Giúp tui với!Sáng mai là học Sử rùi.Tui đang cần gấp ,sáng mai đúng 6.00h nha!Tui năn nỉ mấy bạn đó!Giúp tui nha!
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
Giúp tui với!Sáng mai là học Sử rùi.Tui đang cần gấp ,sáng mai đúng 6.00h nha!Tui năn nỉ mấy bạn đó!Giúp tui nha!
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
Do nhưng cuộc phát kiến địa lý, những nhà tư sản có được nhưng nguồn vốn và món lời lớn nên họ ra sức khai thác tài nguyên ở những vùng đất thuộc địa châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Họ còn bắt những người da đen về bán cho những lãnh chúa phong kiến, bắt họ làm việc ở những lãnh địa phong kiến. Các lãnh chúa phong kiến cướp đất và đuổi nông nô đi, khiến họ rơi vào tình cảnh lang thang, buộc phải vào làm việc trong các xưởng sản xuất của các nhà tư sản . Quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu hình thành
giai cấp vô sản và tư sản là gì?
tác dụng của loại tàu ca-ra-ven ?
GCVS là nông nô bị tướt đoạt ruộng đất nên phải làm thuê cho tư sản va bị tư sản bốc lột
GCTS là quý tộc, thương nhân nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên ở các thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, bóc lột sức lao động của người làm thuê
Tác dụng của tàu Ca-re-vn là: để các nhà thám hiểm vượt đại dương đến các châu lục đồng thời cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất của Tây Ban Nha thời đó
giai cấp tư sản là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và là gia cấp mà mối quan tâm xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội.
Em hãy mô tả về tàu Ca-ra-ven và nêu rõ tác dụng của loại tàu này
-Tàu ca-ra-ven rất to lớn, có nhiều buồm, bánh lái...
- dùng để vượt thuyền ra các Châu lục khác khám phá vùng đất mới hay buôn bán ở châu lục khác bằng đường thủy.
Tàu Ca-ra-ven là loại tàu có bánh lái, 3 cánh buồm và nhiều bẻ chèo. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt đại dương, đến các châu lục.
Mô tả sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qua hai giai cấp:
giai cấp vô sản
giai cấp tư sản
(cần gấp nha mấy bạn, mai mình học sử rồi)
Mô tả sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qua 2 giai cấp :
- giai cấp tư sản : Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có
- giai cấp vô sản : Người làm thuê
Giai cấp tư sản dùng đủ mọi hình thức để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản
~~~> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành
em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lan qua hình 14
Ph. Ma-gien-lan xuất phát từ cảng Li-xbon vào năm 1519. Ông đã đi qua điểm cực nam Nam Mĩ và vượt Thái Bình Dương. Sau đó ông đến Phi-lip-pin. Ông vượt tiếp Ấn Độ Dương và đến diểm cực nam châu Phi.
Ngày 20/09/1519, một hạm đội gồm 5 chiếc thuyền nhỏ đã rời cảng Xê- vi thuộc Tây Ban Nha.
Đó là những thuyền Xan-an-tô-ni-ô, Tri-ni-đát, Vích-to-ni-a, Côn-xep-xi-ôn và Xan-ti-a-gô. Trong số 239 người sĩ quan và thủy thủ đã tham gia vào cuộc du hành đó chỉ có ít người về được.
Hạm đội Tây Ban Nha ấy do đô đốc Ma-gien-lan chỉ huy. Ma-gien-lan vốn không phải là người Tây Ban Nha mà là người Bồ Đào Nha, làm cuộc du hành Ma-gien-lan đã đặt ra một nhiệm vụ rất khó: tìm ra con đường nối liền Đại Tây Dương nối liền với Thái Bình Dương.
Ban hãy nhìn vào bản đồ, bạn sẽ thấy châu Mỹ, một lục địa rộng lớn, kéo dài từ những tảng băng hiểm hốc cùa Bắc Băng Dương cho đến những vùng nước lạnh giá của Nam Cực. Đó là một trở ngại lớn ngăn cách Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ở thời Ma-gien-lan người ta đã khám phá ra những vùng biển phia tây của châu Mỹ gọi là biển lớn phương Nam.
Trước Ma-gien-lan đã có nhiều nhà du hành tìm cách đi vào vùng biển chưa biết này, nhưng họ đều vấp phải bờ biển châu Mỹ hoặc miền gần xích đạo, hoặc ở phía Bắc hoặc ở phía Nam. Do những thất bại đó mà đã có ý kiến cho rằng không thể đi từ Đại Tây Dương đến biển lớn phương Nam được.
Ma-gien-lan không đồng ý với điều đó và tin chắc chắn rằng ở phía Nam của Nam Mỹ sẽ có một eo biển nối liền hai đại dương. Nếu người ta cung cấp cho ông người và thuyền thì ông xin đảm nhiệm việc tìm ra eo biển đó.
Ở Bồ Đào Nha, ông đã vận động cho việc đó được mấy năm trời, nhưng không thành công. Ông đã rời đất nước để sang Tây Ban Nha. Ở đây ông đã được người ta nghe theo và phong ông làm đô đốc chỉ huy một hạm đội.
Đó là những lý do mà Ma-gien-lan, người Bồ Đào Nha, đã trở thành chỉ huy một hạm đội Tây Ban Nha trong cuộc thám hiểm xa xôi thế kia mà từ trước đến bấy giờ chưa có ai thực hiện.
Ma-gien-lan đã trả giá rất đắt đối với những lời hứa hẹn phong chức tước và ban thưởng của nhà vua khi chuyến đi thành công. Theo những điều ký kết với vua Tây Ban Nha ông sẽ được phong làm toàn quyền ở tất cả các đất đai sẽ tìm thấy và được hưởng một phần hai mươi những lợi tức sẽ thu được trên những đất đai ấy.
Những người lái buôn mang hàng từ phương Đông về lúc nào cũng bị những cơn bão tố đe doạ, những bọn cướp biển và cướp đường giết hại; họ còn phải nộp cống rất nặng cho chính quyền của các nước mà họ đi qua. Mặt khác, cuộc hành trình từ châu Âu sang phương Đông thường kéo dài 20 hay 30 năm. Bạn hãy nhớ lại các chuyến đi của Mác- cô Pô- lô hay A-pha-na-xi Ni-ki- tin.
Sau khi người Thổ chiếm đóng Côn – stan- ti- nốp năm 1453, thì những cuộc hành trình sang phương Đông trở nên khó khăn, hầu như không thể thực hiện được.
Đó là lí do làm cho một nắm hồ tiêu ở châu Âu đắt hơn một thùng hồ tiêu ở Mã- lai.
Những nhà giàu có Tây Ban Nha giúp cho Ma – gien- lan tổ chức cuộc thám hiểm chỉ vì họ mong muốn Ma – gien- lan tìm được một con đường ít nguy hiểm và ngắn hơn để đến Mô –luy –cơ “quần đảo hương liệu”. Hơn nữa họ còn hy vọng sẽ chiếm được những đảo ấy.
Hạm đội của Ma – gien- lan trên đường đến bờ biển châu Mỹ không gặp phải trở ngại gì lớn, mặc dù các thuyền trưởng Tây Ban Nha của các thuyền Xan-an-tô-ni-ô, Côn-xốp-xi-ô và Vích- to-ri-a luôn luôn gây sự với Ma – gien- lan và cố gieo những nỗi bất hoà giữa các thuỷ thủ chủng tộc khác nhau.
Nhưng khi đến bờ biển châu Mỹ mới bắt đầu thấy sự khó khăn. Ma – gien- lan ướt đoán rằng giữa hai đại dương phải có một eo biển, nhưng ông không biết chính xác vị trí của nó. Bở vậy, phải đi thám hiểm tất cả các vịnh lớn nhỏ để tìm ra cái eo biển bí mật và mong ước ấy.
Việc này đã làm mất nhiều thời gian quý báu. Lúc bấy giờ mùa đông sắp sửa đến, mùa đông ác nghiệp và rét mướt của Nam bán cầu.
Đã đếnn lúc Ma – gien- lan hiểu rằng nếu cứ tiếp tục cuộc hành trình thì thật là điên rồ, vì tất cả sẽ bị chìm đắm trong những cơn bão dữ dội thường hoành hành về mùa đông ở những khu vực đó. Năm thuyền đều bỏ neo trong một vịnh biển kín gió; đây là một trong những nơi sâu thẳm nhất của thế giới. Từng đợt sóng xám lạnh vỗ vào mạn thuyền. không có một bóng cây, không một ngọn cỏ trên bờ biển vắng tanh. Ngay cả những chim chóc, vì sợ mùa đông, đều lánh xa nơi buồn tẻ và vắng vẻ này. Tất cả thuỷ chung đều sầu não vì đô đốc Ma – gien- lan ra lệnh giảm khẩu phần: ông sợ thiếu lương thực để tiếp tục cuộc du hành.
Những thuyền trưởng xấu bụng liền lợi dụng tâm trạng đó của các thuỷ thủ và xúi dục họ nổi loạn. Ma – gien- lan đã dẹp yên cuộc nổi loạn ấy và nghiêm trị những kẻ cầm đầu. Không còn ai dám công khai chống cự ông nữa, nhưng mối căm thù của những sĩ quan Tây Ban Nha lại càng ngấm ngầm và tăng lên.
Sau 5 tháng trời nặng nề tránh rét, hạm đội lại tiếp tục tiến về phương Nam để đi tìm eo biển bí mật. Lúc ấy đã vào cuối mùa đông, nhưng những tai hoạ vẫn chưa hết. Thuyền xan-ti-a-gô là chiếc thuyền đi nhanh nhất đã bị đắm trong khi đi trinh sát. Một cơn bão đã xô mạnh thuyền vào bờ biển và đánh nó vỡ tung. Nhưng tất cả mọi người trên thuyền đều thoát nạn và được phân phối sang các thuyền còn lại.
Nhưng cuối sung ngày thắng lợi mà mọi người mong chờ đã đến, họ đã tìm thấy phía sau mũi đất cao có một vịnh ảm đạm ăn sau trong lục địa với nước đen xẩm và sóng dữ dội.
Ta có thể hình dung được nổi sung sướng của Ma – gien- lan lúc bấy giờ. Không phải vô ích mà ông đã vượt bao khó khăn, chịu đựng bao thiếu thốn… điều dự đoán của ông đã được xác minh, eo biển có thật và ông đã tìm thấy nó.
Về sau, eo biển đó mang tên Ma – gien- lan để tưởng nhớ đến nhà đi biển nổi tiếng. Bạn có thể tìm thấy tên eo biển đó trên bản đồ Nam Mỹ.
Bốn chiếc thuyền còn lại hết sức thận trọng và chậm rãi tiếp tục cuộc hành trình.
Hạm đội Ma – gien- lan phải mất một tháng mới vượt qua eo biển vừa tìm thấy. và cuối cùng “cửa mở” vào một đại dương mới, mà người châu Âu chưa biết đã hiện ra trước mắt. Niềm vui sướng rất lớn đến nổi làm cho Ma – gien- lan vốn bản tính nghiêm nghị cũng không cầm được nước mắt.
Bây giờ cần phải mau chóng đi về hướng tây, tới những “quần đảo hương liệu”.
Nhưng khi sắp sửa thành công, nhà thám hiểm dũng cảm lại bị thêm một tại hoạ mới: một mưa phản suýt làm thất bại tất cả công cuộc của ông. Người thuyền phó thuyền Xan An-ni- ô đã xúi dục thuỷ thủ nổi loạn và bí mật đưa thuyền quay về Tây Ban Nha.
Kẻ phản bội đã làm cho Ma – gien- lan bị tổn thất nặng: thuyền Xan An-tô-ni-ô đã mang đi phần lớn dự trữ lương thực và loại lượng thực tốt, vì thuyền Xan An-tô-ni-ô có trọng tải lớn nhất nên đô đốc để trong đó lương thực dự trữ lúc trở về.
Ông chỉ còn có ba chiếc thuyền buồm và rất ít lương thực. Nhưng ông đã quả quyết rằng:
Chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình, dù phải ăn những miếng da bọc những trang bị trong thuyền!
Ngày 28/10/1520 hạm đội tiến vào vùng mênh mông của Thái Bình Dương mà chưa một thuyền của người châu Âu nào vượt qua.
Nếu Ma – gien- lan có thể biết trước được những khoảng cách rộng lớn mà ông phải vượt qua với những chiếc thuyền cũ và hư hỏng, có những cột buồm lung lay và những cánh buồm rách thì chưa chắc ông đã dám phiêu lưu mà thực hiện một cuộc du hành nguy hiểm như vậy. Nhưng ông không biết gì hết về điều đó.
Trước chuyến đi của Ma – gien- lan, người ta không ngờ rằng Trái đất lại to lớn như thế. Bởi vậy, đô đốc đã tưởng rằng muốn đi đến quần đảo Mô-luy-cơ chỉ vượt 3 hay 4 nghìn km. Nhưng sự thực là khoảng 18 nghìn km.
Đại dương mới đã đón tiếp những nhà du hành vào lúc thời tiết rất êm dịu: trời trong vắt không một đám mây, mặt trời ấm áp sưởi những thuỷ thủ đã bị giá rét trong một mùa đông dài, từng cơn gió nhẹ đẩy thuyền đi về phương tây. Vì thế, Ma – gien- lan đặt tên cho đại dương mới là Thái Bình Dương.
Nhưng sau này người ta mới rõ là đại dương này không luôn luôn trung thành với tên đó. Do diện tích mênh mông của nó, nên người ta đã đặt cho nó một tên khác. Vì thế, trên các bản đồ địa lí của một số nước nó thường có hai tên: Đại Dương Lớn hay Thái Bình Dương.
Máy tuần trôi qua, rồi một tháng, và một tháng nữa, nhưng trước mặt 3 chiếc thuyền buồm nhỏ, lúc nào cũng chỉ thấy đại dương mênh mông hùng vĩ.
Trên thuyền cảnh thiếu đói đã đến. Bấy giờ người ta mới biết rằng trong khi chuẩn bị cuộc du hành, nhưng kẻ thù của Ma – gien- lan đã đánh tráo mất nhiều hòm lương thực, đáng lý là bánh khô họ lại nhét đồ thối và hỏng vào. Khốn khổ thêm nữa là nạn chuột phá các hòm lương thực. Các thuỷ thủ bèn tổ chức những buổi săn chuột quyết liệt, và mỗi lần bắt được chuột lại là những bữa ăn tươi ngon lành.
Rượu vang dự trữ hết đã lâu, nước ngọt trong các thùng đã bị hỏng, mùi vị ghê tởm đến nổi mỗi lần uống người ta phải bịt mũi.
Rồi cuối cùng đã đến ngày mà nỗi linh cảm sầu thảm của Ma – gien- lan đã thành sự thực: những người đi biển đã phải ăn những miếng da bọc các trang bị trong thuyền. Để làm cho da mền, các thuỷ thủ phai ngâm nó mấy ngày trong nước biển rồi cắt nhỏ, nướng vào lửa rồi nuốt chững vì không thể nào nhai được. Mọi người đều bị đau ghê gớm trong dạ dày.
Tháng thứ ba trong cuộc du hành sắp hết, nhiều thuỷ thủ chết đói. Người chết phải vất xuống biển, biến thành mồi cho đàn cá mập hấu đói.
Mọi người đều khiếp sợ, họ linh cảm là mình sẽ chết ở nơi mênh mông vô tận này và không bao giờ còn thấy đất liền nữa.
Nhưng Ma – gien- lan hiểu rằng quay trở lại là điều không thể được, sớm hay muộn thế nào cũng đến được một hòn đảo nào đấy, còn quay trở lại thì không đủ sức và lương thực nữa.
Họ phải mất đến ba tháng trong cuộc du hành ghê sợ này mới trông thấy được đất, hay nói cho đúng là một dãy núi đá trơ trụi và sầu thảm, không có một giọt nước, một ngọn cỏ. Tuy vậy, các thuỷ thủ lại thấy phấn khởi: đại dương mênh mông đã hết và có thể sắp sửa sẽ thấy những hòn đảo, ở đó có nước ngọt và lương thực. Thật vậy, chẳng bao lâu điều chờ đợi của họ đã đến.
Ngày 6/3/1521, các thuỷ thủ đã tìm ra một hòn đảo. Thật là một kỳ quan: đảo có nhiều cây dừa và suối nước ngọt, thứ nước trong và mát mà họ đã khao khát từ lâu. Trên đảo có người ở và gia súc. Thế là có thể được ăn thịt tươi. Những đau khổ dài dẳng của họ đã chấm dứt.
Lúc này, người ta có thể hy vọng rằng tất cả tài họa của cuộc thám hiểm đã chấm dứt, ba chiếc thuyền còn lại sẽ đi từ đảo này đến đảo kia một cách yên lặng, thanh bình và về đến châu Âu, đến nước nhà trong thắng lợi vinh quang.
Nhưng không, sự việc đã không như vậy! Ma – gien- lan và các bạn đồng hành lại tự chuốt lấy thêm biết bao tai hoạ. Nhưng tai họa ấy không phải do thiên nhiên, mà do lòng hám lợi và tính hiếu xâm lăng của các thuỷ thủ.
Ma – gien- lan can thiệp vào những cuộc xích mích giữa các trù trưởng các bộ lạc nhỏ ở dãi Phi-lip-pin. Với một nhóm 60 người có mang áo giáp và khí giới, Ma – gien- lan đã tấn công 1000 thổ dân đảo Man-tan chỉ có cung tên và giáo mác. Ma – gien- lan đã chết tại đây.
Như vậy đã kết liễu cuộc đời của nhà đi biển nổi tiếng không hoàn thành được sự nghiệp của mình.
Sau cái chết của Ma – gien- lan và nhiều bạn đồng hành, các thuyền Tây Ban Nha còn đi lang thang trong một thời gian dài nữa giữa các hòn đảo nằm rải rác trong vùng biển từ châu Á đến châu Úc. Họ chỉ còn lại hai chiếc thuyền là Vích- to- ri- a và Tri- ni- đát. Còn chiếc thuyền Côn- xép-xi- ôn bị hư hỏng nhiều, phải đốt đi để khỏi rơi vào tay các thổ dân.
Nhưng rồi thuyền Tri-ni-đát cũng bị hư hỏng nhiều, không thể đương đầu với sóng biển để đến châu Âu được. Người ta quyết định đổ lại để sửa chữa, chỉ còn một mình thuyền Vích-to-ri-a với 47 thuỷ thủ trở về dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Xê-ba-chiên đen Ca-nô là một trong những thuỷ thủ giỏi nhất trong bọn còn lại .
Chiếc Tri-ni-át sau đó không trở về được Tây Ban Nha. Sau những chuyến đi dài trong các quần đảo, thuyền bị đắm, các thuỷ thủ đều bị chết, trừ bốn người sống sót trở về quê hương. Còn chiếc Vích – to –ri-a đầy đủ lương thực và nước uống đã lên đường về châu Âu.
Đoạn đường này thật ghê sợ, lương thực bị hư hỏng, nước uống bị thối…
Trên thuyền đã mang được 26 tấn hương liệu, đó là một giá trị rất lớn vào thời bấy giờ. Người Tây Ban Nhan có dược những hương liệu đó là nhờ họ trao đổi với dân thổ cư trong những quần đảo thuộc biển Đông; nhưng hương liệu chỉ dung để làm gia vị cho thức ăn, mà thức ăn thì họ lại không có.
Chiếc Vích – to- ri- a đã cập bến Xê-vi vào ngày 8/9/1522. Chỉ có 18 thuỷ thủ đứng trên mạn thuyền, dưới lá cờ Tây Ban Nha bay phất phới. Cuộc du hành vòng qunh thế giới đầu tiên đã kéo dài trong 3 năm kém 12 ngày.
Tuy nhiên, những người lái buôn Tây Ban Nha lấy làm thoả mãn, 26 tấn hương liệu được bù lại rộng rãi tất cả phí tổn của cuộc thám hiểm, kể cả tiền mua các thuyền.
Thật ra đã có 160 sĩ quan và thuỷ thủ bị chết trong cuộc thám hiểm đó, nhưng điều đó không làm cho họ ưu phiền: tính mệnh con người đối với họ không đáng giá một đồng xu!
Cuộc thám hiểm nổi danh của Ma – gien- lan đã kết thúc như vậy.
Lần đầu tiên người ta có thể chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng Trái đất là một quả cầu và ta có thể đi vòng quanh được.
Ngày nay ta khó mà hình dung được phát triển vĩ đại đó đã gây ấn tượng kinh ngạc lớn lao như thế nào đối với các người đồng thời của Ma – gien- lan.
Hãy nhìn trên bản đồ thế giới, trước Cô-lôm-bô người châu Âu chưa biết có một lục địa châu Mỹ khổng lồ; trước Ma – gien- lan họ không có quan niệm gì về khoảng rộng của Thái Bình Dương. Họ đã hình dung Trái đất như người ta đã quan niệm cách đây 450 năm, trước những phát kiến phi thường của Cô-lôm-bô và Ma – gien- lan.
Hãy xác định vị trí các cuộc phát kiến địa lý lớn và lập bảng thống kê
Giúp mink vs nk mk cần gấp @
Cuộc phát kiến lớn ở đâu? | Của ai? |
1. Cực nam châu Phi | Dia-xơ |
2. Tây nam Ấn Độ | Va xcô đơ Ga-ma |
3. Tìm ra Châu Mĩ | C.Cô-lôm-bô |
4. Vòng quanh trái đất | Ma-gien-lan |
Các nhà hàng hải | Thời gian | Kết quả |
B. Đi-a-xơ | 1487 | đến điểm cực nam châu Phi |
Va-xcô đơ Ga-ma | 1498 | cập bến ở tây nam Ấn Độ |
C. Cô-lôm-bô | 1492 | tìm ra châu Mĩ |
Ph. Ma-gien-lan | 1519-1522 | đi vòng quanh Trái Đất |
1 quý tộc và tư sẵn châu âu đã làm cách nào để có đc tiền vốn vs đội ngũ công nhân làm thuê?
2. giai cấp tư sản và vô sản đã đc hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu âu?
3. cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu âu
4. quan hệ sản xuất tử bản chủ nghĩa ở châu âu được hình thành như thế nào
1. Quý tộc và tư sản châu Âu để có được tiền vốn với đội ngũ công nhân làm thuê là:
+ Vốn: Cướp bóc thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen đi bán, cướp ruộng đất từ nông nô,...
+ Nhân công:
- Dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa khiến họ không có ruộng đất và phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản.
- Bắt người da đen ở châu Phi.
2. - Giai cấp tư sản được hình thành từ lãnh chúa và quý tộc.
- Giai cấp vô sản được hình thành từ nông nô.
3. Cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến xã hội châu Âu là:
+ Tích cực: góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
+ Tiêu cực: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
4. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành là: Khi xã hội phong kiến suy yếu thì các quý tộc và thương nhân đã cướp bóc của các nước thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen và cướp ruộng đất của nông nô để có nguồn vốn và nhân công. Từ đó xã hội phân hóa thành tư sản và vô sản, xã hội chủ nghĩa tư bản hình thành.
1.
Để có được vốn, quý tộc và tư sản đã ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về Châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.
Để có được đội ngũ nhân công làm thuê, quý tộc và tư sản đã dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng cày cấy trở thành người đi lang thang, cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.
Buôn bán nô lệ da Đen từ châu Phi qua châu Mĩ và châu Âu
Cướp biển
2 .
Giai cấp tư sản được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có trong xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Giai cấp vô sản được hình thành từ những người công nhân làm thuê bị bóc lột đến kiệt quệ.
3.
Các cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân Châu Âu chủ yếu hướng sang Ấn Độ và các nước phương Đông.
Các cuộc phát kiến địa lí đó đã trở thành một cuộc cách mạng trong giao thông và trí thức. Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô tận. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển cũng như làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Châu Âu.
4.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành:
Vốn: Nhờ cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản. Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.Tiểu sử B.Đi - a -xơ , Va -xcô đơ Ga-ma , C.Cô -lôm -bô , Ph.ma -gien -lan
=> Xl mk đang cần gấp !!!
GIÚP MÌNH BÀI NÀY NHA
Câu 1:Bộ mặt kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển nhanh chóng xuất hiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, hải cảng, tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Tính chất thương nghiệp thay đổi theo sự mở rộng phạm vi buôn bán quốc tế. Kinh tế phát triển và thị trường mở rộng đã làm gia tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bán và trao đổi, tiêu biểu là thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,.. Tạo nên cuộc “ c/m giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu Âu ngày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời có cũng là nhân tố kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời CNTB. Có những cống hiến quan trong cho sự phát triển của khoa học. Đã đóng góp thêm những hiểu biết về kiến thức địa lý, kỷ luật, kinh nghiệm hàng hải. Mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển nghiên cứu nhiều bộ môn khoa học như: dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học, địa chất học, nhan chủng học,… Bên cạnh những tác động tích cực nói trên các cuộc phát kiến địa lý cũng để lại không ít hậu quả cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau không ngừng khắc phục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.
Kể tên một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt nam
Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam:
- Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình).
- Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định).
- Nhà thờ Phủ Cam (Thừa Thiên Huế).
- Nhà thờ Chánh toà Đà Nẵng.
- Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh).
Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt nam là :
1 Nhà Thờ lớn Hà Nội. Có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, NT lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước NT có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
2. Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình. Quần thể NT Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó NT Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên NT Phát Diệm còn được gọi là NT Đá). Nét độc đáo của quần thể NT này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún.
3. Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định. Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, NT này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12-1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu.
4. Nhà thờ Phủ Cam - Thừa Thiên Huế. Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5 - 2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng NT chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng NT rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông.
5. Nhà thờ chính tòa Nha Trang. NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
6. Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng. Nằm trên đường Trần Phú, NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
7. Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo NT Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những NT công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những NT đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”.
.8. Nhà thờ La Vang - Quảng Trị.
9. Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam.
10 . Nhà thờ đá Sapa. Ngoài ra, những ngôi NT “nổi tiếng thiên hạ” như NT Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), NT Phanxico Xavie (Cha Tam - Q.5, TPHCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)…
11. Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương - Thái Bình.
12 . Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt.
13. Nhà thờ Du Sinh - Đà Lạt.
14 . Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu.
15. Nhà thờ Đức Bà - TX Lagi, Bình Thuận.
1_ nhà thờ Chánh Tòa Thái Bình( Thái Bình)
2_ nhà thờ Tân Định ( thành phố Hồ Chí Minh)
3_ nhà thờ Đức Bà ( thành phố Hồ Chí Minh)
4_ nhà thờ phủ cam ( Huế )
5_ nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang ( Khánh Hòa )
6_ nhà thờ Tân Hóa ( Bảo Lộc- Lâm Đồng)
7_ nhà thờ đá Phát Diệm ( Ninh Bình )
8_ nhà thờ gỗ Kon Tum ( kon tum )
9_ Nhà thờ Lớn ( Hà Nội )