Bài 21. Ôn tập chương IV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ánh Phương
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Bảo Trân
16 tháng 2 2017 lúc 20:31

1. Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1428-1433)
Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.
Thành tựu chính:
• Phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, xưng Bình Định Vương
• Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi
• Đặt tên nước là Đại Việt và viết bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 “ Bình Ngô Đại Cáo
2. Lê Thái Tông (Nguyên Long, 1433-1442)
Lê Thái Tông tên huý là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình.

3. Lê Nhân Tông (Bang Cơ, 1442-1459)
Lê Nhân Tông tên huý là Bang Cơ, con thứ của Lê Thái Tông, sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu - 1441. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu - 1441 được lập là Hoàng Thái tử, ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất - 1442 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 2 tuổi, Thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính.
Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm.

4. Lê Thánh Tông (Tư Thành,1460-1497)
Lê Thánh Tông tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Lê Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua.

Thành tựu chính:
• Hoàn thành bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông.
• Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.
• Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông.
• Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.
Năm 1497, Lê Thánh Tông mất, ở ngôi 37 năm, thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lăng.

5. Lê Hiến Tông (Lê Tăng,1498-1504)
Lê Hiến Tông có tên huý là Huy, con trưởng của Lê Thánh Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của Trình quốc công Đức Trung.
Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ - 1461. Ông mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý - 1504, ở ngôi được 6 năm, thọ 44 tuổi.

6. Lê Túc Tông (Lê Thuần, 6/6/1504-7/12/1504)
Lê Túc Tông tên huý là Thuần, là con trai thứ 3 của Lê Hiến Tông, mẹ là Trang Thuận Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn, quê ở Bình Lăng, Thiên Thi, Hưng Yên.
Lê Túc Tông ham học hỏi, thân người hiền, vui điều thiện, đúng là một vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình.
Lê Túc Tông lên ngôi vua ngày 6 tháng 6 năm 1504. Tháng 11 năm 1504 mắc bệnh nặng, biết không qua khỏi mới mời các quan triều thần đến để chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn lên ngôi vua. Ngày 7 tháng 12 năm 1504 vua Túc Tông mất, ở ngôi được 6 tháng, thọ 17 tuổi.

7. Lê Uy Mục (Lê Tuấn,1505-1509)
Lê Uy Mục tên huý là Tuấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1488, mẹ là Chiêu Nhân Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, Bắc Giang, lên ngôi vua ngày 22 tháng 1 năm 1505.
Lê Uy Mục từ khi lên ngôi vua ham rượu chè, gái đẹp, thích giết người, tin dùng người họ mẹ. Sự tàn bạo quá đáng của Lê Uy Mục đã gây bất bình trong dân chúng và triều thần.
Tháng 11 năm 1509, Giản Tu Công Oanh tự xưng là Cẩm Giang Vương ở Tây Đô (Thanh Hoá) đưa quân về chiếm Đông Kinh (Hà Nội) bắt được và bức Lê Uy Mục tự tử tháng 12/1509.
Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 22 tuổi.

8. Lê Tương Dực (Lê Oanh, 1509-1516)
Lê Tương Dực tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495.
Tháng 4/1516, Trịnh Duy Sản sai đâm chết Tương Dực. Tương Dực ở ngôi được 7 năm, thọ 22 tuổi.

9. Lê Chiêu Tông (Lê Ý, 1516-1522)
Lê Chiêu Tông tên huý là ý, có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng và bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Lê Chiêu Tông sinh ngày 4 tháng 10 năm Bính Dần - 1506.

10. Lê Cung Hoàng (Lê Xuân, 1522-1527)
Lê Cung Hoàng tên húy là Xuân được Mạc Đăng Dung lập lên làm vua khi 15 tuổi.
Lê Cung Hoàng sinh ngày 26 tháng 7 năm Đinh Mão - 1507. Năm 1524, Mạc Đăng Dung tự mình thăng tước Bình Chương quân quốc trọng sự Thái phó Nhân quốc công. Tháng 10 năm 1525, Mạc Đăng Dung tự làm Đô tướng dẫn tất cả thuỷ, lục quân vào đánh Thanh Hoá, bắt được vua Lê Chiêu Tông đem về kinh sư giam cầm và đến tháng 12/1526 thì đem giết chết.

Ngoc Son
16 tháng 2 2017 lúc 20:31

Miếu hiệuThụy hiệuTên húyNămNiên hiệuLăng

Thái Tổ Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần
Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng
Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao hoàng đế
Lê Lợi 1428-1433 Thuận Thiên Vĩnh Lăng
Thái Tông Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công
Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu
Hiến Kiến Trung Văn hoàng đế
Lê Nguyên Long 1433-1442 Thiệu Bình (1434-1439)
Đại Bảo (1440-1442)
Hựu Lăng
Nhân Tông Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh
Thông Duệ Tuyên hoàng đế
Lê Bang Cơ 1442-1459 Thái Hòa (1443-1453)
Diên Ninh (1454-1459)
Nguyên Lăng
Giáng làm Lệ Đức hầu Lê Nghi Dân 1459-1460 Thiên Hưng (1459-1460) Không có
Thánh Tông Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính
Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ
Đạt Hiếu Thuần hoàng đế
Lê Tư Thành
(Lê Hạo)
1460-1497 Quang Thuận (1460-1469)
Hồng Đức (1470-1497)
Chiêu Lăng
Hiến Tông Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí
Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm
Thành Chương Hiếu Duệ hoàng đế
Lê Sanh[22]
(Lê Tăng)[23]
(Lê Huy)[23]
1497-1504 Cảnh Thống Dụ Lăng
Túc Tông Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc
Đôn Hiếu Doãn Cung Khâm hoàng đế
Lê Thuần 1504 Thái Trinh Kinh Lăng
Uy Mục Đế Lê Tuấn
(Lê Huyên)
1505-1509 Thái Trinh
Đoan Khánh
An Lăng
Tương Dực Đế Lê Oanh 1510-1516 Hồng Thuận Nguyên Lăng
Lê Quang Trị[24] 1516
Chiêu Tông Thần hoàng đế Lê Y
(Lê Huệ)
1516-1522 Quang Thiệu Vĩnh Hưng
Lê Bảng 1518-1519 Đại Đức
Lê Do 1519 Thiên Hiến
Cung hoàng đế Lê Xuân
(Lê Lự)
1522-1527 Thống Nguyên Hoa Dương
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 2 2017 lúc 21:54
Thời lý thời trần thời lê sơ
Các tác phẩm văn học : Chiếu dời đô, Phạt Tống lộ bố văn, Nam quốc sơn hà, Thiền Uyển tập anh,... Phi sa tập (Hàn Thuyên), Hịch Tướng Sĩ (Trần Hưng Đạo), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng, (Trương Hán Siêu),... Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) , Anh hoa hiếu trị, Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Quỳnh uyển cửu ca, Xuân Vân thi tập, Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập Lam Sơn Lương thuỷ (Lê Thánh Tông),...
Các tác phẩm về sử học Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử cương mục ( Hồ Tông Thốc), Trung hưng thực lục, Tăng già toái sự, Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh tập,... Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn Thực Lục, Đại Việt thông giám, Việt giám thông khảo tổng luận,...
Thảo Phương
16 tháng 2 2017 lúc 21:55

Nội dung

Thời Lý

Thời Trần

Thời Lê sơ

Văn học

Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

-Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn .

-Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu .

-Tụng giá hòan kinh sư của Trần Quang Khải

-Quân Trung từ mệnh tập ; Bình Ngô đại cáo; Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi .

-Hồng Đức Quốc Âm thi tập,Quỳnh Uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông

Sử học

Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu

-Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

-Lam Sơn Thực lục . Hoàng Triều Quan Chế

phạm như băng
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
17 tháng 2 2017 lúc 18:03

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Tham khảo , chúc pn hok tốt !

Diệp Băng Dao
17 tháng 2 2017 lúc 18:03

bạn vào đây tham khảo nha:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/169262.htmlvui

Thảo Phương
17 tháng 2 2017 lúc 19:02

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Isuwari Yui
Xem chi tiết
Đăng chu quang
19 tháng 2 2017 lúc 20:00

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông : tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông.
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại : Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học...). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình 
ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

Chúc bạn học tốt!!!hahahahahaha

Isuwari Yui
Xem chi tiết
Võ Văn Khánh Duy
19 tháng 2 2017 lúc 15:59

-Triều đình

+Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành

+Giúp vua là có các quan đại thần

+Ở triều đình có 6 bộ; binh, hình, công, lại, lễ, họ và một số cơ quan chuyên môn

+Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã

-Các đơn vị hành chính

+Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã

-Cách đào tạo tuyển dụng nhân tài bộ nhiệm quan lại

+Mở rộng thi cử. chọn nhân tài công bằng

+Nhà nước thời lê thánh tông lấy phương thức học tập, thì cứ làm nguyên tắc lựa chọn, bổ sung quan lại

nhiu nhiu ^_^
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
19 tháng 2 2017 lúc 20:42

a) Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông : tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông.
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại : Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học...). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình 
ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

Nguyễn Thị Trà My
19 tháng 2 2017 lúc 20:50

Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được tổ chức hoàn chỉnh hơn so với thời Lý - Trần ở điểm :

Trả lời: - Ở trung ương: dưới vua là 6 bộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước vua. Các bộ quản lí chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà nước.

- Các cơ quan giúp việc (Ngự sử đài, Hàn lâm viện,...) được thiết lập đầy đủ, có nhiệm vụ rõ ràng.

- Ở địa phương: các đơn vị hành chính được phân chia thống nhất. Các đạo thừa tuyên đều có ba ti cai quản.

- Đào tạo, tuyển dụng thống nhất qua khoa cử là chính.

caikeo
23 tháng 1 2018 lúc 22:25

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông : tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông.
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại : Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học...). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình 
ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.


linh angela nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
22 tháng 2 2017 lúc 19:30

Thời Lý(1010 - 1225)

Thời Trần( 1226 - 1400) Thời Lê sơ( 1428 - 1527)
Các văn phẩm văn học. Nam Quốc Sơn Hà( Lý Thường Kiệt)

- Hịch tướng sĩ văn( Trần Quốc Toản)

- Phò giá về kim( Trần Quang Khải)

- Phú sông Bạch Đằng( Trương Hán Siêu)

- Bình Ngô Đại Cáo( Nguyễn Trãi)

- Quân trung từ mệnh tập.

- Bình uyển cửu ca.

Hồng Đức Quốc âm tập thi.

Các tác phẩm sử học Đại Việt kí Sử toàn thư Đại Việt Sử kí( Lê Văn Hươu)

- Đại Việt sử kí toàn thư.

- Lam Sơn thực lục.

- Việt giám thông khảo tổng luận.

기민윤
16 tháng 2 2020 lúc 19:49

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 2 2017 lúc 15:47
Về triều đình: - Đứng đầu triều đình là vua nắm mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ,... - Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. - Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. Về các đơn vị hành chính: - Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã. - Cả nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã. Về cách đào tạo, tuyển dụng nhân tài: - Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng. - Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại.
Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
Đặng Mỹ Khuê
22 tháng 12 2017 lúc 16:01
- Xã hội thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị) và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là giai cấp bị trị) - Điểm khác nhau: + Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông. + Thời Lê Sơ: số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.
Nguyen Thi Mai
21 tháng 2 2017 lúc 20:40
* Giống nhau : - Xã hội thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị) và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là giai cấp bị trị) * Khác nhau: + Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông. + Thời Lê Sơ: - Số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. - Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.
Lưu Hạ Vy
21 tháng 2 2017 lúc 20:42
- Xã hội thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị) và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là giai cấp bị trị) - Điểm khác nhau: + Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông. + Thời Lê Sơ: số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.
Pikachu
Xem chi tiết
HA HAI DUONG
15 tháng 1 2018 lúc 21:34

Trong hoàn cảnh đó, chính sách ngụ binh ư nông là tối ưu: Vì đất nước thường xuyên có giặc ngoại xâm, chính sách này đã kết hợp được sản xuất với quốc phòng

Nguyễn Viết Huy Tâm
30 tháng 3 2020 lúc 11:01

Vì chế độ ngụ binh ư nông giúp những binh sĩ canh gác có thể thay phiên và giúp nhân dân làm nông,phát triển nông nghiệp,khi nước nhà có giặc sẽ có đủ binh sĩ khỏe mạnh chống giặc.

Khách vãng lai đã xóa