Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?
A.Rõ ràng, chính xác, khoa học
B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu
C.Giàu cảm xúc
D.A và C
Hỏi đáp
Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?
A.Rõ ràng, chính xác, khoa học
B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu
C.Giàu cảm xúc
D.A và C
Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?
A.Rõ ràng, chính xác, khoa học
B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu
C.Giàu cảm xúc
D.A và C
Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?
A.Rõ ràng, chính xác, khoa học
B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu
C.Giàu cảm xúc
D.A và C
Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?
A.Rõ ràng, chính xác, khoa học
B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu
C.Giàu cảm xúc
D.A và C
*Bài 2 : Đọc lại đoạn văn kết thúc cảnh vượt thác từ câu “ Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò “ đến câu “Đã đến Trung Phước “
a) Tại sao đoạn văn này chỉ nhắc đến nhân vật Chú Hai mà không tiếp tục tả dượng Hương Thư?
b) Có thể thay đổi vị trí câu tả dòng sông và câu tả những cây to trong đoạn văn trên được không ?Vì sao?
Bài 1 :
a) Nếu phải tả cây đào hoặc cây quất khi tết đến xuân về con sẽ chọn các ý nào trong các ý sau đây :
- Cây đào (Cây quất ) tượng trưng cho sự trang nghiêm, ấm cúng của mùa xuân xứ Bắc
- Cây đào (Cây quất ) được dặt ở vị trí đẹp nhất trong nhà
- Cây đào (Cây quất ) ngày Tết là hiện thân cho vẻ đẹp của tâm hồn người Việt Nam
- Cây đào (Cây quất ) gắn liền với các trò chơi của tuổi học trò
- Dáng vẻ, thế của cây cây đào (Cây quất )
- Sắc màu của hoa( quả), hình dáng của nụ hoa
- Sắc màu hình dáng của lá cây đào (Cây quất )
- Nguồn gốc và cách chăm sóc cây đào (Cây quất )
- Thú chơi hoa đào( quất ) trở thành nghệ thuật
- Ấn tượng khó phai mờ về Cây đào (Cây quất )
b, Sắp xếp các ý vừa chọn thành dàn bài một cách hợp lí :
Mở bài :+
Thân bài :+
+…
Kết luận:+
Bài 2 :Phát triển mở bài và kết bài của dàn bài thành 2 đoạn văn hoàn chỉnh (Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh ).
Nếu như loài hoa báo hiệu mùa xuân về của phương Nam là hoa mai kiêu sa lộng lẫy với sắc áo vàng thì ở miền Bắc bên cạnh từng đàn chim én rủ nhau về thì là hình ảnh những cây hoa đào hồng tươi bắt đầu nở rộ và ngát hương là không khí tết đã bay về tràn ngập phố phường, lan tỏa hương xuân đến mọi ngóc ngách, mọi nẻo đường gõ cửa từng ngôi nhà. Hoa đào như mang đến cho con người niềm vui tươi, phấn khởi, đem đến biết bao hi vọng về một năm mới an khang, thịnh phượng, ngập tràn hạnh phúc. Và đào đã thực sự thay mình vào tháng cuối của năm cũ, với bộ áo hoàn hảo cho một năm mới sắp sửa. Thân cây là những cành đào nhỏ nhắn đang duyên dáng, mềm mại uốn mình tạo dáng rồng bay thanh thoát đầy nghệ thuật. Ở đó, những chồi hoa cũng đang lặng lẽ vươn mình chào cuộc sống. Những nụ hoa e lệ, kiều diễm mở mắt khẽ khẽ nhìn vạn vật mới dám bước ra. Và khi cánh hoa đầu tiên bung nở, những cánh hoa kia cũng mở mình, để lộ nhụy hoa vàng tươi bối rối. Hoa này nhìn hoa kia, nghe tiếng gọi mùa xuân và đất trời, cùng nhau khoe sắc. Nhưng hoa đào không giống những loài hoa khác. Nó nở trong lặng lẽ, trong mưa phùn buốt lạnh, sắc hồng của đào không phải là cái rực rỡ, chói chang. Đào chỉ nhẹ nhàng với màu hồng phớt, hồng cánh sen. Nhưng đó lại là màu hồng đầy sức sống mang theo hi vọng về sự bình an và thuận lợi. Màu hồng của hoa, màu nâu của thân kết hợp với màu xanh tươi của chồi, lá chính là sự kết hợp hài hòa và tuyệt vời của tạo hóa, khi mà cái bình an lại đi liền với sức sống, tuổi trẻ xanh tươi; là sự khởi đầu đầy thuận lợi và ý nghĩa.
Dẫu nơi đây, cánh én chưa về, dẫu nắng xuân ấm áp còn chưa tới, chỉ cần một bông hoa đào hé nở chính là tín hiệu, là sứ giả gọi niềm tin và sức sống về. Vì thế, hoa đào chỉ dành cho mùa xuân và mùa xuân không thể thiếu hoa đào.
Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa tả lại thôn xóm nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh
Tham khảo:
Sơn Tây ngày 20 tháng 06 năm 2014
Ngọc Dung thân mến!
Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.
Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.
Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.
Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.
Dung có nhớ bé Trung - em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.
Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!
Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn - xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.
Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!
Thân ái!
...
Gửi Hoàng,
Hôm nay tớ viết thư để hỏi thăm tình hình sức khỏe của gia đình cậu, đồng thời kể cho cậu nghe về khu phố nơi tớ ở.
Dạo này, gia đình cậu có khỏe không? Bố mẹ cậu vẫn công tác tốt chứ! Cậu dạo này học hành thế nào? Tớ từ ngày chuyển lên thành phố nên ít có cơ hội được gặp cậu, nên tớ nhớ cậu lắm. Tớ nhớ cả những buổi chiều được đi học về cùng cậu nữa, nhớ những ngày được cậu dẫn đi bắt giun dế ngoài đồng.
Phú Yên đang trải qua những ngày tháng giá lạnh. Trời lúc nào cũng âm u mịt mù vô cùng, đường phố thì vắng teo vắng ngắt. Thi thoảng tớ nhìn qua cửa sổ cũng chỉ có những người bán hàng rong và những người trùm quần áo kín mít từ đầu đến chân đi vội trên đường. Những hàng cây trên đường thì trơ trụi khẳng khiu lá. Trời lạnh nên tớ lúc nào cũng mặc những lớp áo bông to sụ. Nhưng lành lạnh thế này cũng có nhiều cái hay lắm Nam ạ. Tớ có thể được ngủ nướng cuối tuần này, được ăn các món nướng đường phố thơm ngon này, được đón giáng sinh bên ngoài đường này.
Tớ nhớ cậu lắm Nam ạ. Tớ mong đến kỳ nghỉ hè để được về thăm cậu quá! Cho tớ gửi lời hỏi thăm tới gia đình cậu nhé! Cậu có gắng học tập nhé, hè chúng mình sẽ gặp nhau.
Bạn của cậu
Ký tên
Trường
Bài Vượt ThácCảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?Theo em, tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát?Vị trí âý có thích hợp ko?Vì sao?Theo em tác giả đã chọn nghệ thuật gì để miêu tả?Theo emcảnh thiên nhiên dòng sông thu Bồn thể hiện như thế nào?Theo em, để có đc cảnh đẹp như thế, đó là do cảnh có thật hay do tài tả cảnh của tác giả tạo nên ?Các bạn biết câu nào trl hộ mình với nhé !
Tham khảo:
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.- Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Theo em, cảnh thiên nhiên trên dòng sông Thu bồn được thể hiện như thế nào
Tham khảo :
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
+ Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…+ Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.+ Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.- Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh , lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Bài Vượt Thác !!Các bạn trl hộ mình câu này nhé!
Theo em, để có đc cảnh đẹp như thế, đó là do cảnh có thật hay do tài tả cảnh của tác giả tạo nên ?
Cảnh sắc thật công thêm tay bút sắc sảo của tác giả đã làm cho bức tranh và con người trở nên nổi bật hơn, chân thật hơn
Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả mùa thu đến, em sẽ chọn các chất liệu sau đây để tả. Em hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh thích hợp (đặc biệt là sử dụng hình ảnh so sánh,nhân hóa…) để làm cho cảnh vật trở nên sinh động.
- Thời tiết
- Trời
- Hồ nước
- Gió
- Hoa cúc nở
- Hương cốm
Hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Tham khảo nha em:
Mỗi mùa đều có một màu sắc một đặc trưng riêng. Đối với em, mùa em yêu thích nhất là mùa thu. Mùa thu thật đẹp, thật thơ mộng, với tiết trời thật êm dịu và trong lành.Mùa thu được bắt đầu vào tháng 6 âm lịch, cái nắng của mùa hạ lúc đó như khép hờ nhường chỗ cho nắng vàng hoe cùng những cơn gió mát nhẹ nhàng. Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên rực rỡ hơn với màu xanh, màu vàng, màu hồng,…nhìn như những chú chim phượng hoàng trong các bức tranh sơn mài. Cây cối bắt đầu thay lá, khoác lên mình là một màu vàng rực rỡ, nhưng chỉ cần một cơn gió nhẹ có thể khiến cây chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu. Và chúng ta sẽ bắt đầu đón những cơn mưa nhẹ như sương mỗi buổi sáng sớm thay cho những trận mưa rào như trút của mùa hè, kéo theo đó là cái se se lạnh thật thích. Và mùa thu cũng là mùa những bác nông dân đi thu hoạch lúa, mùi lúa chín thơm vàng óng. Không khí trở nên tươi vui như trẩy hội bởi từng đoàn người đang hò reo đi tuốt lúa, tiếng xe tiếng người cứ hòa vào nhau. Lũ trẻ thi nhau chơi trốn tìm sau những đống rơm đã được tút, hoặc lên đồi chơi thả diều khi cơn gió nổi lên. Khung cảnh thật lãng mạn nên thơ biết bao nhiêu.Mùa thu trên quê hương em rất đẹp, em cảm thấy yêu thích vô cùng. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Biết bao kỉ niệm tuổi thơ em gắn liền với mùa thu thân thương.
Hình ảnh so sánh: in đậm
tham khảo
Bốn mùa trong một năm thì mùa nào cũng có một vẻ đẹp riêng do thiên nhiên tạo ra và ban tặng cho con người. Nhưng có lẽ mùa thu là mùa trong lành nhất, đẹp nhất trên quê hương em.Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cây cối bây giờ như vậy mà có thể ngày mai chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu nên nó đều trân trọng thời gian quý giá mà nó còn được mặc chiếc áo màu vàng rực rỡ này nữa. Luỹ tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình. Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chụi nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến nữa. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạchnên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Dòng sông trong vắt, mênh mông, làn nước mát lạnh. Vào mùa này , lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn , nên thơ giữa bầu trời quê hương.Mùa thu trên quê hương tôi thật đẹp và thú vị biết nhường nào! Nếu có dịp, các bạn đến thăm quê hương thân yêu của tôi nhéNhà nàng Nồng khá giả, có của ăn của để, có vựa lúa lớn, vườn cây rộng. Trong vùng, có một chàng trai khỏe mạnh, tên là Ếch. Nhưng nhà chàng Ếch lại nghèo khó, gia sản chả có gì ngoài túp lều ở cạnh bờ sông. Cha mẹ mất sớm, nên Ếch phải sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Đặc biệt, chàng có biệt tài bắt Ếch rất giỏi. Chàng thường bắt Ếch đem ra chợ bán để sinh sống. Một hôm, nàng Nồng đi chợ sớm, đường vắng vẻ, nàng bị một toán cướp ba tên chặn lại, định hành hung. Khi Ếch vừa đi tới, chàng dùng sức đánh ba tên cướp, cứu được nàng Nồng. Cảm ơn nghĩa cử đẹp đẽ ấy, nàng Nồng hỏi chuyện gia cảnh, rồi đem bụng thương yêu kẻ mình đã hàm ơn. Chàng Ếch cũng không ngờ mình gặp được một cô gái xinh đẹp đến thế, nên đem bụng thương thầm. Nhưng khi tính tới chuyện trăm năm, thì chàng Ếch ngại ngần mãi sau mới nói ra:
- Nhà tôi với nhà nàng không môn đăng hộ đối, chắc khó mà thành. Cha nàng chắc không bao giờ bằng lòng cho tôi lấy nàng đâu!
Nghe vậy nàng Nồng vội gạt đi:
- Bộ anh không nghe người ta hát “Đôi ta gá nghĩa chung tình, dù ăn cơm quán, ngủ đình cũng ưng" sao? rồi nàng nói tiếp:
Không lấy được anh, thì cả đời em nguyền không lấy ai làm chồng cả.
Chuyện hai người thương nhau đến tai cha nàng Nồng. Cha nàng gọi nàng ra tra hỏi: Nàng định giấu, nhưng về sau phải thưa hết chuyện cho cha mình nghe. Người cha giận con lắm, bèn lấy roi đánh tới tấp, rồi mang cây mác thong cắm phập ngoài sân và thét lớn:
Mày còn đi lại với thằng khố rách áo ôm đó, thì hãy nhìn cây mác này!
Biết chuyện, chàng Ếch đau buồn, bỏ làng ra đi không một lời từ biệt. Sau khi biết tin người yêu bỏ làng ra đi, nàng Nồng đau khổ vô cùng, nàng xin cha mẹ cho mình cắt tóc đi tu. Nàng lập một ngôi chùa ở ven rừng nơi đầu làng, ngày ngày tụng kinh niệm phật để giữ trọn lời thề hẹn với người thương của mình. Ở nơi xa, chàng Ếch được tin, rất lấy làm phục người yêu đã giữ trọn lời hứa với mình, liền quay về làng Đa Phước, cách quê hương của nàng Nồng không xa, cũng lập chùa thờ Phật, ngày ngày vui với tiếng kinh, tiếng mõ. Người trong vùng gọi chùa của chàng Ếch là chùa Sãi Ếch, về sau nói trại thành chùa Soi Ếch. Còn chùa nàng Nồng về sau được nói trại thành chùa Trà Nồng. Cả hai ngôi chùa ngày nay vẫn còn ở huyện Mỏ Cày.