Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Cho VD
Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Cho VD
Thời tiết là trạng thái của bầu khí khí quyển tại một địa điểm trong một thười gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khi quyển, gió, độ ẩm không khí và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc… Thời tiết luôn thay đổi. Ví dụ, trời có thể mưa hàng tiếng lin và sau đó lại hửng nắng.
KHÍ HẬUKhí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Vì vậy bạn có thể nói khí hậu miền Bắc, khí hậu miền Nam, hoặc cũng có thể là khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa…
VD: Thời tiết hôm nay lạnh quá... nhưng bạn không thể nói khí hậu hôm nay lạnh quá...
Tick cho mình với nhé!
Chúc Thư Nguyễn Nguyễn học tốt!
- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..
- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá..
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn
Khí hậu là tình hình lặp lại của các kiểu thời tiết riêng biệ của 1 địa phương trong thời gian dài
Có mấy đới khí hậu. Việt Nam nằm ở đới nào.Nêu tác dụng của 2 đới đó
Có 5 đới khí hậu:2Hàn đới,2 đới ôn hòa,nhiệt đới
5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)
Việt Nam nằm trong đới nóng
Có 5 đới khí hậu(1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới)
VIệt nam nằm ở nhiệt đới
Trong bài thơ " Lượm" , nhà thơ Tố Hữu đã viết:
" Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
.................................
Lượm ơi còn không?"
Nêu cảm nhận của em về bài thơ trên.
Văn học là con thuyền cảm xúc. Sở dĩ chúng ta đọc văn là để tận hưởng cảm xúc mà những dòng chữ câu thơ kia mang lại. Mỗi dòng văn, mỗi nhà thơ đều mang lại một cảm xúc riêng như tôi thích nhất là nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Và tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ trong bài Lượm ông viết:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Một cái chết bất ngờ và đột ngột, gợi cho tác giả lẫn chúng ta sự xót thương vô bờ . Ở những câu thơ trên là hình ảnh vui tươi, nhí nhảnh và đầy hồn nhiên của chú bé liên lạc làm chúng ta phấn khích, vui vẻ bao nhiêu thì hình ảnh Lượm hi sinh lại làm chúng ta xúc động và có phần hụt hẫm bấy nhiêu . Xót xa như chính hai tiếng "thôi rồi!" mà Tố Hữu đã thốt lên.
Nhưng sự ra đi của Lượm lại vô cùng thanh thản. Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản và hồn nhiên ở con người em.Tố Hữu quả là quá thơ mộng khi đã vẽ ra một bức tranh về sự ra đi đột ngột của Lượm.
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông"
Cảm giác sự ra đi của Lượm thật êm đềm. "nằm" trên lúa, không phải ngã , "lúa" chứa không phải mặt đất cằn cỗi, "tay nắm chặt bông". Một sự thanh thản đến lạ kì. Và còn tuyệt diệu hơn :
"Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Mùi "sữa" ngọt ngào như chính sự ra đi của em. Cảm giác chua xót được nguôi ngoai phần nào. "Hồn bay giữa đồng", hồn của Lượm đang bay thật nhẹ nhàng cũng giống như hình ảnh nhí nhảnh khi em đang sống, giấc mơ cách mạng vẫn đang bay không ngừng dù em đã ngã xuống. Sự ra đi của Lượm tưởng chừng rất chua xót đã được Tố Hữu làm dịu lại, ngọt ngào và lắng đọng, làm ta yêu thêm về tâm hồn của chú bé Lượm can trường, bất khuất, hồn nhiên.
Linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. Sự hi sinh cho tổ quốc của Lượm thật cao đẹp. Một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Một tình yêu ! Một trái tim! Một tâm hồn của một chú bé tưởng chừng chỉ sống trong thơ ca nhưng lại mang cho chúng ta những cảm xúc dạt dào, day dứt. Cái cách mà chú bé Lượm đang sống thật đáng yêu biết chừng nào!
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé.
Cho biết sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
-Thời tiết biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.
-Khí hậu là dạng thời tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời thời gian dài
thời tiết là hiện tượng khí tượng (như: nắng, mưa, gió, mây)ở một địa phương trong thời gian ngắn.
khí hậu là sự lặp lại của hiện tượng khí tượng trong nhiều năm.
những thay đổi bất thường hiện nay về thời tiết và khí hậu trên Trái đất gây nên nhữg hậu quả j
làm cho ko khí khí hậu của các nơi giảm đột ngột ko phù hợp với điều kiện kinh tế ở nơi đó, làm thay đổi cách sản xuất nông nghiệp ko phù hợp với cây trồng hiện tại
tại sao càng lên cao nhyieetj độ ko khí càng giảm?
Trái Đất được bao quanh bởi một lớp khí quyển dày đặt có tác dụng bảo vệ trái đất khỏi các tia gây hại, lớp khí quyển này hoạt động như một màn lọc, giúp lớp không khí gần mặt đất sạch hơn .Nhưng cần biết thêm là không khí được chia thành 3 lớp, lớp khí gần mặt đất và lớp khí quyển dày nhất, lớp khí ở giữa mỏng hơn. Ánh sáng mặt trời mang nhiệt, vì thế khi truyền tới trái đất cũng sẽ mang theo nhiệt. Ở tầng khí quyển, do lớp khí dày, ngoài việc cản các tia sáng nguy hiểm, thì nó cũng giữ lại một phần nhiệt lượng cua các ánh sáng này, các chùm sáng còn lại tiếp tục đi vào trái đất Khi đó nhiệt lượng truyền xuống mặt đất bị bức xạ trở lại vào không khí, do lớp khí dày nên nhiệt bị giữ lại khiến cho nhiệt độ tăng cao. Vì thế khi lên cao, lớp khí mỏng, giữ nhiệt ít nên cảm thấy mát lạnh hơn.
đơn giản vì càng lên cao mật độ phân tử khí càng ít=>không khí loãng=>ít hấp thụ đc nhiệt tỏa ra từ trái đất và nếu là ban ngày thì ít hấp thụ đc sức nóng ánh sáng mặt trời
Cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6 độ C
so sanh thoi tiet va khi hau
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn
Khí hậu là tình hình lặp lại của các kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong thời gian dài.
Thời tiết là hiện tượng, khí tương ( mây, mưa, nắng...) xảy ra trong 1 thời gian ngắn, ở 1 địa phương .Luôn thay đổi
Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của thời tiết trong 1 thời gian dài, ở 1 địa phương. Khí hậu mang tính quy luật.
1.
a. Con số chỉ thời tiết của thủ đô HN và TP. HCM có ý nghĩa gì? Cách tính?
b. Thủ đô HN, TP. HCM ở vĩ độ mấy? Vì sao nhiệt độ TB của thủ đô HN bé hơn TP. HCM?
1. b. Thủ đô HN, TP. HCM ở vĩ độ mấy? Vì sao nhiệt độ TB của thủ đô HN bé hơn TP. HCM?
-Thủ đô Hà Nội ở vĩ độ 20. TP.HCM ở vĩ độ 10.
- Vì Thủ đô Hà Nội nằm ở vĩ độ cao hơn của TP.HCM và Hà Nội nằm gần cực Bắc Hơn nên nhiệt độ của thủ đô Hà Nội bé hơn TP.HCM.
Thế nào là nhiệt độ không khí. độ ẩm không khí.cho ví dụ
- Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh hay bình thường trong môi trường không khí.
- Độ ẩm không khí là một đại lượng xác định lượng hơi nước có trong một thể tích khí xác định.
- Ví dụ:
+ Nhiệt độ không khí là: 26oC; 18oC; 23oC; ...
+ Độ ẩm không khí là: 31%; 18%; 72%; ...
Nhiệt độ không khí: là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ.
Ví dụ: 30oC, 36oC, 25oC,.......
Độ ẩm không khí: là trong không khí có chứa hơi nước.
Ví dụ: 15%, 4%, 65%,...........
Vì sao không khí có độ ẩm???
Mình đang rất gấp ,giúp mình nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Thành phần không khí gồm: 78% Nitơ, 21%Oxi, 1% hơi nước và các khí khác. Do trong không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm
- Thành phần không khí : 78% Nitơ, 21% Oxi, 1% hơi nước.
trong không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định -> có độ ẩm.
- Không khí bão hoà, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối không khí lạnh thì lượng nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra sương, mây, mưa.
- Thành phần không khí : 78% Nitơ, 21% Oxi, 1% hơi nước.
trong không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định -> có độ ẩm.
- Không khí bão hoà, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối không khí lạnh thì lượng nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra sương, mây, mưa.