Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phạm tuấn anh
Xem chi tiết
kokokolo
Xem chi tiết
Bùi Hoa
Xem chi tiết
nguyễn hà ngọc hân
Xem chi tiết
Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 10 2018 lúc 15:12

- Các vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...

- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).

- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

Bình luận (0)
Hai Pham
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 23:38

- Vùng có đặc diểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:

+ Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc

+ Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông
Hồng đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi
cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô
thị.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm
riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

+ Đông Bắc: có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí
hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và có thế mạnh kinh tế là khai thác khoáng sản; trồng cây công
nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển.

+ Tây Bắc: có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn và
có thế mạnh kinh tế là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

- Các tài nguyên :

+ Tài nguyên nước: (gồm nguồn nước và thuỷ năng ) tập trung chủ yếu ở Tây Bắc (sông
Đà ).

+ Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc: Than, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit

+ Tài nguyên biển: gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ

+ Tài nguyên du lịch: khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn

+ Tài nguyên rừng: có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do
việc chặt phá bừa bãi .

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 10 2018 lúc 23:45

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.

Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm cho mọi du khách.

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kaxto thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng).

Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc…

Đặc biệt, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất có ý nghĩa về lịch sử cội nguồn. Nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang, Di tích lịch sử Điện Biên Phủ… đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 6:38

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.

Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm cho mọi du khách.

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kaxto thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng).

Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc…

Đặc biệt, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất có ý nghĩa về lịch sử cội nguồn. Nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang, Di tích lịch sử Điện Biên Phủ… đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Minh
Xem chi tiết
Lê Nhất Duyên
Xem chi tiết
pham thi thuy trang
Xem chi tiết