Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Dung
30 tháng 12 2020 lúc 12:49

- Ngô Quyền: 

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.

Bình luận (0)
Phương Dung
30 tháng 12 2020 lúc 12:50

Trách nhiệm:

- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

Bình luận (0)
ミ★ΉảI ĐăПG 7.12★彡
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
30 tháng 12 2020 lúc 7:19

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

 

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

 

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...

Chúc bạn hc tốt !

Bình luận (0)
Kiula
Xem chi tiết
Lí Võ Thị
29 tháng 12 2020 lúc 20:37

tuy cải cách có nhiều tiến bộ nhưng với tình hình của nc ta hiện giờ thì khó mà thực hiện đc nên đã gây nên nc ta lúc bấy giờ đã khủng hoảng rồi lại càng thêm khủng hoảng hơn nữa .

mik lm theo cô dạy đó tik cho mik nha

Bình luận (0)
Eremika4rever
29 tháng 12 2020 lúc 20:37

Tư tưởng và công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã tấn công mạnh mẽ vào toàn bộ cở sở chính trị, kinh tế, xã hội đang trong khủng hoảng của nhà Trần. Song, chừng ấy là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lịch sử, cải cách thất bại. Nguyên nhân là ở chỗ: Tư tưởng, cách thức tiến hành cải cách của Hồ Quý Ly có những điểm chưa hợp lý; công cuộc cải cách mới diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn thì đất nước phải chịu cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động nên chưa có được những thành tựu cần thiết minh chứng cho sự tiến bộ của mình; những hạn chế của cải cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triều Hồ đã không thể tập hợp, huy động được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp chống giặc Minh xâm lược.

Bình luận (0)
Cherry
29 tháng 12 2020 lúc 20:43

- Hồ Qúy Ly thực hiện cuộc cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Ông là một người cải cách có tài là một người yêu nước thiết tha.

- Cải cách Hồ Qúy Ly góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc nhà Trần tăng nguồn thu cho đất nước.

- Cải cách văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ, hạn chế một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được nhu cầu cất thiết của nhân dân. 

Bình luận (1)
yến bùi
Xem chi tiết
*•.¸♥ Trùm trường..❄. mẫ...
27 tháng 12 2020 lúc 21:55

Ý nghĩa :Ý nghĩa : Chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc ,lịch sử ,tư tưởng ,văn hóa của dân tộc Đại Việt từ thời Lý đến đời Lê trải qua 5 thế kỉ ..Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành người chép sử ,biến cái chủ quan thành cái khách quan ,biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó .Bề nỗi của lời văn là sự nghiêm khắc răn dạy ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người : Nhân nghĩa .

Bình luận (0)
yến bùi
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:41
Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
Bình luận (0)
Phương Thúy
27 tháng 12 2020 lúc 21:41

Ngô Quyền xưng Vương có ý nghĩa: chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền dân tộc.

Bình luận (0)
Jack Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
24 tháng 12 2020 lúc 22:22

* Thủ công nghiệp: rất phát triển.

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề khác nhau gồm tráng men, dệt, đóng thuyền.

 

Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần

Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần

 

 

-  Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, đặc biệt là nghề mộc, xây dựng, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

 

- Nhiều phường nghề thủ công được thành lập, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ được nâng cao.

* Thương nghiệp

-  Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, thu hút người buôn bán khắp các nơi.

-  Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh qua thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).

Bình luận (0)
Ha Anh le Hoang
Xem chi tiết
Ha Anh le Hoang
24 tháng 12 2020 lúc 20:53

HELP ME!!!!!!!!!!!!!

khocroi

Bình luận (1)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
24 tháng 12 2020 lúc 20:54

ý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất. 

1 like nha broha

Bình luận (2)
Quỳnh anh Nguyễn bùi
Xem chi tiết
mai thị ngọc yến
24 tháng 12 2020 lúc 20:41

thời trần là nông nghiệp đc nhà nc quan tâm

đẩy mạnh khai hoang,chú trọng thủy lợi,đắp đê,nạo vét kênh

thời lý:ruộng đất ban làng xã chia địa chủ,nông dân cày cấy và nộp thuế,đi lính ,lao địch.chú ý khai khẩn đất hoang,nạo vét kênh mương

 

Bình luận (0)
Huyen Nguyen
Xem chi tiết
Trần Ái Linh
21 tháng 12 2020 lúc 18:47

⇒ Chu Văn An.

Bình luận (1)
tiến đạt lê
21 tháng 12 2020 lúc 18:56

Chu Văn An

Bình luận (1)
Huynh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Mai Trang
19 tháng 10 2018 lúc 19:25

1/Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông Cổ đối với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

2/Hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là “lão quyền” trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.

3/

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

+ Tích cực trị thủy: đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngoài ra, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.

- Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

* Về chính trị:

- Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

- Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

* Về văn hóa:

- Thời Ăng-co đã góp phần xây dựng một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo của người Cam-pu-chia.

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình.



Bình luận (1)