Ông A ăn cắp tiền của ông B . Em hãy cho biết ông B có quyền tố cáo hay khiếu nại ông A.
Ông A ăn cắp tiền của ông B . Em hãy cho biết ông B có quyền tố cáo hay khiếu nại ông A.
Câu 1: Nam học lớp 8, cha mẹ mua cho chiếc xe đạp, nhưng vì muốn xe đạp thể thao nên Nam đã đổi cho bạn. Theo em, Nam có quyền tự ý đổi xe hay không?Vì sao? Muốn đổi xe Nam phải làm gì?
Câu 2: Em hãy phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo? Cho ví dụ một trường hợp về khiếu nại, một trường hợp về tố cáo?
Câu 3: Nêu 4 trường hợp khiếu nại 4, trường hợp tố cáo mà em biết?
Câu 4: An và Bình là đôi bạn thân, có lần An mượn tiền bình ăn quà nhưng Bình không cho. Từ đó An đâm ra ghét Bình, nhân ngày sinh hoạt lớp An nói với Giáo viên chủ nhiệm rằng: " bạn Bình thường xuyên ăn quà trong lớp và mất trật tự". Theo em, hành vi của An đúng hay sai? Vì sao
C1: Nam k có quyền đổi xe vì đó là chiếc xe của bố mẹ Nam, hơn nữa Nam mới lớp 8, tuổi còn quá nhỏ, Nam chỉ có quyền sử dụng chiếc xe. Muốn đổi xe Nam phải hỏi bm để bm đưa ra quyết định.
Tìm 1 số ca dao nói về tôn trọng tài sản của người khác
Một số câu ca dao nói về tôn trọng tài sản của người khác :
- Vay thì trả , chạm thì đền
- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham ...
- Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở ngay cho thật , giàu sang mới bền
- Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau
- Của người nhọc đổ mồ hôi
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta .
Cô Nga muốn mua 1 đĩa nhạc thiếu nhi cho con tại cửa hàng sách của Nhà nước. Khi đem về sử dụng, cô phát hiện nhân viên cửa hàng đã đưa nhầm cho cô 1 cuốn băng có nội dung không lành mạnh. Theo em cô Nga nên thực hiện quyền khiếu nại hay tố cáo? Tới cơ quan nào? Nếu người quản lí cửa hàng đềnghị đổi lại cuốn băng khác cho cô và monh cô bỏ qua sự việc này để tránh phiền phức thì đó có phải là cách giải quyết ổn thỏa nhất không? Vì sao?
Cô Nga nên sử dụng quyền tố cáo để tố cáo hành vi tàng trữ băng, đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng sách nói trên.
Nếu người bán hàng đề nghị đổi cuốn băng khác để tránh phiền phức thì cô Nga không nên bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của cửa hàng nói trên. Vì hành vi xấu vẫn không bị tố giác có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều người khác, nhất là trẻ em khi xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng.
bây giờ các bạn lo ôn thi rồi
k giải giúp cho mấy bn đc đâu
Cô Nga nên sử dụng quyền tố cáo để tố cáo hành vi tàng trữ băng, đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng sách nói trên.
Nếu người bán hàng đề nghị đổi cuốn băng khác để tránh phiền phức thì cô Nga không nên bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của cửa hàng nói trên. Vì hành vi xấu vẫn không bị tố giác có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều người khác, nhất là trẻ em khi xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng.
1. 1 người bạn rủ em vào 1 quán chơi điện tử ăn tiền, em sẽ làm gì? Theo em TNXH gây hậu quả như thế nào đối với con người, gia đình và xã hội?
2. Chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra tiệm cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe, nhưng chiếc xe của chị đã bị ông Hiền-hàng xóm ông chủ tiệm cầm đồ- mượn sử dụng làm gãy khung xe. Theo em chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hư ko? Ai sẽ là người bồi thường cho chị Hoa? Vì sao?
1.Hãy so sánh quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân
2.Điều gì xảy ra nếu xã hội không có pháp luật
1.
- Giống :
+Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân.
+Đều là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
+Đều là phương tiện để công dân tham gia quane lí nhà nước, quản lí xã hội.
-Khác :
+Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại.
+Người tố cáo là mọi công dân.
+Tố cáo mọi hành vi xâm phạm
Câu 1:
* Giống nhau:
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
– Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
– Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
– Mục đích:
+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Câu 2:
Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, cuộc sống của con người không được đảm bảo an toàn.
Ví dụ : Nếu không có pháp luật về giao thông đường bộ thì mạnh ai người ấy đi, sẽ hỗn loạn trên đường giao thông, rất nguy hiểm.
Không có kỉ luật thì mọi hoạt động của tập thể sẽ mất trật tự, không thể thực hiện được nhiệm vụ chung. Ví dụ : Kỉ luật trong trường học.
TÌNH HUỐNG : Bác Tam là người tàn tật nhưng phòng thuế của phường lại định mức đóng thuế cho cửa hàng bán vật liệ u xâ y dựng của bác bằng mức thuế của những người bình thuờng khác.Nghe chuyện đó, bác Bình nói: “ Tôi được biết, người tàn tật là đối tượng được xét miễ n giảm thuế đấy. Bác là m đơn khiế u n ại đi.” T h e o e m, b á c B ì n h khuyên bác Tam là đúng ay sai? Vì sao ?
Gia đình Lan nhận được thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình thuộc diện đền bù? gia đình Nam phải sử dụng quyền gì để lấy lại sự công bằng?
Trẻ em có quyền khiếu nại, tố cáo không? Vì sao?
có vì đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân mà trẻ em để ở đâu thì sẽ là công dân nước đó từ lúc bắt đầu sinh,đổi hướng hưởng mọi quyền lợi như công dân bình thường
- Trẻ em có quyền tố cáo vì đó là quyền và nghĩ vụ của người dân cũng như trẻ em, trẻ emlucs mới sinh đều có thể hưởng quyền tố cáo như mọi ng dân
- Tick mình nha, chúc bạn học tốt
Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc.
a) Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
b) Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?
a) Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình chị A có quyền đi kiện họ vì: "Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”
b) khi thực hiện cần chú ý :
Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân theo pháp luật.
Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.