một hợp tử của đậu hà lan 2n=14 nguyên phân bihf thường 4 lần các tế bào con được tạo ra có chứa tổng số 256 NST xác định dạng đột biến của hợp tử trên
một hợp tử của đậu hà lan 2n=14 nguyên phân bihf thường 4 lần các tế bào con được tạo ra có chứa tổng số 256 NST xác định dạng đột biến của hợp tử trên
so NST trong hop tu khi chua dot bien la : 1.2n.2\(^4\)=14.16=224 ma nst sau dot la 256=dot bien then 1 cap nu
Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính điều này có ý nghĩa gì trong thực tế trong chăn nuôi
Một đoạn ADN có m= 18.10^5 đvc. Trên đoạn có mang 3 gen. Trong đo, chiều dài gen 1 gấp 2 lần chiều dài gen 2 và gen 3. Gen 2 có chiều dài= 1/2 gen 3.
a. Tính số nu và chiều dài của ADN
b. Tính chiều dài mỗi gen trong đoạn AND đó
c. Tính số liên kết hóa trị giữa đường và axit có trong từng gen trên
d. Đoạn AND trên thực hiện nhân đôi 5 lần , tính số nu môi trg nội bào cần cung cấp cho gen1 và gen 3
a. N = 18.10\(^5\)/300 = 6000 Nu
L = 6000*3.4/2 = 10200 A\(^0\)
b. L\(_1\)= 2(L\(_2\)+ L\(_3\)) (1)
L\(_2\)= 1/2 L\(_3\)(2)
L = L\(_1\)+ L\(_2\)+ L\(_3\) (3)
từ 1,2,3 => L\(_1\)= 7650 A\(^0\)
L\(_2\)= 1275 A\(^0\) L = 2550 A\(^0\) c. số liên kết hóa trị trong từng gen gen 1: số Nu = 2*7650/3.4 = 4500 Nu số lk hóa trị = 2(4500 - 1) = 8998 lk gen 2: số Nu = 2*1275/3.4 = 750 Nu số lk hóa trị = 2(750 - 1) = 1498 lk gen 3: số Nu = 2*2550/3.4 = 1500 Nu số lk hóa trị = 2(1500 - 1) = 2998 lkMọi người có thể cho mình một vài hình ảnh về đột biến cấu trúc nst ở người và thực vật, thông tin về nó được ko ạ
hội chứng down
đột biến NST thứ 21
Trẻ bị Down có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng:
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
Bộ NST của bệnh nhân Down: có 3 NST 21- Mặt dẹt, trông ngốc.
- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
- Mũi nhỏ và tẹt.
- Miệng trề và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè.
- Thần kinh kém phát triển, si đần cao.
- Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh.
một gen do bị đột biến mất đi một đ oạn(gồm hai mạch bằng nhau) nên số nu T giảm đi 1/5 và số nu X mất đi bằng 1/10 số nu loại G của gen khi chưa bị đột biến .khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu so với trước về số nu đã bớt đi 90G và 120A.Xác định số lượng tỉ lệ phần trăm từng loại nu và chiều dài của gen khi chưa bị đột biến
một đoạn gen có cấu trúc sau:
M1: -A-T-X-G-A-T-X-
M2: -T-A-G-X-T-A-G-
theo em, đoạn gen này có những dạng đột biến nào xảy ra?
Các bạn giúp mình nhé!!! Cám ơn rất nhiều!!!
trình bày khái niệm thể dị bội . các dạng đột biến và cơ chế phát sinh
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng đột biến thường gặp là :
+ 2n +1 (Thể ba nhiễm )
Cơ chế : Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cơ thể bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li ở một cặp NST nào đó tạo giao tử (n+1), qua thụ tinh, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1)
+ 2n - 1 ( Thể một nhiễm )
Cơ chế : Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cơ thể bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li ở một cặp NST nào đó tạo giao tử (n-1), qua thụ tinh, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n-1).
+ 2n + 2 (Thể bốn nhiễm )
Cơ chế : Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cơ thể bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li cả hai cặp NST nào đó tạo giao tử (n+2) và (n-2) , qua thụ tinh, giao tử (2n+2) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+2).
+ 2n - 2 ( thể không nhiễm )
Cơ chế : Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cơ thể bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li cả hai cặp NST nào đó tạo giao tử (2n+2) và (n - 2), qua thụ tinh, giao tử (2n-2) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+2).
- Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Cơ chế hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1):
+ Trong quá trình giảm phân, do sự tác động của các yếu tố lí hóa khiến cho 1 cặp NST không phân li, khiến cho 1 giao tử này mang bộ NST là n + 1 (có 2 chiếc NST trong 1 cặp nào đó), một giao tử mang bộ NST n - 1 ( không có chiếc NST nào của cặp nói trên).
+ Qua quá trình thu tinh, khi giao tử n+1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n + 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n+1. Khi giao tử n -1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n - 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n - 1.
.
cho e hỏi là phân biệt thể da bội và thể dị bội???
thể dị bội:là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi theo hướng thêm hoặc mất NST
Các dạng dị bội thể:
(2n+1): Thêm 1 NST
(2n-1): mất 1 NST
(2n-2): mất 1 cặp NST
- Có thể gặp ở thực vật, động vật và con người
-Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận nào đó trên cơ thể, gây ra các bệnh di truyền( bệnh Đao, bệnh tớt nơ)
+THể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là số bội của n (>2n)
- Các dạng đa bội thể:
Thể tam bội (3n)
thể tứ bội (4n)
thể lục bội (6n)
thể cửu bội (9n)
thể thập nhị bội (12n)
- Chỉ thấy thể đa bội ở thực vật, không thấy ở động vật bậc cao và con người, vì bị chết ngay sau khi phát sinh
-Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt
Thể đa bội | Thể dị bội |
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n (3n, 4n, 5n,....) |
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng thừa hoặc thiếu một hay một số chiếc NST (2n + 1, 2n - 1) |
Là thể đột biến | Là thể đột biến |
Do trong giảm phân có một hay một số cặp NST không phân li | Do trong phân bào, NST nhân đôi nhưng không phân li được vì không hình thành thoi vô sắc |
Cơ thể dị bội thường có kiểu hình không bình thương, bị giảm sức sống và thường vô sinh | Cơ thể đa bội tìm thấy ở thực vật có các cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. Thể đa bội lẻ không có khả năng sinh sản |
Có một hay một số cặp NST tương đồng nào đó, số NST khác 2 | Ở mỗi nhóm nhiễm sắc thể tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2 |
Những đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần & cấu trúc của vật chất di truyền (chọn phương án đúng nhất)
a) Mất đoạn
b) Lặp đoạn
c) Đảo đoạn
d) Chuyển đoạn
e) Tất cả
giả sử ở lúa trên NST số 2 có 4 gen quy định 4 khình có trật tự bình thường như sau: gen quy định màu lục nhạt của thân, gen quy định màu xanh thẫm của lá, gen quy định lá bóng, gen quy định bẹ lá màu ghi nhạt. người ta phát hiện thấy 1 đột biến khác có các gen với trật tự như sau: gen quy định màu lục nhạt của thân, gen quy định màu xanh thẫm của lá, gen qquy định màu xanh thẫm của lá, gen quy định lá bóng, gen quy định bẹ lá màu ghi nhạt. Hãy xác định dạng đột biến trên, cjo biết tính chất biểu hiện của cây lúc đột biến
+ Trình tự gen trước đột biến: màu lục nhạt của thân - màu xanh thẫm của lá - lá bóng - bẹ lá màu ghi nhạt
+ Trình tự gen sau khi đột biến: màu lục nhạt của thân - màu xanh thẫm của lá - màu xanh thẫm của lá - lá bóng - lá màu xanh ghi
+ Nhận thấy rằng trình tự gen sau đột biến lặp thêm 1 đoạn gen quy định màu xanh thẫm của lá \(\rightarrow\) dạng đột biến lặp gen (lặp đoạn)
+ Biểu hiện: làm tăng tính biểu hiện của gen, làm cho lá của cây có màu xanh thẫm hơn so với các lá khác