dịch vụ ở vùng Đông Nam Bộ?
-Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, cơ cấu đa dạng.
– Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ: Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao. Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển. Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.
– Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
– Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
Vì sao vùng Đông Nam Bộ tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất
Vì :
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Lao động tay nghề cao
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.