Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
spiderman
13 tháng 4 2017 lúc 7:46

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
Phạm Tú Uyên
13 tháng 4 2017 lúc 14:53

a.

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.


Hoàng Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
12 tháng 3 2017 lúc 19:16
Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta thể hiện:

Vị trí địa lí nước ta:

Điểm cực Bắc gần chí tuyến (230 23’ B). Điểm cực Nam na8m22 cách xích đạo không xa (80 34’ B). Nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của nữa cầu Bắc.

Do ví trí địa lí như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hằng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c (trừ vùng núi cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng-ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao-lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).

Ba Thị Bích Vân
20 tháng 4 2017 lúc 7:01

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Nguyễn Thị Xuân Diệu
8 tháng 1 2018 lúc 15:45

-T/c nhiệt đới gió mùa ẩm:

+) Đất đai phong hóa mạnh mẽ
+) Đồi núi dễ bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực
+)Địa hình các xtơ tạo ra nhiều hang động

+) Bề mặt có rừng cây rậm

Hoàng Vân Anh
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
3 tháng 4 2017 lúc 21:15
ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
*Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
- Hướng nghiêng: cao ở phía đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
- Có hai hướng chính:Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
*Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì núi ăn ra sát biển. Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
Đào Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
16 tháng 3 2017 lúc 20:56

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.

Ba Thị Bích Vân
20 tháng 4 2017 lúc 7:00

Đồi núi là hộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền Trung nước ta.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam.
+ Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động.
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều (cac cong trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,...

Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 22:01

khí hậu :

Tính nhiệt đới - Nhiệt trung bình năm > 20 độ C (trừ vùng núi cao) - Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương - Số giờ nắng: 1400 – 3000giờ/năm gió mùa : ª Giữa và cuối hạ - Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến BCN thổi đến nước ta theo hướng Tây Nam (riêng ĐBBB có hướng ĐN do ảnh hưởng của áp thấp BB + Phạm vi hoạt động: cả nước + Tính chất: nóng ẩm + Tác động gây mưa lớn kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam – Bắc và mưa lớn vào tháng 9 cho Trung Bộ ª Tín phong Bán Cầu Bắc : - Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp cao Bắc Thái Bình Dương thổi về xích đạo - Hướng gió: Đông Bắc - Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 16 trở vào - Thời gian hoạt động: thổi vào nước ta quanh năm nhưng gió mùa hoạt động mạnh đã lẫn át. Chỉ mạnh lên thời kì chuyển tiếp xuân thu, còn mùa đông và hạ chịu sự lẫn át của các khối khí gió mùa. - Tác động: Gió tín phong cùng bức chắn địa hình là nguyên nhân gây mưa cho ven biển Trung Bộ vào thu đông, tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên ª Hệ quả - Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu + Miền Bắc: có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm Miền Nam: có 2 mùa mưa, khô rõ rệt + Giữa Tây Nguyên và ĐB ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và khô - Tạo nên sự phân mùa và phân hóa thiên nhiên theo không gian và thời gian - Sự Phân mùa trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 22:02

hệ sinh thái :

Đất nhiệt đới ẩm cao ª Đặc điểm về đất - Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nên lớp đất dày - Mưa nhiều, rửa trôi các chất bazơ để đễ tan( Ca2+, Mg2+) và oxit nhôm làm cho đất có màu đỏ vàng - Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp, trên đá mẹ axit - Ngoài ra quá trình Feralit diễn ra mạnh mẽ ở những khu vực đồi núi thấp, lớp phủ thực vật bị mất, quá trình tích tụ oxit sắt, nhôm mạnh hình thành đá ong. Thậm chí ở những khu vực thềm phù sa cổ quá trình feralit cũng khá phát triển. Sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ª Đặc điểm - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm, nhiệt ẩm lá rộng thường xanh, hiện nay còn rất ít - Phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá... - Trong đai rừng chân núi các loài động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế + Thực vật phổ biến là các loài cây họ dầu, đậu, vang... + Động vật là các loài chim, thú nhiệt đới: công, trĩ, gà lôi, ... khỉ, vượn, nai.. ngoài ra các loài bò sát, côn trùng cũng rất phong phú - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta
Lee Je Yoon
Xem chi tiết
Dương Thị Kim Anh
22 tháng 1 2018 lúc 17:56

- Tên các dãy núi vòng cung chính của nước ta là:

+ Cánh cung Sông Gâm

+ Cánh cung Ngân Sơn

+ Cánh cung Bắc Sơn

+ Cánh cung Đông Triều

- Đặc điểm nổi bật của các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là sườn đón gió mùa đông bắc và nằm theo hướng tây bắc - đông nam.

Lan Anh
Xem chi tiết
Đỗ Việt Trung
25 tháng 4 2016 lúc 18:56

Địa hình đồng bằng ở nước ta có vùng nông nghiệp phát triển nhất vì các đồng bằng do phù sa bồi tụ thường bằng phẳng,thấp,thuận lợi cho việc tưới tiêu,gieo trồng các loại cây lương thực,thực phẩm.

Ba Thị Bích Vân
20 tháng 4 2017 lúc 7:02

- Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên đã hình thành các khu công nghiệp lập trung.
- Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung đã và đang thu vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng

đăng phan
Xem chi tiết
Hoàng Hải Yến
24 tháng 2 2017 lúc 21:35

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 2 2017 lúc 21:29

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ -Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 % diện tích , núi cao trên 2000 m chỉ 1 % diện tích lãnh thổ b)Cấu trúc địa hình khá đa dạng -Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt -Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam -Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: +Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc +Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc c)Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa -Xâm thực mạnh ở vùng đòi núi -Bồi tụ nhanh ở vùnh đồng bằng d)Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)
Shizuka
5 tháng 3 2017 lúc 9:44

*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

-Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

-Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

* Cấu trúc địa khá đa dạng.

- Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

* Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển)


Đào Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
16 tháng 3 2017 lúc 22:49
Địa hình ns ta rất đa dang. cụ thể:
1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 S cả nc, đồng bằng chiếm 1/4 S cả nc.
- Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% S, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% S cả nc.
2. Cấu trúc địa hình nc ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hoá và có tình phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc - đông nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hoá dày, quá trình xâm thực & bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiễn trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch...)
Ba Thị Bích Vân
20 tháng 4 2017 lúc 6:56

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa khá đa dạng.

+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)